Chọn lọc tập trung

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 59 - 153)

Trong chƣơng trình SGK Địa lí 10, THPT không phải bất cứ một bài học nào cũng có thể lồng ghép tích hợp nội dung bài học kiến thức BĐKH. Nguyên tắc này yêu cầu những phần, những chƣơng đã có sẵn trong môn học thì cần phải khai thác tối đa đảm bảo truyển tải nội dung một cách tối ƣu nhất. Làm nhƣ thế sẽ tập trung GDBĐKH vào một số điểm nút nhất định, gây đƣợc tác động mạnh mẽ, đồng thời tránh đƣợc trùng lặp.

2.1.1.2. Đảm bảo tính đặc trưng của môn học

Việc tích hợp nội dung GDBĐKH cần phải phù hợp với môn học, đảm bảo tính đặc trƣng và hệ thống của môn học tránh sự gƣợng ép làm phƣơng hại đến sự lĩnh hội kiến thức khoa học của bộ môn. Nói cách khác, đƣa nội dung GDBĐKH vào môn học để không làm cho bài học địa lí biến thành bài học “Biến đổi khí hậu” riêng biệt.

2.1.1.3. Không gây quá tải

Nguyên tắc này đòi hỏi không làm nặng nề thêm kiến thức môn học sẵn có. Về cơ bản không phải đƣa thêm một số kiến thức GDBĐKH vào nội dung sẵn có của bài học mà cần cấu tạo lại nội dung bài học để đƣa các kiến thức GDBĐKH vào bài học một cách tự nhiên.

Các nội dung GDBĐKH đƣa vào bài học phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS và các phƣơng pháp GDBĐKH cần phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc tự tiếp thu kiến thức tự học, tự nghiên cứu của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.1.4. Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm

thực tế và vận dụng cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với kiến thức BĐKH...

2.1.1.5. Nội dung giáo dục về BĐKH phải chú trọng đến các vấn đề thực tiễn,

gắn với địa phƣơng, đất nƣớc trên cơ sở đó hình thành các kỹ năng, phƣơng pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng chống thiên tai do BĐKH gây ra ở địa phƣơng, đất nƣớc phù hợp với lứa tuổi.

2.1.2. Các kiến thức về BĐKH trong chƣơng trình lớp 10

Giáo dục về BĐKH có thể đƣợc thực hiện qua nhiều phƣơng thức khác nhau. Tuy nhiên, giáo dục BĐKH qua môn Địa lí – THPT thì thực hiện bằng phƣơng pháp tích hợp là thích hợp nhất, tích hợp những nội dung liên quan vào môn học. Việc giáo dục BĐKH đƣợc triển khai ở ba mức độ.

Các mức độ tích hợp:

Mức độ toàn phần: tích hợp toàn phần nội dung BĐKH trùng phần lớn

hay hoàn toàn với nội dung bài học của bộ môn.

Mức độ bộ phận: tích hợp bộ phận, một đơn vị kiến thức của nội dung giáo

dục BĐKH đƣa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, đƣợc thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.

Mức độ liên hệ: mức độ liên hệ, bổ sung vấn đề BĐKH vào bài học sao

cho nội dung bài học và nội dung BĐKH có sự thống nhất, logic. Các kiến thức BĐKH không nêu rõ trong nội dung bài học, nhƣng dựa vào kiến thức bài học, GV có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục BĐKH vào bài giảng nhƣ khí thải công nghiệp, phá rừng gây lũ lụt, cháy rừng ở nơi có khí hậu nóng…

Mặt khác, nội dung GDBĐKH hƣớng tới những vấn đề mang tính thực tiễn cao. Vì vậy các kiến thức BĐKH đƣa vào bài phải phản ánh hiện trạng BĐKH nhất là ở địa phƣơng, để HS cảm thấy sâu sắc đối với họ, gia đình và cộng đồng của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các hoạt động của GV khi định hƣớng tổ chức quá trình dạy học tích hợp nội dung GDBĐKH, theo tôi sẽ bao gồm:

Thứ nhất: nghiên cứu chƣơng trình, SGK địa lí 10 để xây dựng mục tiêu

GDBĐKH, cho phép GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho toàn bộ chƣơng trình môn học, từng chƣơng cũng nhƣ từng bài học.

Thứ hai: xác định các nội dung GDBĐKH cần tích hợp. Căn cứ vào mối

liên hệ giữa kiến thức môn học và nội dung GDBĐKH, GV cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung BĐKH nào là hợp lí, thời lƣợng dành cho nó bao nhiêu là vừa đủ.

Thứ ba: lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học

phù hợp, ở đây trƣớc hết phải vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực.

Thứ tư: xây dựng tiến trình dạy học cụ thể, ở hoạt động này GV thiết kế cụ

thể các yêu cầu đối với HS, các hoạt động trợ giúp của GV đối với HS và phối hợp với các hoạt động đó để đạt đƣợc mục đích dạy học.

Nhƣ vậy, trên cơ sở phân tích và dựa vào nội dung chƣơng trình chúng tôi xác định đƣợc nội dung GDBĐKH khai thác chƣơng trình SGK địa lí 10 trong bảng sau:

Bảng 2.1. Các bài học có khả năng giáo dục kiến thức BĐKH cho HS.

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục BĐKH

Mức độ tích hợp 1 2 3 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Mục I: Cấu trúc của Trái Đất. Tập trung vào phần 1: Lớp vỏ Trái Đất. - Lớp vỏ Trái Đất đƣợc cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau, tạo nên môi trƣờng sống cho con ngƣời.

- Tuy nhiên môi trƣờng sống đó dƣới tác động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con ngƣời đang bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu.

Bài 9: (tiết 2): Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Mục 2: Quá trình bóc mòn (tập trung vào phần này vì nó là nguyên nhân để tạo nên các quá trình khác) làm thay đổi hình thái bề mặt TĐ.

Mục 3: Quá trình vận chuyển. Mục 4: Quá trình bồi tụ.

- Ngoại lực làm thay đổi bề mặt TĐ, gây thiên tai. - Hoạt động của con ngƣời cũng là một loại ngoại lực làm thay đổi bề mặt TĐ. Đặc biệt dƣới tác động xấu của con ngƣời thiên tai ngày càng xảy ra nhiều hơn. x Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên TĐ. Mục I: Khí quyển (tập trung khai thác ý b. Tầng bình lƣu ở trong phần 1- Cấu trúc của khí quyển vì ở tầng này có lớp ôzôn). Mục II, phần 2: Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên TĐ.

- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên TĐ, là lớp vỏ bảo vệ TĐ. - Sự nguy hiểm về việc suy thoái lớp ôzôn.

- Nhận biết một số tác hại do không khí bị ô nhiễm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông. Một số sông lớn trên TĐ. Mục II: Một số nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông.

- Thủy quyển có vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên TĐ, đặc biệt đối với con ngƣời. - Liên hệ thực tế để thấy đƣợc BĐKH làm thay đổi chế độ nƣớc sông. - Tích cực bảo vệ và trồng rừng. x Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Mục II: Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Tập trung khai thác phần 5: con ngƣời. Con ngƣời có ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố sinh vật, sự tồn tại và phát triển của sinh vật

làm khí hậu biến đổi. x

Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Toàn bài - Con ngƣời phải thận trọng khi tác động tới bất cứ yếu tố nào của tự nhiên, tôn trọng qui luật tự nhiên. - Lựa chọn quyết định đúng đắn và hành động hợp lí khi tác động vào các thành phần của môi trƣờng tự nhiên. x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số. Mục II, phần 1, ý d - ảnh hƣởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

- Sức ép dân số đối với MT, TNTT. - Nhận biết những tác động tiêu cực về sức ép dân số với BĐKH. x Bài 24: Phân bố dân cƣ. Các loại hình quần cƣ và đô thị hóa. Mục III, phần 3, ý b - ảnh hƣởng tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội.

- Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến môi trƣờng.

- Phân tích thông tin để hiểu rõ tác động đô thị hóa tới BĐKH. x Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Mục II: Ngành trồng rừng.

- Vai trò của rừng đối với môi trƣờng và cuộc sống con ngƣời.

- Thực trạng rừng và sự cần thiết phải trồng rừng. - Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ và trồng rừng.

x

Bài 32: Địa lí

các ngành công nghiệp.

Toàn bài - Các chất thải công nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến BĐKH.

- Một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bài 37: Địa lí các ngành GTVT Mục II: Đƣờng ô tô. Mục IV: Đƣờng sông, hồ. Mục V: Đƣờng biển. Mục VI: Đƣờng hàng không. - Một số ngành GTVT gây ô nhiễm MT, dẫn đến BĐKH. x Bài 41: Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.

Toàn bài - Phân tích quan hệ giữa con ngƣời với MT và TNTN.

- Khai thác và sử dụng hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày.

- Phê phán những tác động xấu tới môi trƣờng, dẫn đến BĐKH. x Bài 42: Môi trƣờng và sự phát triển bền vững.

Toàn bài. - Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ MT là điều kiện để giảm BĐKH.

- Vấn đề MT của các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển.

- Mọi ngƣời có ý thức về mối quan hệ giữa MT và phát triển, hƣớng tới mục tiêu giảm thiểu BĐKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra trong nội dung GDBĐKH trong môn Địa lí 10 còn có thể thực hiện qua các tiết học ngoại khóa. Các tiết học ngoại khóa tìm hiểu về thực trạng khí hậu, thời tiết; thực trạng thiên tai; các chính sách và chiến lƣợc của địa phƣơng về phòng chống, thích ứng với BĐKH.

Tóm lại, có thể nói nội dung của GDBĐKH trong môn Địa lí 10 khá phong phú và đa dạng, ngoài các kiến thức mang tính lí thuyết trong sách giáo khoa, còn bao gồm cả các kiến thức thực tiễn về GDBĐKH ở mỗi địa phƣơng HS. Tuy nhiên, hình thức nội khóa về GDBĐKH vẫn là chủ yếu.

2.2. PHƢƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC GDBĐKH 2.2.1. Cơ sở lựa chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức GDBĐKH. 2.2.1. Cơ sở lựa chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức GDBĐKH.

2.2.1.1. Mục tiêu và nội dung của GDBĐKH.

GDBĐKH trong nhà trƣờng phổ thông nhằm làm cho HS có những hiểu biết và nhận thức BĐKH trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với BĐKH. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với BĐKH nói chung và với thiên tai nói riêng mà đỉnh cao là HS có ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo cải thiện môi trƣờng, ứng phó với BĐKH.

Về nội dung của GDBĐKH cần đề cập đến cả hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp, vì thế các hình thức và phƣơng pháp giáo dục cũng phải đa dạng và phong phú, có sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chúng nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

2.2.1.2. Đặc điểm người học

Đặc điểm ngƣời học ảnh hƣởng trực tiếp đến việc lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy. Nó bao gồm nền tảng kiến thức, tâm sinh lí lứa tuổi, kinh nghiệm sống hàng ngày của ngƣời học. Nếu ở những vùng điều kiện sống còn khó khăn thì việc nhận thức của HS còn nhiều hạn chế, đòi hỏi GV phải lựa chọn những phƣơng pháp cung cấp nhiều kiến thức, nhƣ thuyết trình, giảng giải đồng thời cũng sử dụng các phƣơng pháp tích cực một cách hợp lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với HS lớp 10 – THPT các em có khả năng tìm tòi điều tra khá tốt về những vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày ở trƣờng lớp, địa phƣơng nơi các em sinh sống nhƣ hiện tƣợng thời tiết, vấn đề môi trƣờng, rác thải… Việc cho phép tự tìm hiểu giúp các em thu nhận đƣợc kiến thức một cách chủ động, đồng thời cũng góp phần có thêm nhiều kinh nghiệm, thói quen giải quyết vấn đề trong cuộc sống tƣơng lai.

Tóm lại, ngƣời học chính là chủ thể của quá trình dạy học, vì vậy trong quá trình lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức cần chú ý đến thái độ và khả năng nhận thức của ngƣời học để đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.1.3. Nguồn tài liệu giảng dạy

Sách giáo khoa, biểu đồ, bản đồ, các tranh ảnh, video clip... là những phƣơng tiện, là nguồn tri thức giúp các em khai thác một cách dễ dàng. Mặt khác cũng cần thấy GDBĐKH thông qua việc khai thác các nội dung trong chƣơng trình môn học đã có sẵn, vì vậy không thể tách rời GSK của môn học ra khỏi sự lựa chọn phƣơng pháp và hình thức giáo dục. Đối với những HS, vùng có điều kiện sống còn khó khăn thì SGK chính là nguồn tri thức quan trọng, là phƣơng tiện dạy học tích cực mà ngƣời GV không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, hiện nay đối với việc GDBĐKH thì nguồn tài liệu chính thức còn chƣa nhiều và phổ biến mà chủ yếu phải dựa vào sự quan sát thực tế nơi HS học tập và sinh hoạt, tìm hiểu thực tiễn của mỗi cá nhân HS, hoặc từ những nguồn thông tin đại chúng để biết đƣợc hiện trạng, nguyên nhân cũng nhƣ hậu quả của BĐKH trên toàn cầu và địa phƣơng, từ đó hình thành nên những hành vi thái độ hợp lí với môi trƣờng xung quanh. Học từ nguồn tri thức thực tiễn phù hợp với chủ trƣơng học đi đôi với hành và phục vụ trực tiếp cho thực tiễn cuộc sống.

2.2.1.4. Thời gian

Mỗi phƣơng pháp chỉ thích hợp với một nội dung cụ thể và đòi hỏi một lƣợng thời gian nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với những bài có nội dung GDBĐKH chỉ khoảng 5 phút thì ta không thể nào lựa chọn những phƣơng pháp nhƣ thảo luận, thí nghiệm đƣợc. Ngƣợc lại, nếu nội dung GDBĐKH trong khoảng 20 phút mà ta chỉ dùng phƣơng pháp đàm thoại thì sẽ không mang lại hứng thú học tập cho HS. Vì vậy, khi thiết kế bài giảng GV phải căn cứ vào thời gian và lƣợng kiến thức để lựa chọn phƣơng pháp tốt nhất.

2.2.1.5. Sự hỗ trợ của nhà trường và địa phương

Đối với giáo dục nói chung và GDBĐKH nói riêng, thì sự hỗ trợ quan tâm của nhà trƣờng và địa phƣơng góp phần quan trọng vào hiệu quả của giáo dục, quyết định đến những hình thức và phƣơng pháp giáo dục. Sự hỗ trợ của nhà trƣờng liên quan đến việc lựa chọn thời gian, phòng học, sự giám sát và chỉ đạo tổ chức các hoạt động dạy học GDBĐKH. Các hoạt động ngoại khóa không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự ủng hộ giúp đỡ của nhà trƣờng và chính quyền địa phƣơng. Đồng thời, địa phƣơng cũng cần thấy rõ nhà trƣờng là nơi tốt nhất để tuyên truyền chủ trƣơng chính sách phát triển của địa phƣơng đến ngƣời dân.

Địa phƣơng là tiêu điểm để lựa chọn, thiết kế và thực hiện các bài học liên

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 59 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)