Về phía học sinh

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 54 - 57)

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra HS bằng phiếu điều tra, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả đáng kể, từ đó điều tra đƣợc các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS về vấn đề BĐKH. Cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.3. Kết quả phiếu điều tra HS về thực trạng GDBĐKH trong dạy học môn Địa lí 10 – THPT (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)

Tổng số HS điều tra Nhận thức Thái độ Hành vi Đầy đủ Chƣa đầy đủ Hiểu ít Tích cực Tiêu cực Tích cực Tiêu cực 332 Số lƣợng 13 176 143 239 93 232 100 Tỉ lệ (%) 4 53 43 72 28 70 30

Về nhận thức: qua các số liệu điều tra có thể thấy rằng phần lớn HS ở các

trƣờng phổ thông đều cho rằng môn Địa lí là môn phụ, các em chủ yếu chỉ chú ý đến các môn nhƣ toán, lí, hóa…cho nên khi đƣợc hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay đều có nhận thức chƣa đầy đủ (chiếm tới 53%), số HS biết tới BĐKH toàn cầu trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số cực kì khiêm tốn (4%). Đặc biệt, còn tới 43% các em HS hiểu biết rất ít, thậm chí hiểu sai. Đối với những đe dọa của BĐKH của đất nƣớc và ngay địa phƣơng mình các em cũng chƣa có đƣợc hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 7% trong số HS đƣợc điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tƣợng biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% có hiểu biết về những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống. Qua điều tra cho thấy việc nhận thức về vấn đề BĐKH của HS THPT còn rất hạn chế và chƣa đầy đủ hoặc có cái nhìn sai lệch, phiến diện.

Tất cả HS khi đƣợc hỏi đều trả lời đã từng đƣợc nghe cụm từ BĐKH song nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn chế, mức độ hiểu biết rất mơ màng, nhất là HS miền núi. Chủ yếu các em đƣợc cung cấp thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tivi, Internet… (chiếm 60%). Chỉ có khoảng 40%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS đƣợc thu thập thông tin về BĐKH qua môn Địa Lí nhƣng chủ yếu dƣới hình thức thông báo thông tin từ GV để mở rộng nội dung bài học. Nhƣ vậy, qua kết quả điều tra có thể thấy rằng: hiện nay, việc đƣa các nội dung GDBĐKH vào trong các bài học ở nhà trƣờng phổ thông, đặc biệt là các bài học Địa lí chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDBĐKH trong các nhà trƣờng phổ thông để nâng cao nhận thức cho HS về vấn đề BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết.

Về thái độ: đa số HS khi đƣợc hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn

đề về BĐKH và tỏ ra rất hƣớng thú với những bài học có tích hợp nội dung GDBĐKH (72%). Đặc biệt các em thích thú khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trƣờng, vì theo các em học ngoại khóa thoải mái mà khả năng ghi nhớ kiến thức lại cao, đồng thời các em có thể phát huy tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong tổ, trong lớp với nhau.

Hành vi: do nhận thức của HS còn thiếu về các vấn đề BĐKH đẫn tới

hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế hơn nhiều, bao gồm cả những kĩ năng ứng phó với những hiện tƣợng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trƣờng làm thay đổi hiện tƣợng BĐKH trong tƣơng lai.

Đối với những HS ở thị trấn và thành phố do các em thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nên kiến thức về BĐKH tốt hơn. Tuy nhiên, việc thể hiện hành vi của các em đối với môi trƣờng còn rất hạn chế nhƣ: các em còn sử dụng lãng phí nƣớc, đổ rác không đúng nơi quy định, ít tham gia các phong trào chống thiên tai ở địa phƣơng…

Đối với HS miền núi: khi đƣợc hỏi có tham gia vào các công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trƣờng … thì các em không ngại trả lời rằng chƣa từng tham gia các hoạt động đó, thậm chí nhiều em còn quan niệm đó không phải là trách nhiệm của bản thân mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực tế trên đã đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà giáo đứng trên bục giảng: liệu rằng nội dung và phƣơng pháp GDBĐKH của chúng ta đối với HS đã đi theo chiều hƣớng tích cực và hợp lí chƣa? Bởi lẽ không phải GDBĐKH cho các em qua các môn học, ví dụ nhƣ môn Địa lí chỉ là giúp HS hiểu đƣợc khái niệm thế nào là BĐKH để từ đó các em lắm đƣợc các nội dung cơ bản của BĐKH, GV phải tạo ra sự thay đổi về mặt thái độ, đặc biệt là sự thay đổi về hành vi của HS trƣớc vấn đề BĐKH toàn cầu và của địa phƣơng, từ đó các em thấy đƣợc trách nhiệm của bản thân trong xã hội và tích cực tham gia các phong trào phòng chống và giảm nhẹ tác động của BĐKH ở nhà trƣờng cũng nhƣ ở địa phƣơng nơi các em đang sinh sống. Chỉ khi nào thực hiện đƣợc nhiệm vụ này thì công tác dạy và học trong nhà trƣờng mới thực sự có hiệu quả và HS mới thực sự lĩnh hội hết những tri thức mà GV truyền đạt.

Nhƣ vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các GV và HS các trƣờng THPT về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn địa lí, tôi thấy việc GDBĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số GV đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đƣa nội dung GDBĐKH vào trong dạy học địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho HS những kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trƣờng mà còn phải hƣớng dẫn cho HS học đƣợc những kỹ năng, những giá trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hòa với tự nhiên và thân thiện với con ngƣời.

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu chính về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc GDBĐKH trong chƣơng trình địa lí lớp 10. Đó là căn cứ quan trọng đầu tiên để ngƣời GV địa lí thiết kế và tổ chức dạy học GDBĐKH cho HS của mình nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)