Nội dung về giáo dục biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)

BĐKH là vấn đề có tính toàn cầu, liên quan đến tất cả vấn đề môi trƣờng nói chung, nhƣ: bảo vệ rừng và trồng rừng, sử dụng hợp lí đất đai, củng cố và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, tiết kiệm năng lƣợng, giảm thiểu ô nhiễm và xóa đói giảm nghèo…

Trên bình diện quốc tế, Hội nghị thƣợng đỉnh tại Copenhaghen nhằm mục tiêu thông qua một hiệp ƣớc về thay đổi khí hậu toàn cầu đƣợc tổ chức vào tháng 12/2009. Các nhà đàm phán đã hết sức nỗ lực để đạt đƣợc sự nhất trí thay thế nghị định thƣ Kyoto về hạn chế khí thải cacbon. Tuy nhiên kết quả mang lại không nhƣ mong đợi của nhiều ngƣời và nhiều quốc gia. Trên thế giới, Trung quốc và Mỹ, mỗi nƣớc chiếm 20% lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ tiêu thụ than đá, khí tự nhiên và dầu mỏ. EU chiếm 14%, tiếp theo là Nga và Ấn Độ chiếm 5%. Tổng thống Mỹ Brack Obama khẳng định: “nếu chúng ta linh hoạt và thực tế, nếu chúng ta có thể giải quyết bằng cách làm việc không mệt mỏi trong những nỗ lực chung, thì sau đó chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu chung của chúng ta: một thế giới an toàn hơn, trong sạch hơn, vững bền hơn thế giới mà chúng ta đã thấy”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở các lãnh thổ khác nhau, những hành động cụ thể của ngƣời dân địa phƣơng là việc làm cần thiết để cải thiện môi trƣờng và ứng phó với BĐKH.

Vì vậy, nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu cần đề cập đến:

- Khái niệm/thuật ngữ về BĐKH.

- Hiện trạng, nguyên nhân của sự BĐKH, đặc biệt là những nguyên nhân do con ngƣời tạo ra nhƣ phát thải khí nhà kính gây nên sự ấm lên toàn cầu…

- Hậu quả của BĐKH và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực - địa phƣơng.

- Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên BĐKH trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phƣơng trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phƣơng. Nhìn chung, các giải pháp ứng phó với BĐKH cần đƣợc triển khai ở cả 3 cấp độ: cộng đồng (nâng cao năng lực thích ứng với các vùng bị ảnh hƣởng, ví dụ nhƣ xây dựng nhà cửa thích hợp ở đồng bằng sông Cửu Long, lồng ghép thông tin về BĐKH vào các kế hoạch phát triển, kết hợp với nâng cao nhận thức và tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng), chính sách (xây dựng chiến lƣợc ở cấp quốc gia, địa phƣơng) và năng lực thể chế, hành động địa phƣơng (ví dụ: để hạn chế thiệt hại do nƣớc biển dâng cao, trƣớc mắt cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái, không quy hoạch khu định cƣ gần biển, cửa sông, xây đê cao 1 -1,2m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch… trong vùng ngập do NBD. Tổ chức các hoạt động của HS, thanh niên nhƣ hội thảo về các chủ đề BĐKH nhƣ Trái Đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính…)

- Ứng phó trƣớc tác động của BĐKH ở Việt Nam: phòng chống ngập lụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở đất ở vùng núi…

- Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do BĐKH gây nên ở địa phƣơng (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất, bão…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)