Để triển khai kịch bản BĐKH - NBD, Bộ GD đã soạn thảo dự án: kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH - NBD giai đoạn 2009 - 2015.[1]
Về mục tiêu chung: nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH
của ngành giáo dục từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành, phòng tránh và giảm thiểu những hiểm họa của BĐKH, đóng góp các nguồn lực đƣợc đào tạo vào việc thực hiện chƣơng trình MTQG ứng phó với BĐKH.
Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, HS về thực trạng BĐKH toàn cầu, khu vực và trong nƣớc.
- Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với ngành giáo dục ở những vùng miền khác nhau trên cơ sở kịch bản BĐKH – NBD quốc gia.
- Đề xuất chƣơng trƣơng và xây dựng các chính sách của ngành giáo dục để ứng phó với BĐKH.
- Lồng ghép các hoạt động tƣơng ứng của kế hoạch hành động vào các kế hoạch phát triển của ngành GD – ĐT.
- Củng cố và tăng cƣờng năng lực tổ chức chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH.
Nhiệm vụ chính của kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoạt động 1: nâng cao năng lực về quản lí, chỉ đạo và triển khai ứng phó
với BĐKH cho các bộ quản lí ngành GD – ĐT.
Hoạt động 2: đƣa nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chƣơng
trình GD – ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Hoạt động 3: nghiên cứu và xây dựng mô hình trƣờng học thích ứng với
BĐKH tại các vùng, miền nhạy cảm nhất, chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH.
Hoạt động 4: tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục ở những
vùng bị ảnh hƣởng lớn do BĐKH.
Hoạt động 5: nghiên cứu khoa học ứng phó với BĐKH (thiết kế, cải tiến
máy móc, thiết bị sử dụng điện, nƣớc hiệu quả trong lĩnh vực nhằm ứng phó với BĐKH và sử dụng các nguồn năng lƣợng mới…).
Hoạt động 6: hợp tác quốc tế của ngành về các hoạt động lên quan đến
ứng phó với BĐKH.
Hoạt động 7: hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá.
Ngành GD – ĐT cũng nhƣ các ngành kinh tế quốc dân khác luôn chịu tác động của BĐKH, song cho đến nay sự nhận thức và đào tạo về vấn đề này cho tƣơng lai còn nhiều hạn chế, cho nên trong chƣơng trình MTQG về ứng phó với BĐKH chính phủ đã đặt ra cho ngành GD – ĐT nhiệm vụ tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao. Do đó nhiệm vụ quan trọng trƣớc mắt cần đặt ra cho ngành gồm 7 nhiệm vụ ƣu tiên nói trên.
1.2.3.2. Đưa nội dung ứng với BĐKH vào các chương trình GD – ĐT giai đoạn 2010 – 2015
Mục tiêu dự án: mục tiêu tổng quát của việc đƣa ra các nội dung ứng phó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quản lí, GV và HS hiểu đƣợc bản chất của BĐKH, các tác động và nguyên nhân hình thành của nó, có đƣợc tri thức, thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả, có trách nhiệm vào việc tiên đoán, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lí, trong ứng phó với các vấn đề nảy sinh do BĐKH gây ra”.
Mục tiêu cụ thể: (1) đƣa nội dung BĐKH vào các chƣơng trình GD – ĐT
thực hiện theo nghị quyết số 158/2008/QĐ TTg của thủ tƣớng chính phủ ngày 2/12/2008 về “Chƣơng trình MTQG ứng phó với BĐKH” và nội dung các dự án số 6 là “Xây dựng chƣơng trình đào tạo và giáo dục về BĐKH trong trƣơng trình giáo dục các cấp” thuộc nhiệm vụ. (2) Nâng cao nhận thức và đào
tạo nguồn nhân lực. (3) Từng bƣớc xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đƣa nội dung BĐKH vào hệ thống giáo dục quốc dân có hiệu quả cả về chất và lƣợng. (4) Cung cấp thông tin, thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giảm thiểu ảnh hƣởng của BĐKH. (5) Tăng cƣờng hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin liên quan đến BĐKH để từng bƣớc hòa nhập vào mạng lƣới ứng phó với BĐKH với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Các nhiệm vụ của dự án:
Nhiệm vụ 1. Nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH.
Nhiệm vụ 2. Điều tra, thu thập các tƣ liệu liên quan đến các hoạt động về
BĐKH của ngành giáo dục.
Nhiệm vụ 3. Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu, tổ chức
bồi dƣỡng GV các cấp học, ngành học về ứng phó với BĐKH của các hình thức tích hợp vào các chƣơng trình giáo dục hiện nay.
Nhiệm vụ 4. Xây dựng, bổ sung các tài liệu tham khảo nhƣ băng hình, áp
phích, truyện tranh… phục vụ giảng dạy lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa dùng cho HS, sinh viên.
Nhiệm vụ 5. Lồng ghép với đề án “Xây dựng xã hội học tập” và các đề án
khác để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành, đặc biệt liên quan đến nội dung hoạt động của các trung tâm hoạt động cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệm vụ 6. Đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH thông qua các khóa đào
tạo và bồi dƣỡng.
Nhiệm vụ 7. Nghiên cứu đề xuất mục tiêu, nội dung và giải pháp về giáo
dục - phát triển bền vững, môi trƣờng và BĐKH trong tƣơng lai để phục vụ việc xây dựng chƣơng trình giáo dục mới.
Nhiệm vụ 8. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy và học tập, tuyên truyền về ứng phó với BĐKH.
Nhiệm vụ 9. Hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH.
Nhiệm vụ 10. Tăng cƣờng năng lực quản lí và điều hành dự án.
Các giải pháp thực hiện:
Nhóm giải pháp tổng thể: (1) huy động chuyên gia các Bộ , ngành, các
trƣờng, viện nghiên cứu. Các cơ sở GD – ĐT để xây dựng chƣơng trình hành động của ngành nhằm thực hiện chƣơng trình với chất lƣợng, hiệu quả và đúng tiến độ. Phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan thuộc Bộ và các địa phƣơng trong xây dựng và thực hiện các giải pháp thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. (3) Hệ thống văn bản pháp quy hƣớng dẫn liên quan đến việc lồng ghép, tích hợp các nội dung BĐKH vào trong môn học. (4) Chú trong hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai đƣa các vấn đề BĐKH vào hệ thống GD – ĐT. (5) Đào tạo nhân lực, đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học hàng đầu, cán bộ quản lí ngành có trình độ nghiên cứu, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. (6) Bảo đảm các nguồn tài chính để thực hiện chƣơng trình hành động ngành từ ngân sách nhà nƣớc, đồng thời huy động các nguồn vốn của các tổ chức cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc thuộc mọi thành phần kinh tế. (7) Tăng cƣờng công tác hƣớng hẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá định kì về mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ, kết quả của dự án.
Các nhóm giải pháp cụ thể: (1) xây dựng chính sách, chủ trƣơng để tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cƣờng năng lực đảm bảo thực hiện dự án. (3) Nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục ứng phó với BĐKH. (4) Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học về giáo dục ứng phó với BĐKH. (5) Tăng cƣờng sự tham gia của HS, sinh viên trong các hoạt động ứng phó với BĐKH. (6) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BĐKH. (7) Giải pháp về quản lí và điều hành.
1.2.4. Khả năng tích hợp giáo dục BĐKH thông qua môn Địa lí THPT.
Môn Địa lí có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH hay không? Vị trí và mục tiêu môn học sẽ cho câu trả lời cụ thể nhất. Về vị trí, môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông giúp HS có đƣợc những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất - môi trƣờng sống của con ngƣời, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con ngƣời trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới, rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội. Cụ thể về mặt kiến thức, môn Địa lí cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tƣợng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật phát triển của môi trƣờng tự nhiên trên Trái Đất, dân cƣ và các hoạt động của con ngƣời trên Trái Đất, mối quan hệ giữa dân cƣ, hoạt động sản xuất và môi trƣờng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền vững. Đặc điểm tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới, một số đặc điểm của thế giới đƣơng đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cƣ và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, những vấn đề đặt ra đối với cả nƣớc nói chung và các vùng, địa phƣơng nơi HS đang sinh sống nói riêng.
Thông qua phần vị trí và mục tiêu kiến thức môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông, có thể thấy môn Địa lí có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH, vì môn Địa lí trang bị cho HS các kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hay tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên hay kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tế - xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến BĐKH. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể các đối tƣợng Địa lí tự nhiên hay kinh tế - xã hội ấy có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tƣợng hứng chịu hậu quả. Do đó, việc có thể tích hợp giáo dục BĐKH vào môn Địa lí THPT là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, những thông tin, những nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đƣợc gọi đích danh là BĐKH trong SGK 10, 11, 12 không nhiều. Thông qua SGK có thể khẳng định những nội dung có liên quan trực tiếp đến BĐKH rất ít, dƣờng nhƣ chỉ duy nhất một mục 1. BĐKH toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn (bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu, SGK địa lí 11) đƣợc diễn đạt cô đọng trong hai đoạn văn viết, mỗi đoạn 4 dòng, mô tả nguyên nhân làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên và nguyên nhân thủng tầng ôdôn là có nội dung trực tiếp về BĐKH trong toàn bộ hệ thống SGK địa lí 10, 11, 12. Với thực tế nhƣ vậy, để tăng thêm những hiểu biết của HS về BĐKH chúng ta cần phải tích hợp qua môn Địa lí ở trƣờng THPT nhƣ thế nào cho hiệu quả.
1.2.5. Đặc điểm chƣơng trình, SGK Địa lí lớp 10 (chƣơng trình cơ bản)
Chƣơng trình, SGK Địa lí lớp 10 (chƣơng trình cơ bản) đƣợc biên soạn theo tinh thần đổi mới, vừa cung cấp các tƣ liệu để GV có thể chọn lọc, hƣớng dẫn HS học tập, đồng thời nó cũng là nguồn tri thức rất quan trọng giúp các em có thể tự tìm tòi, khám phá và lĩnh hội đƣợc các tri thức, kỹ năng của bộ môn.
1.2.5.1. Về chương trình Địa lí 10
Chƣơng trình địa lí lớp 10 là địa lí đại cƣơng, gồm cả địa lí tự nhiên đại cƣơng và địa lí kinh tế - xã hội đại cƣơng, có một số đặc điểm sau:
Về mục tiêu của chương trình:
Về kiến thức: học xong chƣơng trình Địa lí 10, HS cần hiểu và trình bày đƣợc các kiến thức phổ thông, cơ bản về: Trái Đất với ý nghĩa là môi trƣờng sống của con ngƣời bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí; địa lí dân cƣ và một số khía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cạnh văn hóa, xã hội của dân cƣ; các hoạt động kinh tế chủ yếu của con ngƣời trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cƣ, các hoạt động sản xuất với môi trƣờng và sự phát triển bền vững.
Về kĩ năng: củng cố và tiếp tục phát triển các kĩ năng: quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật hiện tƣợng địa lí cũng nhƣ kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê; thu thập, trình bày các thông tin địa lí; vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện tƣợng địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với HS trên cơ sở tƣ duy kinh tế, tƣ duy sinh thái, tƣ duy phê phán.
Về thái độ, hành vi: giúp các em có thêm tình yêu thiên nhiên, con ngƣời, ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môi trƣờng xung quanh; có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến Địa lí học ở trong và ngoài nƣớc; thấy rõ trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của đất nƣớc.
Về cấu trúc chương trình:
Kiến thức về địa lí tự nhiên đại cƣơng và địa lí kinh tế - xã hội đại cƣơng đã đƣợc đề cập khá hệ thống, tuy thời lƣợng không nhiều, ở lớp 6 (27 bài), ở lớp 7 (12 bài). Trong chƣơng trình địa lí 10, kiến thức địa lí gồm 40 bài. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng trong chƣơng trình Địa lí lớp 10 là ở tính nâng cao, đòi hỏi HS không chỉ nhận biết mà còn phải biết giải thích các hiện tƣợng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, là ở việc lựa chọn nội dung và trình bày các nội dung dƣới hình thức các vấn đề. Các kĩ năng đƣợc nâng cao hơn, với những bài tập đòi hỏi phải tổng hợp kiến thức và có nhiều thao tác tƣ duy, trình bày các báo cáo ngắn gọn. Bên cạnh các hoạt động cá nhân, các hoạt động theo nhóm đƣợc chú ý nhằm tăng cƣờng khả năng hợp tác của HS.
1.2.5.2. Về sách giáo khoa Địa lí 10
- Cấu trúc sách: SGK Địa lí 10 (chƣơng trình cơ bản) gồm 40 bài, trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.1. Bảng phân bổ kiến thức Địa lí lớp 10
Các nội dung theo chƣơng trình Số bài
Chia ra Lí thuyết Thực hành Chƣơng 1. Bản đồ 3 2 1
Chƣơng 2. Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
2 2 _
Chƣơng 3. Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí
13 11 2
Chƣơng 4. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí 2 2 _
Chƣơng 5. Địa lí dân cƣ 4 3 1
Chƣơng 6. Cơ cấu nền kinh tế 1 1 _
Chƣơng 7. Địa lí nông nghiệp 4 3 1
Chƣơng 8. Địa lí công nghiệp 4 3 1
Chƣơng 9. Địa lí dịch vụ 5 4 1
- Nội dung và hình thức trình bày:
Về nội dung: nội dung bài học trong SGK địa lí 10 đƣợc cấu tạo thành các
chƣơng, bài tƣơng đối độc lập. Mỗi bài ngoài kênh chữ còn có kênh hình với các sơ đồ, biểu đồ, lƣợc đồ và các hình minh họa rất phù hợp, giúp HS tri giác nhanh, phát hiện đƣợc các đặc điểm chủ yếu nhất của các sự vật, hiện tƣợng. Một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tƣợng,