Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và phƣơng pháp tổ chức dạy học GDBĐKH của GV qua môn địa lí, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các GV đang giảng dạy ở một số trƣờng nhƣ: THPT Lê Hồng Phong, THPT Lƣơng Ngọc Quyến, THPT Nguyễn Huệ… Kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.2. Kết quả phiếu điều tra GV về thực trạng GDBĐKH trong dạy học môn Địa lí 10 – THPT (mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)
Tổng số GV đƣợc điều tra Nhận thức Thái độ Phƣơng pháp Đầy đủ Tƣơng đối đầy đủ Chƣa đầy đủ Tích cực Tiêu cực Tích cực Truyền thống 40 Số lƣợng 30 6 4 32 8 32 8 Tỉ lệ (%) 75 15 10 80 20 80 20
Về nhận thức: phần lớn số GV đƣợc điểu tra có nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về vấn đề GDBĐKH (75%), còn lại 25% GV nhận thức tƣơng đối đầy đủ và chƣa đầy đủ.
Về thái độ: 80% GV có thái độ tích cực đối với GDBĐKH. Tuy vậy, vẫn
còn một bộ phận GV chƣa có thái độ đúng đắn trong việc GDBĐKH cho HS của mình. Nhìn chung số GV có thái độ tích cực với GDBĐKH qua môn Địa lí phần lớn vẫn đơn thuần là việc chỉ truyền đạt hết kiến thức địa lí trong bài học cho HS nắm đƣợc mà không cần quan tâm đến bất cứ nội dung nào khác. Bên cạnh đó, một số GV lại nghĩ rằng muốn thực hiện đƣợc GDBĐKH cho HS cần phải có các trang thiết bị hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về hình thức tổ chức và phương pháp: qua điều tra thì các GV đều cho
rằng có thể sử dụng cả dạy học nội khóa và ngoại khóa cho GDBĐKH, Tuy nhiên, các GV thƣờng sử dụng dạy học nội khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS một cách thƣờng xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của các trƣờng phổ thông. Về phƣơng pháp GDBĐKH muốn đạt hiệu quả cao thì phải sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo và chủ động của HS, khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất của trƣờng học.
Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung GDBĐKH qua các tiết dạy của mình, các GV cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp đƣợc nội dung BĐKH vào bài học. Nguyên nhân chủ yếu là do kiến thức trong bài nhiều, mà thời gian và cơ sở vật chất còn rất hạn chế. Kiến thức mà học sinh có đƣợc về BĐKH chủ yếu do các em thu thập đƣợc từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng (nhƣ tivi, đài, báo…).
Trong điều kiện của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, có một bộ phận các thầy cô cho rằng nên đƣa GDBĐKH thành một môn học riêng. Song phần lớn các thầy cô đều cho rằng GDBĐKH ở nhà trƣờng phổ thông là rất cần thiết nhƣng không nên đƣa thành một môn học riêng vì nhƣ vậy sẽ làm cho chƣơng trình học ở nhà trƣờng phổ thông trở nên nặng nề hơn và gây quá tải cho HS. Bởi vậy theo các thầy cô, việc tích hợp nội dung GDBĐKH qua các môn có tính môi trƣờng là một giải pháp tốt nhất. Đặc biệt là môn Địa Lí, một môn có khả năng tích hợp cao các kiến thức về BĐKH, chuẩn bị cho các em tâm thế thật tốt để có thể thích ứng và có những cách đối phó linh hoạt trƣớc những hậu quả của BĐKH gây ra.