Hình thức dạy học ngoại khóa

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 83 - 87)

* Ý nghĩa, mục đích của hoạt động ngoại khóa

- Ý nghĩa

Ngoại khóa là hình thức tổ chức tự nguyện của HS ở ngoài lớp, do GV hƣớng dẫn, làm cố vấn để phát triển hứng thú, phát triển nhận thức và phát huy tính tự lực sáng tạo của HS, mở rộng và bổ sung những tri thức về BĐKH đã đƣợc học trong nội khóa.

Hoạt động ngoại khóa không chỉ có tác dụng tốt về mặt giáo dục, trau dồi học vấn, mà còn kích thích lòng say mê học tập bộ môn của HS. Chính vì thế hoạt động ngoại khóa cũng đƣợc coi là một biện pháp giáo dục có hiệu quả. Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhƣ tìm hiểu, điều tra, tham gia vào các hoạt động đối phó và thích ứng với BĐKH ở nhà trƣờng và địa phƣơng không chỉ mở rộng kiến thức, kỹ năng mà còn thay đổi tình trạng môi trƣờng của nhà trƣờng và địa phƣơng theo hƣớng tích cực.

- Mục đích của hoạt động ngoại khóa

Giúp HS hiểu biết về thực trạng môi trƣờng, thời tiết, khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Xây dựng cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh đẹp, từ đó biết yêu quê hƣơng đất nƣớc và có ý thức giữ gìn, tôn trọng những thành quả lao động của con ngƣời.

Rèn luyện cho các em một số kỹ năng: suy nghĩ có phê phán, khả năng thuyết phục có hiệu quả, khả năng thích ứng với thử thách, làm việc hợp tác...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giá trị và thái độ: ý thức về tính đồng nhất và tính bản thân mình, thông cảm, cam kết với tính công bằng, tôn trọng sự đa dạng, quan tâm đến môi trƣờng và cam kết về sự tin tƣởng của phát triển bền vững mà mọi ngƣời có thể thực hiện khác nhau.

Hoạt động ngoại khóa ở trƣờng phổ thông có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt đối với GDBĐKH. Đây là một trong những con đƣờng để HS bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thiên nhiên, con ngƣời ở địa phƣơng, khám phá thêm những kiến thức thực tế cần thiết về BĐKH.

* Các hình thức hoạt động ngoại khóa

Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa, những phƣơng pháp đƣợc sử dụng hiệu quả để GDBĐKH là:

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về BĐKH địa phương.

Đây là hình thức giúp HS thể hiện rõ quan điểm, thái độ trƣớc những vấn đề đang đặt ra: tính thất thƣờng của khí hậu, thời tiết, tác động của nó đến đời sống, đến hoạt động sản xuất…ở địa phƣơng. Nội dung cuộc thi đƣợc dựa vào nội dung cuộc thi tìm hiểu BĐKH của Bộ GD – ĐT đƣa ra.

Chủ đề cuộc thi: “Tìm hiểu về BĐKH ở địa phƣơng”. Thành phần dự thi có thể là cá nhân, hoặc nhóm lớp.

Hình thức thi: Thi hiểu biết về BĐKH giữa các nhóm và diễn tiểu phẩm về BĐKH.

Việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu BĐKH ở địa phƣơng đƣợc tiến hành vào ngày thành lập đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 và có sự phối hợp của Đoàn, GV chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trƣờng nên thu đƣợc hiệu quả thiết thực hơn.

- Tổ chức tham quan dã ngoại thực tế địa phương

Thông qua hình thức này HS sẽ đƣợc tận mắt nhìn thấy những vùng nông thôn, nơi có không khí trong lành do không bị ảnh hƣởng của khí thoát ra từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà máy hay khí thải nông nghiệp. HS đƣợc mang theo các dụng cụ đo không khí và lấy các mẫu không khí này đem về để phân tích thành phần các chất (lƣợng CO2, N2, O2…) trong không khí. Sau đó cho HS đi đến vùng không khí bị ô nhiễm (Thị trấn, thị xã, hoặc nơi có nhiều nhà máy đang hoạt động, hoặc nơi ngƣời dân trồng rau sử dụng các loại thuốc trừ sâu…) để lấy mẫu không khí. Sau khi HS tự phân tích thành phần không khí, so sánh hai mẫu khí, từ đó giúp HS động não khi đặt cho HS những câu hỏi xoay quanh chủ đề ô nhiễm không khí.

Sau mỗi đợt tham quan dã ngoại GV nên hƣớng dẫn HS viết thu hoạch theo kế hoạch sau:

+ Địa điểm tham quan, ngày, giờ tham quan. + Tình hình không khí ở những nơi này. + Đề xuất các biện pháp cải tạo và bảo vệ.

Kết quả tham quan của HS phải đƣợc đánh giá, cho điểm nghiêm túc vì đây còn là nội dung học tập của môn địa lí.

- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động phòng chống và thích ứng với BĐKH ở nhà trường và địa phương

Phƣơng pháp này nhằm giúp HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học vào thực tiễn để cho các em có tình cảm, thái độ, kỹ năng với bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ bầu không khí tƣơng lai.

Nội dung: tổ chức trồng cây xanh, phân loại rác thải trƣớc khi đƣa vào nơi quy định, tham gia phong trào tuần lễ “Vệ sinh môi trƣờng”, “Chiến dịch làm sạch thế giới”, tham gia tuyên truyền, vận động mọi ngƣời trong gia đình và cộng đồng quan tâm đến những tác động của BĐKH, lập các dự án thích ứng với BĐKH ở địa phƣơng. Thông qua lập dự án tạo cho HS một thói quen đặt mình vào vị trí của những ngƣời luôn quan tâm và có hành động tích cực đối với môi trƣờng, với bầu khí quyển. Tạo cảm xúc, óc tƣởng tƣợng, phát huy khả năng, kinh nghiệm của HS. Quy trình thiết kế một dự án nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bƣớc 1: phân tích hiện tƣợng, bối cảnh của dự án. Tính cấp thiết của dự án. Bƣớc 2: mục tiêu của dự án.

Bƣớc 3: các sản phẩm dự kiến cần đạt đƣợc.

Bƣớc 4: phƣơng thức tiến hành (chuẩn bị phƣơng tiện, tài liệu; chuẩn bị nguồn lực; bố trí thời gian, địa điểm).

Bƣớc 5: thực hiện dự án. Bƣớc 6: đánh giá dự án.

- Các câu lạc bộ giải pháp ứng phó với BĐKH

Các câu lạc bộ với các hoạt động đa dạng: Thảo luận, tranh luận các vấn đề về môi trƣờng và phát triển kinh tế, văn nghệ (đố vui, kể chuyện, dạ hội với các chuyên đề khác nhau nhƣ câu đối, vè, tranh ảnh phác họa…) nhƣ sự thay đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ bầu không khí, bảo vệ nguồn nƣớc và đất trồng, phân loại rác… Tùy theo lứa tuổi HS, tƣơng ứng với nội dung học tập của HS, mỗi nhóm HS tham gia phải chuẩn bị tƣ liệu để thuyết minh về vấn đề đó, chẳng hạn sự ô nhiễm không khí xảy ra ở đâu? Nguyên nhân xảy ra? Hậu quả gì? Các biện pháp giải quyết? Những ai có trách nhiệm giải quyết vấn đề này?...

Để tăng thêm phần hấp dẫn, nên có một ban giám khảo (một nhóm cử ra một ngƣời vào ban giám khảo và ngƣời đó không chấm điểm nhóm mình).

Tóm lại, các hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng trong GDBĐKH. Thực tế địa phƣơng chính là môi trƣờng lí tƣởng phát huy tính tích cực của HS trong việc tìm tòi điều tra. Mặt khác, các hoạt động ngoại khóa về GDBĐKH đƣợc nhà trƣờng và các đoàn thể của địa phƣơng quan tâm, ủng hộ về cơ sở vật chất cũng nhƣ thời gian ngoại khóa.

Nhƣ vậy, GDBĐKH trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí lớp 10 (chƣơng trình cơ bản) nói riêng có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp, hình thức dạy học tích cực, phù hợp với chƣơng trình giáo dục phổ thông cũng nhƣ đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo tính đổi mới, phát huy tính tích cực của HS trong dạy học. Đồng thời BĐKH liên quan mật thiết đến thực tiễn địa phƣơng, HS có thể thông qua quan sát thực tiễn để rút ra kiến thức cần thiết. Vì vậy, trong quá trình dạy học GDBĐKH GV nên chú ý sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể vừa đảm bảo thời gian lại tận dụng đƣợc tính trực quan của nội dung giáo dục.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)