Hình thức dạy học nội khóa

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70 - 83)

Dạy học nội khóa là những hoạt động dạy học đã đƣợc quy định trong kế hoạch giảng dạy và chƣơng trình học. Hình thức dạy học nội khóa có hai hình thức tổ chức: dạy học trong lớp và dạy học ngoài lớp. Đối với chƣơng trình nội dung SGK, cũng nhƣ thời gian học của phổ thông thì chủ yếu là sử dụng hình thức dạy trên lớp. Tuy nhiên, BĐKH là vấn đề liên quan mật thiết tới thực tiễn địa phƣơng, nên dạy học ngoài lớp cũng rất quan trọng, GV phải hƣớng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề thực tiễn của địa phƣơng để liên hệ.

Trong dạy học nội khóa, những phƣơng pháp đƣợc sử dụng hiệu quả để GDBĐKH là:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở

Là phƣơng pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi, HS trả lời dựa vào tái hiện các tri thức đã có bao gồm cả vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân giúp HS đào sâu kiến thức và hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu đƣợc.

Yêu cầu trong việc sử dụng phƣơng pháp này là ngƣời GV phải có kĩ thuật đặt câu hỏi và khéo léo dẫn dắt HS trả lời theo ý đồ của mình nhằm khai thác tốt nội dung bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với dạy học GDBĐKH đƣợc tích hợp trong chƣơng trình Địa lí lớp 10, những vấn đề liên quan trực tiếp đến tài nguyên môi trƣờng, phát triển kinh tế… Vì vậy, đàm thoại gợi mở giúp HS khai thác các kiến thức từ thực tiễn để trả lời câu hỏi của GV, phƣơng pháp này đạt kết quả cao trong giáo dục.

Ví dụ: Trong bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình của bề mặt

Trái đất (tiết 2). Sau khi dạy xong bài có thể hỏi HS:

- Hoạt động của con ngƣời có thể coi là một loại ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất không?

- Dƣới tác động xấu của con ngƣời, thiên nhiên bị biến đổi nhƣ thế nào? Từ kiến thức bài học và hiểu biết của bản thân HS các em sẽ trả lời đƣợc: hoạt động của con ngƣời cũng là một loại ngoại lực làm thay đổi bề mặt Trái Đất. Đặc biệt, dƣới tác động xấu của con ngƣời (nhƣ phá rừng, san núi, lấp sông, xây dựng hồ thủy điện…) sẽ làm thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn (nhƣ đá lở, đất trƣợt, lũ quét, hạn hán…), là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BĐKH toàn cầu.

Ví dụ: Trong bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp.

Sau khi dạy xong bài 32, GV có thể hỏi HS:

- Các chất thải công nghiệp có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến BĐKH?

- Những ngành công nghiệp nào sử dụng nhiều tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao?

Qua hai câu hỏi này GV giúp HS thấy đƣợc các chất thải công nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến BĐKH. Đặc biệt từ khi công nghiệp hóa phát triển, nhân loại sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí thiên nhiên…) thải vào bầu khí quyển một lƣợng lớn khí CO2, CH4, CFCs, N2O, PFC…những khí này đƣợc gọi chung là khí nhà kính, gây nên hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên dẫn tới làm thay đổi khí hậu. Khí CO2 chiếm đến 80% lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BĐKH. Khí CO2 đƣợc sản sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng nhiên liệu xăng, dầu của các phƣơng tiện giao thông. Qua đó HS thấy ngay đƣợc những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao.

Từ đó thấy đƣợc chúng ta phải tích cực giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm môi trƣờng, tích cực tìm các nguồn nguyên liệu sạch để thay thế, sử dụng những công nghệ ít tiêu tốn tài nguyên…

- Phương pháp giải thích – minh họa

Phƣơng pháp giải thích – minh họa là một phƣơng pháp tiêu biểu, thông dụng nhất trong việc dạy học lấy HS làm trung tâm, trong đó GV sử dụng lời nói để giải thích các sự kiện, hiện tƣợng địa lí kết hợp với các phƣơng tiện trực quan để minh họa hay chứng minh cho lời giải thích đó. Nó là sự kết hợp của phƣơng pháp giảng giải với phƣơng pháp trực quan.

Với nội dung giáo dục kiến thức BĐKH trong chƣơng trình địa lí lớp 10, phƣơng pháp này đƣợc giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, thích hợp để giải thích các khái niệm riêng lẻ, các hiện tƣợng, vấn đề môi trƣờng ở mức độ khó, phức tạp so với trình độ của HS.

Ví dụ: Trong bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số. Khi dạy mục II, phần

1, ý d: ảnh hƣởng của tình hình gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội. GV có thể giải thích cho HS về sức ép của việc gia tăng dân số quá nhanh đối với môi trƣờng và tài nguyên.

Con ngƣời không thể tồn tại mà không tiêu thụ tài nguyên, dân số càng đông nhu cầu tiêu thụ tài nguyên và các nhu yếu phẩm càng nhiều. Đồng thời, tiêu dùng càng nhiều thì chất thải thải ra môi trƣờng càng lớn. Làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trƣờng ngày càng ô nhiễm, dẫn tới BĐKH toàn cầu, thiên tai xảy ngày càng nhiều hơn và con ngƣời đã và đang phải chịu hậu quả ngày càng nhiều của những thiên tai đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Trong bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Khi dạy mục

II, khi dạy đến phần thực trạng của môi trƣờng GV có thể cho HS xem một đoạn vi deo về môi trƣờng và yêu cầu HS cho biết “Những tác động của con ngƣời làm cho môi trƣờng bị thay đổi xấu đi? Hậu quả? Biện pháp?”

Đây là một câu hỏi khó và rộng, HS chỉ trả lời đƣợc một lƣợng kiến thức rất nhỏ, vì vậy GV phải sử dụng phƣơng pháp giải thích – minh họa, kết hợp với tranh ảnh để minh họa hay chứng minh cho lời giải thích đó.

Cụ thể:

- Nhìn chung có nhiều nguyên nhân gây BĐKH, nhƣng nguyên nhân chính là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính nhƣ sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển ven bờ và đất liền khác. Trong đó 6 loại khí chủ yếu là CO2, CH4,

N2O,HFCs,PFCs,SF6… đƣợc sinh ra do:

+ CO2 sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu khí) hoặc từ các hoạt động công nghiệp nhƣ sản xuất xi măng và cán thép.

+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí dầu tự nhiên và khai thác than.

+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm…

- Hậu quả: BĐKH là nguy cơ lớn làm giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nƣớc, gia tăng các hiện tƣợng cực đoan của thời tiết, phá vỡ tình trạng cân bằng của các hệ sinh thái và làm gia tăng bệnh tật…

- Biện pháp:

+ Giảm sản xuất điện, tăng cƣờng sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch. + Chặn đứng nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và chồng rừng.

+ Tiết kiệm năng lƣợng để giảm lƣợng khí CO2 thải ra bầu khí quyển. + Ăn uống thông minh, tăng cƣờng rau quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Giảm tiêu thụ.

+ Ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất…

- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm

Phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm là đặt HS vào môi trƣờng học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm HS (từ 4 – 6 ngƣời), các thành viên trong nhóm cùng học tập, hợp tác trao đổi để giải quyết các vấn đề trong học tập.

Học tập theo phƣơng pháp này giúp mọi ngƣời tham gia tích cực vào quá trình học tập, lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mọi ngƣời, đƣa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung.

Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là phƣơng pháp áp dụng khá phổ biến hiện nay, phƣơng pháp này rất thích hợp cho GDBĐKH. Tổ chức học tập theo nhóm nhỏ không chỉ phát huy đƣợc tính tích cực tự giác, khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, tạo điều kiện cho mọi ngƣời cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, chuẩn bị cho lao động phân công trong cộng đồng. Đây cũng là một mục tiêu mà giáo dục vì sự phát triển bền vững hƣớng tới, “học để cùng chung sống”. Đồng thời trong quá trình hoạt động nhóm nhiều kỹ năng xã hội cũng đƣợc hình thành và phát triển nhƣ:

+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng nói, diễn đạt

+ Kỹ năng tập hợp, ghi chép tƣ liệu + Kỹ năng báo cáo

Đây thực sự là những kỹ năng cần thiết cho mục tiêu học để cùng chung sống bền vững.

Trong dạy học, tùy theo mục đích yêu cầu có thể chia các nhóm với các nhiệm vụ giống hoặc khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Trong bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải. GV yêu cầu

HS kẻ bảng kiến thức vào vở. Ngành GTTT Ƣu điểm Nhƣợc điểm Đặc điểm và xu hƣớng phát triển Phân bố 1. Đƣờng sắt 2. Đƣờng ô tô 3. Đƣờng biển 4. Đƣờng hàng không 5. Đƣờng ống 6. Đƣờng sông hồ

GV dạy mẫu về ngành giao thông vận tải đƣờng sắt, sau đó có thể chia lớp thành các nhóm thảo luận:

Nhóm 1, 2: tìm hiểu về ngành vận tải ô tô.

Nhóm 3, 4: tìm hiểu về ngành vận tải đƣờng biển.

Nhóm 5, 6: tìm hiểu về ngành vận tải đƣờng hàng không.

Sau khi thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn và mở rộng kiến thức.

Ví dụ: Trong bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thi hóa. Khi dạy đến mục 3: ảnh hƣởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng, GV có thể cho HS thảo luận vấn đề lối sống của ngƣời dân thành thị tác động đến MT bằng các câu hỏi sau:

- Có phải lối sống của ngƣời dân thành thị gây tác hại đến môi trƣờng? - Có phải lối sống của bạn và tôi ảnh hƣởng đến môi trƣờng?

- Làm thế nào để thay đổi lối sống của bạn, tôi và mọi ngƣời để duy trì môi trƣờng lành mạnh?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để thảo luận chủ đề này, GV giao cho mỗi nhóm HS thu thập các thông tin ở một địa phƣơng nhất định trƣớc khi tiến hành ít nhất 1 tuần, về:

+ Mức độ sử dụng lƣơng thực, thực phẩm.

+ Mức độ tiêu thụ năng lƣợng (điện, ga, than…), nƣớc trong một tháng của các gia đình xung quanh nơi ở của HS.

+ Các loại rác thải (rác thải có nguồn gốc hữu cơ, rác thải khó phân hủy nhƣ nhựa, túi nilông…) của các gia đình.

Trên cơ sở các thông tin HS thu thập đƣợc, HS rút ra kết luận: lối sống xa hoa, lãng phí của ngƣời dân thành thị không phù hợp với khả năng cung cấp lăng lƣợng, nƣớc sạch và các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân gây quá tải đối với môi trƣờng và tài nguyên. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để giảm thiểu sức ép với môi trƣờng.

Nhƣ vậy, hợp tác theo nhóm là phƣơng pháp thích hợp để thực hiện GDBĐKH, góp phần thực hiện mục tiêu hình thành cho HS những giá trị, những kĩ năng về cuộc sống bền vững.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề còn gọi là phƣơng pháp tìm tòi – phát hiện hay phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Đây là một trong những phƣơng pháp dạy học mà ở đó GV là ngƣời tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Mục tiêu cơ bản của phƣơng pháp này nhằm rèn luyện năng lực nhận biết, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì thế khi sử dụng phƣơng pháp này HS sẽ đóng vai trò chủ đạo, là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học, tích cực và chủ động tìm hiểu, phân tích vấn đề mà GV đƣa ra chứ không thụ động tiếp thu tri thức. Còn GV chỉ giữ vai trò cố vấn, hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho HS lĩnh hội tri thức một cách tích cực và có suy nghĩ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều này có giá trị rất lớn trong việc giáo dục kiến thức về BĐKH cho HS, bởi vì khi HS tự tìm tòi, phát hiện và phân tích các vấn đề môi trƣờng thì sẽ tạo điều kiện cho kiến thức đƣợc khắc sâu hơn và không chỉ dừng lại ở đó nó còn hình thành những kỹ năng, hành vi bảo vệ môi trƣờng.

Đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề là “tình huống có vấn đề”. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy kiến thức về BĐKH không phải tình huống nào cũng là tình huống có vấn đề. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy GV phải hƣớng HS vào những tình huống có vấn đề.

Ví dụ: Trong bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải. Sau khi dạy

xong giao thông vận tải đƣờng hàng không, GV có thể chỉ ra tình huống có vấn đề cho HS giải quyết: “Tại sao giao thông đƣờng hàng không sử dụng những thành quả mới nhất của khoa học kĩ thuật mà lại là một trong những phƣơng tiện vận tải gây nguy hại lớn nhất cho tầng ôzôn?”

Từ tình huống có cấn đề này GV giúp HS hiểu đƣợc: các chất khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng, đó là khí các bon oxit và hydro-cacbon, gây tổn hại lớn cho tầng khí quyển trên cao, đặc biệt máy bay siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra nitơ oxit gây nguy hiểm đối với phân tử ôzôn, có thể làm thủng tầng ôzôn – một lá chắn bảo vệ của Trái Đất. Tình trạng này làm nảy sinh những vấn đề lớn về môi trƣờng trên phạm vi toàn cầu: gây ô nhiễm môi trƣờng, BĐKH và đặc biệt nguy cơ tạo lỗ thủng tầng ôzôn cho ánh sáng tím lọt qua, gây nguy hại tới sức khỏe con ngƣời, bệnh ung thƣ da và các bệnh nguy hiểm khác.

Ví dụ: Trong bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số. Khi dạy mục II, phần

1, ý d: ảnh hƣởng của tình hình gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội. GV có thể đƣa ra tình huống: “Dân số tăng nhanh, hậu quả về môi trƣờng càng lớn. Tại sao?”. GV giải thích và lồng ghép kiến thức BĐKH cho HS: dân số tăng nhanh chất thải sinh hoạt ngày càng lớn, chất thải do sản xuất ngày càng nhiều trong khi diện tích rừng ngày càng bị suy giảm… Đó là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng, BĐKH. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ khí hậu để không làm cho nó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hoặc sau khi dạy song bài, GV đặt vấn đề: “Tại sao vấn đề gia tăng dân số nhanh lại là một trong những thách thức với toàn nhân loại?”. HS sẽ tự suy nghĩ và đƣa ra tình huống: mật độ dân số đông sẽ dẫn tới hậu quả về kinh tế (thiếu việc làm, bình quân thu nhập thấp), vấn đề xã hội (thất học, thất nghiệp…), môi trƣờng (ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên), là một trong những nguyên nhân làm BĐKH.

HS đƣa ra các dự đoán của mình và đi đến kết luận: muốn phát triển bền

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)