Các hình thức và phƣơng pháp GDBĐKH trong môn Địalí lớp 10-

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 69 - 70)

Trung học phổ thông

Các phƣơng pháp dạy học là bộ máy đƣợc sử dụng để truyền tải thông tin, kiến thức, kĩ năng tới ngƣời học. Chúng phản ánh sự thay đổi thái độ, hành vi và lối sống vì một tƣơng lai bền vững.

Có rất nhiều phƣơng pháp dạy học có thể sử dụng trong giáo dục phát triển bền vững cũng nhƣ GDBĐKH nhƣ phƣơng pháp giảng giải, thuyết trình, giảng thuật, động não, thảo luận, nghiên cứu tình huống, tìm tòi, điều tra và giải quyết vấn đề, trò chơi, học tập dựa trên dự án, khai thác bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ…

Toàn bộ các phƣơng pháp trên đều tập trung vào hoạt động của ngƣời học theo phƣơng châm của hội thảo về GDMT đƣợc tổ chức tại Tbilisi (1997) là: “GDMT chỉ có thể hoàn thành tốt nhất với sự tham gia của ngƣời học”. Vì vậy, các phƣơng pháp cần thiết để đảm bảo cho sự tham gia tối đa của HS.

Đối với GDBĐKH, phƣơng pháp dạy học dùng lời là không đủ, cần có phƣơng pháp dạy học tác động trực tiếp tới ngƣời học, lôi cuốn ngƣời học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng nhƣ tham gia các hoạt động thực hành tìm hiểu về BĐKH. Vì vậy, trong GDBĐKH cần chú ý việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, hƣớng ngƣời học vào các hoạt động gắn với thực tiễn, với những yêu cầu nhƣ sau:

- Giảm giảng giải, thuyết trình, tăng cƣờng thảo luận, tranh luận.

- Giảm ghi nhớ máy móc, tăng việc học ngoài hiện trƣờng mang tính khảo sát nghiên cứu.

- Giảm trả lời theo sách, tăng tính độc lập tƣ duy, giải quyết vấn đề.

- Vận dụng sáng tạo các hiểu biết, tránh tiếp nhận xuôi chiều theo những kiến thức có sẵn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chú ý kinh nghiện thực tế, khả năng vận dụng. - Tăng cƣờng làm việc tập thể.

- Dạy học theo kiểu nghiên cứu đề tài hay khai thác các tình huống của thực tiễn.

Tuy nhiên, cần quan tâm đến đối tƣợng HS để lựa chọn phƣơng pháp dạy học cho phù hợp, trƣớc hết do đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của các em khác nhau, tiếp đó do mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục.

Qua nghiên cứu cho thấy, nếu biết cách tổ chức và có phƣơng pháp thích hợp thì nội dung GDBĐKH sẽ có ý nghĩa và đem lại hiệu quả tốt. GDBĐKH không chỉ giới hạn trong bài học mà phải biết kết hợp cả hình thức dạy học nội khóa và ngoại khóa nhằm đem lại hứng thú, niềm tin, thái độ đúng đắn cho HS.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)