Chủ trƣơng, quan điểm của nhà nƣớc về BĐKH

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 43)

- Quan điểm: ứng phó với BĐKH đƣợc tiến hành bằng nguyên tắc phát

triển bền vững, đảm bảo tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động tiến hành có trọng tâm, trọng điểm ứng phó với những tác động cấp bách trƣớc mắt và các tác động tiềm năng lâu dài, ứng phó hiện nay sẽ làm giảm đƣợc thiệt hại cho tƣơng lai. Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn xã hội, toàn hệ thống chính trị, của các cấp các ngành, các tổ chức liên quan và của toàn thể ngƣời dân. Cần đƣợc tiến hành đồng thuận và có quyết tâm cao từ phạm vi địa phƣơng, vùng, quốc gia đến toàn cầu. Các yếu tố phải đƣợc tích hợp thành chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các cấp, các nghành, các địa phƣơng. Triển khai theo nguyên tắc “trách nhiệm chung nhƣng có sự phân biệt” theo công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguyên tắc chỉ đạo: Chính phủ thống nhất các hoạt động ứng phó với

BĐKH, Bộ tài nguyên và môi trƣờng là cơ quan thƣờng trực, đối phó với các cơ quan có liên quan có trách nhiệm giúp chính phủ thực hiện đối với các lĩnh vực này.

- Mục tiêu:

Mục tiêu chiến lược: là đánh giá đƣợc mức độ tác động của BĐKH đối với

các lĩnh vực, các ngành, các địa phƣơng trong từng giai đoạn và xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó với hậu quả của BĐKH trong từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc, tận dụng cơ hội phát triển theo hƣớng thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống Trái Đất.

Mục tiêu cụ thể: đánh giá đƣợc mức độ biến đổi của khí hậu Việt Nam do

BĐKH toàn cầu và mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, các ngành, địa phƣơng, xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH; tăng cƣờng các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với BĐKH; củng cố, tăng cƣờng đƣợc năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH…

- Biện pháp:

+ Chấp nhận tổn thất: tất cả các phƣơng pháp thích ứng khác có thể đƣợc so sánh với các phản ứng cơ bản “không làm gì cả”, ngoài trừ chịu đựng hay chấp nhận các tổn thất. Về mặt lí thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ giá nào hay ở nơi mà nó phải trả giá cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro và các thiệt hại có thể.

+ Chịu sự tổn thất: loại phản ứng này có liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cƣ lớn. Cách thích ứng này thƣờng xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng mở rộng nhƣ các hộ gia đình. Mặt khác các cộng đồng lớn phát triển phải chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, thông qua bảo hiểm cá nhân.

+ Làm thay đổi nguy cơ: ở mức độ nào đó con ngƣời đã kiểm soát đƣợc những mối nguy hiểm từ BĐKH. Đối với một số hiện tƣợng nhƣ lũ lụt, hạn hán thì biện pháp thích hợp nhất là đắp đập, đào mƣơng… có thể điều chỉnh chậm lại tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

+ Ngăn ngừa tác động: là một hệ thống các phƣơng pháp thƣờng dùng để thích ứng và ngăn chặn các tác động của BĐKH.

+ Thay đổi cách sử dụng: áp dụng khi những rủi ro của BĐKH ngăn cản hoặc tạo ra sự mạo hiểm cho sự tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế.

+ Thay đổi, chuyển địa điểm: một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm các hoạt động kinh tế.

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ: quá trình thích ứng có thể đƣợc phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mới và phƣợng pháp mới về thích ứng.

+ Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH cũng có thể đƣợc nâng cao bằng cách nghiên cứu sự thích ứng về khí hậu hiện tại và khí hậu tƣơng lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống nhƣ thích ứng với khí hậu trọng tƣơng lai và điều đó cũng ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn phƣơng pháp thích ứng.

BĐKH đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất toàn cầu trong thế kỉ XXI, nó đòi hỏi các nƣớc trên thế giới đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam phải xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả với BĐKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận thức rõ ràng ảnh hƣởng của BĐKH, chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và nghị định thƣ Kyoto. Chính phủ đã chỉ định bộ tài nguyên và môi trƣờng làm đầu mối quốc giao để thực hiện các hoạt động ứng phó BĐKH trong nƣớc và hợp tác quốc tế. Trong những năm gần đây, nƣớc ta có nhiều chƣơng trình, dự án nghiên cứu tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trƣờng cũng nhƣ sự phát triển KT – XH và bƣớc đầu thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Tuy vậy, những cố gắng nói trên là chƣa đủ để đảm bảo ứng phó hiệu quả với những tác động của BĐKH trong thời gian tới.

Thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trƣờng đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng chƣơng trình, mục tiêu ứng phó quốc gia với BĐKH (gọi tắt là chƣơng trình MTQG) và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho xây dựng và thực hiện chƣơng trình MTQG nhằm thực hiện sớm các hành động thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH ở Việt Nam.

Ngày 2/12/2008 chƣơng trình MTQG ứng phó với BĐKH đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt. Chƣơng trình đã đề ra 3 giai đoạn: giai đoạn khởi động (từ năm 2009 – 2010), giai đoạn triển khai (từ 2011 - 2015), giai đoạn phát triển (sau năm 2015) với 9 nhiệm vụ:

+ Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam. + Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH.

+ Xây dựng chƣơng trình khoa học công nghệ về BĐKH. + Tăng cƣờng năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH. + Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực.

+ Tăng cƣờng hợp tác quốc tế.

+ Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lƣợc, chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH, phát triển ngành và địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Xây dựng các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phƣơng ứng phó với BĐKH.

+ Xây dựng và triển khai các dự án của chƣơng trình.

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)