Con đƣờng có hiệu quả để nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với những thách thức của BĐKH cho các cá nhân, cộng đồng trong cuộc đấu tranh với BĐKH là tăng cƣờng GDBĐKH trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy. Tất cả các bậc học và các hình thức của chƣơng trình giáo dục và dạy học hiện hành cần phải đƣợc xem xét lại và đƣợc đổi mới và định hƣớng làm sáng tỏ những nguyên nhân và hậu quả của BĐKH. Điều đó có nghĩa là hệ thống giáo dục ở mọi nơi cần chứa đựng nội dung, mà tiêu điểm về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp đối với BĐKH và việc đề cập đến các nguyên nhân và hậu quả của BĐKH trong chƣơng trình giáo dục cần đƣợc thực hiện với những nội dung và phƣơng pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp, có khả năng hình thành năng lực trong xã hội để giảm thiểu, thích ứng và chuyển đổi.
Về bản chất, giáo dục BĐKH là một bộ phận của giáo dục phát triển bền vững và nó chứa đựng những đặc trƣng nổi bật của giáo dục phát triển bền vững. Đồng thời đây cũng là nội dung mang tính liên môn nên giáo giục BĐKH có nhiều hình thức giáo dục khác nhau: giáo dục chính quy giáo dục không chính quy, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề, giáo dục đại học với phƣơng pháp phù hợp. Do đề tài hƣớng vào việc GDBĐKH ở phổ thông nên tác giả đề cập cụ thể đến các phƣơng thức giáo dục ở phổ thông có thể sử dụng đƣợc là ba phƣơng thức: tích hợp, lồng ghép và bộ môn riêng.
- Tích hợp: là phƣơng thức kết hợp một cách hệ thống khái niệm GDBĐKH vào nội dung môn học. Chƣơng trình giảng dạy đƣợc xem xét lại để cho phép kết hợp các tƣ tƣởng phù hợp, đảm bảo sự tích hợp đầy đủ về mặt nội dung.
- Lồng ghép: là phƣơng thức mang tính chất của sự sắp xếp đặc biệt nhiều hơn. Nó mở rộng và làm phong phú thêm bài học bằng cách bổ sung kiến thức và thêm vào những ví dụ GDBĐKH. Qua phƣơng thức này, HS dễ dàng tiếp thu bài học bởi những ví dụ sinh động và nguồn tri thức đƣợc mở rộng, nhờ vậy sẽ làm cho chất lƣợng và hiệu quả giờ học đƣợc nâng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bộ môn riêng biệt: xây dựng chƣơng trình GDBĐKH có hệ thống và trở thành môn học riêng nhƣ các môn học khác. Môn học riêng có thể là môn học bắt buộc, môn học lựa chọn hoặc một khóa học ngắn hạn. Với phƣơng thức này HS học đƣợc sâu và có hệ thống về kiến thức GDBĐKH. Vì vậy mà các mục tiêu GDBĐKH sẽ dễ dàng đạt đƣợc hơn.
Các môn học có nhiều khả năng tích hợp nội dung GDBĐKH là: Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lí… Trong đó, môn Địa lí đƣợc coi là môn học có “tính môi trƣờng nhất”, có ƣu thế hơn hẳn các môn học khác để GDBĐKH. Bộ môn Địa lí ở nhà trƣờng phổ thông với hai phân ngành là địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội có khả năng phản ánh không chỉ về mặt tự nhiên, môi trƣờng mà còn thể hiện đƣợc mặt kinh tế - xã hội và sự tác động của con ngƣời tới môi trƣờng ở các mức độ khác nhau (địa phƣơng, vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu).
GDBĐKH qua môn Địa lí trong nhà trƣờng phổ thông không chỉ quan tâm tới việc truyền thụ các kiến thức về tình trạng BĐKH nói chung và hình thành cho HS những kĩ năng, phƣơng pháp cần thiết cho các em mà còn phải coi trọng các giá trị, vấn đề và triển vọng cho cuộc sống tƣơng lai nhằm hƣớng dẫn và khuyến khích HS tìm kiếm và phát hiện ra những kế sinh nhai bền vững để qua đó tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và sống một cách bền vững. Vì vậy, GDBĐKH nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng về các mặt kiến thức, kĩ năng và giá trị mà trong đó sự thay đổi thái độ - hành vi là một đơn vị cấu thành chủ chốt.
- Về kiến thức và kĩ năng: GDBĐKH trang bị cho ngƣời học những sự kiện, mức độ của sự biến đổi (tuy nhiên của những ƣu điểm của xã hội xanh và lành mạnh), các hậu quả, tiềm năng, giải pháp có thể thực hiện và chiến lƣợc lãnh đạo mà nó có thể dẫn tới một con đƣờng phát triển bền vững. Hơn nữa, GDBĐKH cần đƣợc thực hiện theo tiếp cận liên môn nhằm làm cho việc học tập trở nên sống động hơn, có nhiều trải nghiệm hơn và liên quan nhiều hơn đối với các vấn đề thiết thực của cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về giá trị và sáng tạo: trở thành công dân toàn cầu, có cảm xúc cá nhân thuộc về một hành tinh, một cộng đồng nhân đạo, yêu quí và làm bạn với tự nhiên. Yêu và bảo vệ hòa bình… đƣợc xem là những giá trị cần đƣợc khuyến khích khi tiến hành GDBĐKH. Thông qua GDBĐKG cần làm cho ngƣời học hiểu rằng không chỉ tự nhiên và hành tinh đang trong nguy hiểm mà các điều kiện cho sự duy trì một nền hòa bình bền vững của hàng triệu ngƣời cũng bị đe dọa.
- Sự thay đổi hành vi – thái độ và năng lực của ngƣời công dân: đây đƣợc xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu của GDBĐKH. Sự thay đổi trong kiến thức và kĩ năng cần phải dẫn tới sự thay đổi hành vi – thái độ của ngƣời học theo những định hƣớng của sự phát triển bền vững trong lĩnh vực BĐKH.