Giải pháp nào cho sự phát triển các khucong nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 40 - 129)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1.3. Giải pháp nào cho sự phát triển các khucong nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh theo hướng bền vững?

2.2. Khung và phƣơng pháp nghiên cứu

Hình 2.1. Khung và phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận PTBV KCN Khung lý thuyết PTBV KCN Tiêu chí đánh giá PTBV KCN Nghiên cứu Kinh nghiệm QT về PTBV KCN Bài học kinh nghiệm QT về PTBV KCN Khảo sát, thu thập số liệu

Đề xuất giải pháp, kiến nghị

Phân tích các cơ hội, thách thức với PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Phƣơng pháp chuyên gia

Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương về PTBVKCN Bài học về PTBVKCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đánh giá PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Phương pháp luận

Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung, coi trọng việc điều tra tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hóa, nêu lên những kiến nghị và hoàn thiện giải pháp.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ các giáo trình, văn bản pháp luật, sách báo và các công trình nghiên cứu có liên quan, đặc biệt là các chính sách về phát triển các KCN, các qui định có tác động trực tiếp, gián tiếp đến PTBV trong các KCN.

Số liệu sơ cấp sử dụng trong Luận văn chủ yếu được tiến hành thu thập thông quan việc điều tra xã hội học bằng cách phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà quản lý ở tỉnh và trung ương có liên quan. Cụ thể điều tra bằng bảng hỏi đối với 05 doanh nghiệp kinh doanh KCN và 45 doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tiến hành khảo sát thực tế hoạt động và sự phát triển các KCN theo quan điểm phát triển bền vững ở một số địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tổng hợp các vấn đề bức xúc, cần hoàn thiện trong phát triển KCN gắn với yêu cầu phát triển bền vững và đề xuất các giải pháp, kiến nghị. (Phiếu đính kèm).

2.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi

.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

Phương pháp phân tích thông tin, số liệu trong Luận văn chủ yếu là phân tích số liệu tuyệt đối qua các năm từ 2010 - 2012, có nhiều số liệu thống kê của giai đoạn 2005-2010.

2.2.2.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa

Luận văn thực hiện phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra được, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các KCN Quảng Ninh theo hướng bền vững.

2.2.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý các KCN. Phương pháp này giúp cho Luận văn có được thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng như các nhận định sát thực, giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Bảng 2.1. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Vấn đề Tiêu chí Chỉ số/ Phƣơng pháp đánh giá

2.3.1. Bền vững về kinh tế 2.3.1.1. Bền vững kinh tế nội tại KCN (1) Vị trí đặt của KCN

Khả năng tiếp cận các hạ tầng như đường xá, bến cảng, sân bay...

Khả năng tác động tiêu cực từ vị trí KCN đến các lĩnh vực khác

(2) Quy mô diện tích KCN

Đối chiếu qui mô bình quân, cơ cấu diện tích các KCN với qui mô KCN hiệu quả.

(3) Tỷ lệ diện tích đất có thể cho thuê / diện tích tự nhiên

Đánh giá theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng % 100 TN CN CN S S TL (4) Tỷ lệ lấp đầy KCN

Đánh giá theo từng giai đoạn: Xây dựng kết cấu hạ tầng; thu hút đầu tư theo Nghị định 28/2008/NĐ-CP:

Tỷ lệ lấp đầy (%) x100% S thuê cho đã S CN (5) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong KCN

Đánh giá trên quan điểm “động” mức và tốc độ tăng trưởng:

Năng suất lao động tính theo doanh thu: doanh thu/lao động

Vấn đề Tiêu chí Chỉ số/ Phƣơng pháp đánh giá

(6) Trình độ công nghệ

Qui mô VĐT/dự án

Quốc gia đầu tư, tính chất công nghệ Tỷ lệ vốn/ lao động.

(7) Hoạt động Liên kết sản xuất của doanh nghiệp

Tính chất chuyên ngành của KCN hay số ngành kinh tế trong KCN

Tỷ lệ doanh nghiệp liên kết sản xuất/tổng doanh nghiệp của KCN

(8) Nhóm tiêu chí phản ánh độ

thỏa mãn nhu cầu nhà đầu tư

Chất lượng hệ thống CSHT kỹ thuật của địa phương và KCN: điện, nước, hạ tầng trong, ngoài KCN. Năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ

Nguồn nhân lực đầu vào cho hoạt động của KCN

2.3.1.2. Bền vững về kinh tế địa phương có KCN (1) Đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh

tế địa phương

Xem xét đóng góp của KCN theo xu thế động vào kinh tế địa phương:

Qui mô và tỷ lệ GTSX KCN chiếm trong GTSX địa phương

Qui mô và tỷ lệ XK của KCN chiếm trong Giá trị XK địa phương

GTSX công nghiệp tạo ra trên 1 ha KCN địa phương Giá trị xuất khẩu tạo ra trên 1 ha KCN địa phương

(2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Phân tích số ngành kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là ngành mới.

Tỷ trọng các ngành trong giá trị gia tăng địa phương Đo lường tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng hệ số Cosφ

(3) Tác động đến hệ thống hạ tầng KT địa phương

Tác động của KCN đến các thay đổi về hạ tầng ngoài hàng rào KCN: hệ thống đường xá, các công trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có KCN.

Vấn đề Tiêu chí Chỉ số/ Phƣơng pháp đánh giá 2.3.2. Bền vững về xã hội 2.3.2.1. Địa phương bị ảnh hưởng bởi việc phát triển KCN (1) Chuyển dịch cơ cấu lao động

địa phương

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, tính chất công việc và theo trình độ lao động.

Tỷ lệ sử dụng lao động địa phương trong tổng số lao động KCN.

(2)Thay đổi về đời sống vật chất người dân

Thu nhập bình quân người dân địa phương trước và sau khi KCN xây dựng CSHT và hoạt động.

Sự thay đổi về nhà ở, sở hữu các tài sản của người dân (3)Tình hình

An ninh, trật tự địa phương

Số lượng và tỷ lệ gia tăng các vụ án hình sự trong năm. Số người nghiện hút ma túy, số vụ gây rối, mất trật tự, số tụ điểm có dấu hiệu phát sinh tệ nạn xã hội… so với trước khi có KCN.

2.3.2.2. Đời sống người lao động trong KCN (1) Thu nhập của người lao động

Mức thu nhập bình quân/tháng/lao động của lao động trong KCN so với lao động cùng ngành nghề ở các KCN khác và ngoài KCN.

(2) Đời sống vật chất người

lao động

Điều kiện nơi ở người lao động

Các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người lao động.

(3) Đời sống tinh thần của người lao động

Số điểm văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ người lao động

Số lượng các hoạt động văn hóa, tinh thần của doanh nghiệp, ban quản lý KCN tổ chức hàng năm; Tỷ lệ sử dụng thời gian sau giờ làm việc của người lao động…

2.3.3. Bền vững về môi trường (1) Đánh giá việc xử lý nước

Qui mô và tốc độ tăng lượng nước thải KCN ra môi trường

Vấn đề Tiêu chí Chỉ số/ Phƣơng pháp đánh giá

thải các KCN Chất lượng xử lý nguồn nước thải từ KCN ra môi trường: Tỷ lệ số KCN đạt tiêu chuẩn xả thải loại A, loại B và không đạt loại B…

Tỷ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

(2) Đánh giá việc xử lý chất thải

rắn các KCN

Tỷ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lý, phân loại chất thải rắn.

Phương pháp xử lý rác thải KCN: phân loại, tái chế; xử lý tại chỗ…

Tỷ lệ được xử lý bởi các doanh nghiệp xử lý rác thải công nghiệp, đặc biệt là các chất thải nguy hại.

(3) Ô nhiễm về không khí

Các chỉ số phản ánh chất lượng không khí trong và ngoài KCN, bị tác động từ hoạt động sản xuất của KCN: Nồng độ khí độc SO2, NO2, Ozone, CO, nồng độ bụi lơ lửng (TSP); chì…

Vấn đề đầu tư và vận hành các trang thiết bị xử lý ô nhiễm không khí của các doanh nghiệp trong KCN.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Tổng quan vềcác khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp

Với các lợi thế địa, kinh tế và mong muốn mang lại sự phát triển vượt bậc về công nghiệp, thương mại và du lịch, xứng đáng với vai trò hạt nhân phát triển vùng, Quảng Ninh là một trong số các địa phương đi đầu trong việc triển khai phát triển KCN.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 11 KCN, trong đó 05 KCN đã được thành lập với tổng diện tích là 1.675 ha (gồm: KCN Cái Lân: 305 ha, KCN Việt Hưng: 301 ha, KCN Hải Yên: 182 ha, KCN Đông Mai: 160 ha, KCN Phương Nam: 709 ha) và 06 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và bổ sung vào Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 với tổng diện tích là: 10.090 ha (bao gồm: KCN cảng biển Hải Hà: 4.999 ha, KCN - dịch vụ Đầm Nhà Mạc: 3.710 ha, KCN Hoành Bồ: 681 ha, KCN Quán Triều: 150 ha, KCN Tiên Yên: 150 ha, KCN phụ trợ ngành than: 400 ha). Hiện một số KCN đang triển khai các công tác chuẩn bị đầu tư.

Khu công nghiệp Cái Lân là KCN tập trung đầu tiên của Quảng Ninh được Chính phủ quyết định thành lập năm 1997 (Quyết định số 578/TTg ngày 25/7/1997). Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến năm 2000, dự án đầu tư hạ tầng KCN mới được triển khai. Đến năm 2004, KCN Cái Lân giai đoạn I đã hoàn thành đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu và đi vào hoạt động.

Hình 3.1. Sơ đồ phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh năm 2012

3.1.2. Các khu công nghiệp đã được thành lập

3.1.2.1. Khu công nghiệp Cái Lân (TPHạ Long)

Khu công nghiệp Cái Lân nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/TTg ngày 06/8/1996 và được thành lập theo Quyết định số 578/TTg ngày 25/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng: Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh.

Vị trí địa lý: Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; cách trung tâm thành phố Hạ Long 5 km về phía Tây, cách cảng Cái Lân 1,5 km; phía Bắc giáp với vịnh Cửa Lục, phía Nam giáp Quốc lộ 18A (nối Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái), phía Đông giáp với Cảng nước sâu Cái Lân, phía Tây giáp với Cụm công nghiệp Gốm xây dựng Giếng Đáy và Ga tầu Hạ Long.

Quy mô: Diện tích khoảng 305,3 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 242,8 ha. Hiện nay toàn bộ diện tích của khu công nghiệp cơ bản được lấp đầy, đạt tỷ lệ 98,6%.

Danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư: sản xuất, gia công phụ tùng, chi tiết; sửa chữa; Cơ khí lắp ráp; Sản xuất đồ gỗ; Sản xuất container; Công nghiệp đóng tầu; Dịch vụ cảng; Dệt, may, bao bì; Sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập; Sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử; Công nghiệp chế biến; Điều kiện về cơ sở hạ tầng:

- Toàn bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp như hệ thống cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc, thoát nước và xử lý nước thải... đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ cho các dự án đầu tư.

- Mạng giao thông đối ngoại: khu công nghiệp Cái Lân nằm cạnh Cảng nước sâu Cái Lân, có khả năng tiếp nhận tầu đến 40.000 DWT (kể cả tầu container); Quốc lộ 18A kết nối với Hà Nội và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; đường sắt Hạ Long - Yên Viên đang được đầu tư nâng cấp thành tuyến đường sắt cao tốc hiện đại nhất.

Hoạt động đầu tư tại khu công nghiệp

- Tổng số dự án đăng ký đầu tư đến hết năm 2011 (gồm cả KCN Cái Lân giai đoạn 1 và KCN Cái Lân mở rộng) là 58 dự án. Trong đó:

+ Giai đoạn 1: 32 dự án (14 dự án FDI và 18 dự án trong nước) + Phần mở rộng: 26 Dự án (04 dự án FDI và 22 dự án trong nước) - Tổng vốn đăng ký đến hết 2011 khoảng 7.132 tỷ đồng và 269,4 triệu USD. - Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đạt khoảng 4.814 tỷ đồng và 221,7 triệu USD.

3.1.2.2. Khu công nghiệp Việt Hưng (TPHạ Long)

KCN Việt Hưng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 519/TTg ngày 06/8/1996 và cho phép thành lập tại văn bản số 727/TTg-CN ngày 15/5/2006.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Việt Hưng.

Vị trí: Xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long. Phía Bắc giáp thị trấn Trới, phía Nam giáp lạch bãi triều, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 279, phía Đông giáp vịnh Cửa Lục.

Quy mô: 300,9 ha, trong đó đất công nghiệp 190,6 ha. Bên cạnh KCN, một khu đô thị được quy hoạch với quy mô khoảng 100 ha với đầy đủ các chức năng như khu ở, các dịch vụ công cộng và hạ tầng xã hội đáp ứng chỗ ở cho khoảng 14.500 dân.

Danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư: Công nghiệp lắp ráp, chế tạo cơ khí, nội thất tàu thủy; Sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến các sản phẩm nông, thủy sản; Sản xuất hàng tiêu dùng ...

Điều kiện cơ sở hạ tầng:

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN như hệ thống cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc, thoát nước... đã được đầu tư xây dựng. Hiện nay có 70 ha sẵn sàng phục vụ cho các dự án đầu tư

- Mạng lưới giao thông đối ngoại: KCN Việt Hưng nằm cách cảng nước sâu Cái Lân khoảng 10 km, trên đường nối đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với cảng Cái Lân.

Thuê lại đất:

- Tiền thuê đất: 36 USD/m2/45 năm; Phí sử dụng hạ tầng: 0.26 USD/ m2

/ năm; Thuế sử dụng đất theo quy định của tỉnh.

- Hình thức thanh toán ngay 01 lần; hoặc trả trước tối thiểu 30%, trả dần 70% còn lại nhưng không quá 10 năm + lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại.

: 0.26 USD/m2

). Hoạt động đầu tư tại khu công nghiệp:

- Tổng số dự án đăng ký đầu tư đến hết năm 2011 là 05 dự án. Trong đó 01 dự án FDI và 04 dự án trong nước.

- Tổng vốn đăng ký đến hết 2011 đạt 112 tỷ đồng và 05 triệu USD.

- Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đạt 53,66 tỷ đồng và 1,84 triệu USD. - Diện tích đất đã cho thuê là 10,2 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 5,34%.

3.1.2.3. Khu công nghiệp Hải Yên (TP Móng Cái)

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hải Yên được phê duyệt tại Quyết định số 3867/QĐ-UB ngày 14/10/2005 và được thành lập theo Quyết

định số 4065/QĐ-UBND ngày 26/10/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở văn bản cho phép đầu tư và thành lập khu công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ đầu tư: Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera - Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera.

Vị trí: Phường Hải Yên, thành phố Móng Cái

Quy mô: 182,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 120 ha. Khu công nghiệp được quy hoạch và đầu tư đồng bộ cả hạ tầng trong hàng rào và hạ tầng xã

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 40 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)