5. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Đánh giá phát triển bền vững nội tại trong khu công nghiệp
3.2.1.1. Vị trí đặt của các khu công nghiệp
Nhìn chung, các KCN đã và đang triển khai hoạt động tại Quảng Ninh đều được quy hoạch và đặt ở các vị trí thuận lợi, có thể khai thác bền vững, lâu dài vì điểm đặt của các KCN đều ở các khu vực ngoại vi, có địa hình bằng phẳng, địa chất tốt, rất thuận tiện đường giao thông, gần cảng, không vi phạm vào các hành lang
lưới điện, khu vực an ninh quốc phòng. Tỉnh cũng đã tính tới tốc độ đô thị hoá trong tương lai vẫn đảm bảo hoạt động của các KCN mà không cần di dời. Cụ thể:
- Xét về vận chuyển đường bộ: 100% các KCN đều nằm ở các vị trí khá đắc
địa về giao thông, chủ yếu ở ven các quốc lộ: QL10 (Quảng Ninh - Hải Phòng), QL18 (Quảng Ninh - Bắc Ninh). Theo kết quả phỏng vấn 50 doanh nghiệp trong các KCN, 85% cho rằng khả năng vận chuyển hàng hoá đầu vào cho sản xuất và đặc biệt là xuất khẩu hàng hoá bằng đường bộ là rất thuận tiện.
- Xét về vận chuyển đường biển: 92% doanh nghiệp được phỏng vấn cho
biết với lợi thế có cảng biển nước sâu Cái Lân nằm ngay trung tâm KCN Cái Lân nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chỉ có 4 doanh nghiệp (8%) tại KCN Hải Yên, nơi không gần cảng biển, cho rằng không thuận tiện.
- Xét về vận chuyển đường sắt: hiện tại Quảng Ninh mới chỉ có tuyến
đường sắt từ Kép - Bãi Cháy dài hơn 50 km là đường giao thông chính cho hầu hết các KCN tại Quảng Ninh, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi có tới 90% doanh nghiệp trong các KCN cho rằng vận chuyển đường sắt hiệu quả kém và không tiết giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, 100% các doanh nghiệp đều cho rằng tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Viên - Hạ Long dài khoảng 180 km, đang được khởi công xây dựng là giải pháp để tăng cường năng lực vận chuyển hàng hoá qua địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và góp phần giải toả nhanh lượng hàng qua các cảng biển của tỉnh.
- Xét về vận chuyển đường hàng không: hiện nay, có 2 sân bay cho các máy
bay lên thẳng, tuy nhiên vận tải hàng không ở Quảng Ninh chưa phát triển. Việc 100% doanh nghiệp trong các KCN khẳng định khó khăn cơ bản đối với việc thu hút đầu tư và phát triển KCN là hiện tại Quảng Ninh thiếu cả sân bay quốc tế và sân bay nội địa đã cho thấy điều này. Trong tương lai, sự hình thành và phát triển sân bay quốc tế trong khu kinh tế Vân Đồn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh nói chung và các KCN nói riêng.
3.2.1.2. Quy mô diện tích của KCN, tình hình thuê đất và sử dụng đất. Bảng 3.1:Tình hình sử dụng đất (tính đến 31/12/2011) TT Tên KCN Diện tích đất (ha) Tổng diện tích KCN (ha) Diện tích đất có thể cho thuê (ha) Diện tích đất đã san lấp (ha) Diện tích đất đã cho thuê, đang tiến hành SXKD (ha) % sử dụng đất / diện tich có thể cho thuê (%) 1 Cái Lân 305,3 242,8 239,4 239,4 98,6 2 Việt Hưng 300,9 190,6 12,4 6,5 3 Hải Yên 182,4 120,0 46,3 38,6 Tổng cộng: 788,6 553,4 298,1 53,9
Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh năm 2012.
Bảng 3.1 cho thấy việc quy hoạch và quy định sử dụng đất đối với các KCN là tương đối hợp lý, tỷ lệ đất được phép xây dựng nhà xưởng sản xuất chiếm bình quân trên 70% trên tổng diện tích đất các KCN, còn lại gần 30% là phần lưu không và các hạ tầng tiện ích khác như đường đi, hệ thống điện, thoát nước, các khu nghỉ ngơi, cây xanh…
Tuy nhiên, các số liệu điều tra cho thấy còn tồn tại một số vấn đề như: đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm, không đúng với quy mô và tiến độ đã đăng ký. Cụ thể tổng diện tích đất đã được quy hoạch và có thể cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê là: 553,4 ha, nhưng đến nay tính tổng cộng các KCN mới chỉ san lấp được mặt bằng sạch là 239,4 ha, chiếm 43,3%. Việc này cần phải sớm triển khai đồng bộ để bộ mặt các KCN được khang trang bề thế hơn. Hiện nay vẫn còn tình trạng trì hoãn đền bù, mặc dù nhiều khu đã có phương án giải toả đền bù chi tiết nhưng vẫn chậm trễ, không giải ngân để đợi thu hút được nhà đầu tư thứ cấp rồi mới triển khai gấp đền bù và làm tiếp hạ tầng, mặt bằng sạch. Ngoài ra cũng còn tình trạng không thống nhất được phương án đền bù, tái định cư cho người nông dân mất đất nên người dân nhất quyết không chịu giao đất cho chủ dự án, dẫn tới tình trạng hạ tầng giao thông trong và ngoài KCN trong tình trạng xây dựng dở dang, điển hình là KCN Việt Hưng, Hải Yên…
Số liệu trên còn phản ánh một thực tế là hiện tại các KCN dù chưa san lấp hết quỹ đất công nghiệp vẫn có thể cho thuê 553,4 ha. Tính đến 31/12/2011 cũng đã tạo được 412 ha đất mặt bằng sạch có thể cho thuê, nhưng mới chỉ thu hút được các nhà đầu tư triển khai xây dựng và sản xuất được 195 ha, chiếm 47%. Điều này nói lên hiệu quả sử dụng đất còn kém và lãng phí tài nguyên đất, vốn đầu tư.
3.2.1.3. Hiệu quả của khu công nghiệp
Hiệu quả của KCN được đánh giá qua hai yếu tố: một là hiệu quả của các chủ đầu tư hạ tầng KCN, và hai là hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư trong KCN.
* Hiệu quả của chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Chỉ xét 03 KCN đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư, ta thấy: Tổng số vốn đăng ký của các chủ đầu tư hạ tầng KCN là 1.016 triệu USD. Để đảm bảo thực hiện triển khai đầy đủ các hạng mục cơ sở hạ tầng các KCN đúng như cam kết, thu hút được nhiều nhà đầu tư thứ cấp đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN, thì đó là con số không nhỏ và là sự mong đợi của nhiều tỉnh, thành. Nhưng đến nay, việc thực hiện giải ngân đầu tư xây dựng hạ tầng của các KCN mới chỉ đạt ~500 triệu USD (khoảng 49% so với số vốn đăng ký). Đó có thể là nguyên nhân khiến chất lượng và sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng của đa số các KCN tại Quảng Ninh đều chưa đạt tiêu chuẩn.
Hiệu quả thuê đất và sử dụng đất (Bảng 3.1) và kết quả thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Bảng 3.2) đã phản ánh thực tế là đến nay chỉ có KCN Cái Lân đạt được cả hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả thu hút vốn đầu tư. Các KCN khác vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thực sự hiệu quả, vẫn đang rất khát dự án và vốn đầu tư.
Bảng 3.2: Kết quả thu hút đầu tƣ của các KCN trên địa bàn tỉnh Khu công nghiệp Tổng số dự án Dự án FDI Dự án trong nƣớc Đang hoạt động Chƣa hoặc tạm ngừng hoạt động Đang hoạt động Chƣa hoặc tạm ngừng hoạt động Đang hoạt động Chƣa hoặc tạm ngừng hoạt động Cái Lân 44 14 19 01 25 13 Việt Hưng 02 03 01 01 01 02 Hải Yên 01 05 01 01 0 04 Tổng cộng 47 22 21 03 26 19
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Ninh năm 2012
Khu công nghiệp Cái Lân, với số vốn đăng ký đến hết 2011 là 269,4 triệu USD và 7.132 tỷ đồng, thực hiện giải ngân đầu tư cho cơ sở hạ tầng khá cao so với số vốn đăng ký với 221,7 triệu USD và 4.814 tỷ đồng. Qua đó có thể thể thấy tại sao KCN Cái Lân đã thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư 58 dự án, trong đó có 18 dự án FDI và 40 dự án trong nước. Đến 31/12/2012 KCN Cái Lân đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê tới trên 98,6 % số diện tích đất kinh doanh.
Ngoại trừ KCN Cái Lân, 02 KCN còn lại với với tổng quy mô diện tích KCN là 483,3 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 310,6 ha. Đến 31/12/2011 mới thu hút đầu tư và điền đầy được 58,7 ha, chiếm 18,9% trên diện tích đất có thể cho thuê. Hai KCN này mới thu hút được 11 dự án của cả trong nước và nước ngoài. Tổng số vốn đăng ký bằng 8,39 triệu USD và 157 tỷ đồng (quy đổi sang USD bằng 7,476 triệu USD). Tổng cộng bằng USD là 15,866 triệu USD. Tỷ suất đầu tư trên một ha là 0,051 triệu USD/ha. Đây là một con số rất thấp, kém hiệu quả.
Các số liệu phân tích trên cho thấy một thực trạng là hiện nay hiệu quả sử dụng đất của hầu hết các KCN Quảng Ninh còn nhỏ, tỷ suất đầu tư trên ha đất còn thấp. Vấn đề này cần được các nhà quản lý và chủ đầu tư hạ tầng KCN tìm hướng cải tiến ngay để có thể đạt được hiệu quả như KCN Cái Lân.
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư thứ cấp trong các khu công nghiệp.
Trong 03 KCN đang hoạt động có 69 dự án đăng ký đầu tư thứ cấp Tổng số dự án đã được triển khai và đang đi vào hoạt động là 47(chiếm 68%). Tổng số dự án đang triển khai là 22 (chiếm 32%). 49% vốn đăng ký FDI của các dự án này đã được giải ngân (~ 500 triệu USD), cao gấp hơn 2 lần tỷ lệ giải ngân FDI toàn tỉnh Quảng Ninh là 24% (tỷ lệ giải ngân cộng dồn từ 1989 đến tháng 6/2012). Trong 03 KCN này, chỉ có KCN Cái Lân đã được sử dụng 100% với 60 nhà đầu tư thứ cấp. Qua kết quả đánh giá thực trạng các khu công nghiệp Quảng Ninh ta thấy chỉ có các dự án đầu tư thứ cấp của KCN Cái Lân là tính khả thi cao với 60 dự án đăng ký thì có 33 dự án đi vào hoạt động với số vốn đã thực hiện cũng lên đến với 221,7 triệu USD và 4.814 tỷ đồng (khoảng 65% so với vốn đăng ký). Còn lại vẫn xảy ra tình trạng đăng ký dự án nhưng chưa đầu tư hoặc thôi không đầu tư, đăng ký vốn cao nhưng thực hiện thấp, tiến độ giải ngân chậm.
Từ thực tế đó, các nhà quản lý và các chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng cần phải xem xét lại và tìm ra nguyên nhân tại sao các nhà đầu tư đăng ký dự án nhưng không thực hiện, đồng thời cần thẩm định năng lực tài chính của các nhà đầu tư thứ cấp trước khi quyết định để tránh tình trạng chậm giải ngân đầu tư hoặc không có khả năng đầu tư tiếp làm ảnh hưởng đến uy tín của cả KCN. Hiện nay vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tìm mọi cách lách luật, báo cáo lỗ liên tiếp nhiều năm nhằm trốn thuế. Nhưng thực chất là “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”. Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, năm 2011 Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm toán làm rõ bản chất lỗ lãi của một số doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc tại một số tỉnh thành, trong đó có Quảng Ninh. Dưới đây là kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN đang hoạt động tại Quảng Ninh:
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN năm 2011
TT Khu công
nghiệp
Đầu tƣ nƣớc ngoài Đầu tƣ trong nƣớc
Tổng doanh thu (triệu USD) Thuế nộp hàng năm (triệu USD) Xuất khẩu (triệu USD) Tổng doanh thu (tỷ đồng) Thuế nộp hàng năm (tỷ đồng) 1 Cái Lân 744,00 76,20 172,70 1.811,00 50,00 2 Việt Hưng 193,98 15,68 5,45 5.647,22 470,06 3 Hải Yên 57,13 0,76 54,54 11,30
Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh
Qua đó cho thấy, việc đánh giá sát thực tiêu chí hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp chỉ mang tính tương đối.
3.2.1.4. Môi trường của khu công nghiệp
Đến nay, vấn đề môi trường của các KCN Quảng Ninh vẫn chưa được các cơ quan QLNN và các doanh nghiệp thực sự coi trọng đúng mức, mặc dù các tiêu chuẩn đánh giá môi trường đều đạt yêu cầu.
Bảng 3.4: Đánh giá môi trƣờng các KCN Quảng Ninh TT Tên KCN Khu xử lý nƣớc thải tập trung đạt TCVN Khí thải trong KCN đạt TCVN Tiếng ồn trong KCN đạt TCVN Tỷ lệ diện tích cây xanh/ diện tích KCN (%)
1 Cái Lân x x x 0,50
2 Việt Hưng x x x 13,55
3 Hải Yên x x x 7,5
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh năm 2011
Câu hỏi đặt ra là các hệ thống đảm bảo môi trường có thể đạt tiêu chuẩn trong thời điểm hiện tại nhưng cùng với sự phát triển và điền đầy các doanh nghiệp trong KCN thì các hệ thống đó có đáp ứng được không? hoặc vì do khát dự án mà chủ các KCN bất chấp các quy định, chấp nhận các nhà đầu tư thứ cấp không đủ năng lực, với công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí…thì giải pháp sẽ như thế nào?
Khu công nghiệp Cái Lân là KCN có hạ tầng cơ sở cơ bản được đầu tư hoàn thiện với hệ xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000m3/ngày đêm. Giai đoạn mở rộng của KCN do Công ty TNHH Hoài Nam làm chủ đầu tư với diện tích 227,3 ha có khu xử lý nước thải tập trung với công suất 5.000 - 6000m3/ngày đêm. Khu công nghiệp Việt Hưng đã hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật trạm xử lý nước thải, sẽ xây dựng và đi vào hoạt động trong năm 2013. Đối với KCN Hải Yên hiện số lượng doanh nghiệp trong KCN còn ít, lượng nước thải rất nhỏ (50m3/ngày đêm). Để giảm sự tác động tiêu cực đến môi trường chủ đầu tư là Tổng Công ty Viglacera đã tiến hành thủ tục đầu tư xây dựng trong năm 2012 một trạm xử lý nước thải công suất nhỏ 300m3/ngày đêm.
Bên cạnh việc quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong các KCN, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc. Qua đó, phát hiện xử lý kịp thời những đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật về BVMT. Trong năm 2012, thanh tra của Ban Quản lý khu kinh tế đã tiến hành 16 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các doanh nghiệp trong KCN Cái Lân, Hải Yên và Việt Hưng. Trong đó đã thanh tra về lĩnh vực môi trường đối với 15 doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra cho thấy các doanh nghiệp cơ bản chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp chưa lập bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; không có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, quan trắc chưa đúng định kỳ. Mặc dù đã đầu tư các công trình xử lý, bao vệ môi trường theo quy định, song kiểm tra thực tế cho thấy việc thực hiện quan trắc môi trường định kỳ chưa đảm bảo theo quy định 6 tháng/lần. Đặc biệt, trong báo cáo quan trắc môi trường còn thiếu một số chỉ tiêu quan trắc như bụi lắng, bụi hô hấp,... Công tác bảo vệ môi trường tại các KCN tương đối tốt, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các KCN. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập trong việc tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp cũng như công tác QLNN về bảo vệ môi trường. Các cơ quan QLNN chuyên ngành đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và hành
động về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Vấn đề cây xanh để tạo cảnh quan, môi sinh, môi trường cho KCN cũng chưa được chú trọng. Việc này các nhà đầu tư cần có giải pháp bổ sung và cần rút kinh nghiệm cho các KCN về