Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Ngày 1/1/1997 tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập sau khi tách ra khỏi tỉnh Hà Bắc. Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng KTTĐ - tam giác tăng trưởng: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ hẹp và dân số ít nhất so với các tỉnh thành trong cả nước nhưng đến nay có thể khẳng định, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Bắc Ninh đã lập nên kỳ tích. Từ một tỉnh nghèo, lạc hậu đã trở thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 5 năm qua, GDP của tỉnh tăng trưởng trung bình 15,1%/năm. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5% (khá thấp so với mức 11% của cả nước).... Bắc Ninh đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với giới đầu tư trong và ngoài nước vì sự phát triển ổn định, bền vững và luôn nằm trong số các tỉnh, thành phát triển hàng đầu trong cả nước.

Nếu trong 5 năm (2000 - 2005) mới có 03 KCN được quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động (Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Quế Võ) với tổng diện tích quy hoạch là 1.160,98 ha thì giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN, tổng diện tích 7.525ha (KCN 6.541ha và

Khu đô thị 984 ha); có thêm 06 KCN đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng (Yên Phong I: 750ha; VSIP Bắc Ninh; Yên Phong II: 479 ha; Thuận Thành III: 367,9 ha; Quế Võ II: 250 ha; Nam Sơn - Hạp Lĩnh: 800 ha). Đến hết năm 2010 có 15 KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch 5.958,31ha, chiếm 91% diện tích được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 09 KCN đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch có thể cho thuê đạt 42,53%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 60,22%. Cũng trong 5 năm (2000 - 2005), Bắc Ninh thu hút được 151 dự án với tổng vốn đăng ký 601,7 triệu USD, thuê 392,34ha đất công nghiệp, đạt 1,53 triệu USD/ha và 3,98 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ yếu dự án trong nước chiếm 70,86% tổng vốn đăng ký (119 dự án với tổng vốn đăng ký 426,33 triệu USD) vào lĩnh vực cơ khí; vật liệu xây dựng; chế biến nông sản thực phẩm...Giai đoạn 2006- 2010 thu hút được 234 dự án với tổng vốn đăng ký 2.379,04 triệu USD, thuê 517,36 ha đất công nghiệp, đạt 4,6 triệu USD/ha và 10,17 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ yếu dự án nước ngoài chiếm 82,58% tổng vốn đăng ký (134 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.964,81 tr.USD) vào lĩnh vực điện tử, viễn thông; cơ khí, chế tạo với trình độ công nghệ tiến tiến. Đến hết năm 2010 thu hút được 385 dự án với tổng vốn đăng ký 2.980,73 triệu USD, thuê 907,7 ha đất công nghiệp, đạt 3,27 triệu USD/ha và 7,74 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ dự án nước ngoài chiếm 71,79% tổng vốn đăng ký (166 dự án với tổng vốn đăng ký 2.140,15 triệu USD), riêng lĩnh vực điện tử chiếm 51,8% tổng vốn đăng ký.

Mặt khác, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư theo hướng xây dựng hình ảnh đặc trưng cho các KCN. Mỗi KCN được bố trí một vài tập đoàn đầu tư có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thương hiệu khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác tạo giá trị gia tăng cao, tạo lập KCN chuyên ngành, cụm công nghiệp phụ trợ (Cụm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản) để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho KCN. Đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Ninh, các dự án FDI lớn gần đây chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, cơ khí chính xác của các tập đoàn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), ABB

(Thụy Điển). Sự kiện tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đi vào hoạt động tháng 4/2009 với tổng số vốn đầu tư lên tới 670 triệu USD và năm 2010 đã đạt kim ngạch xuất khẩu lên 2 tỷ USD... đã tạo ra hình ảnh riêng biệt cho các KCN Bắc Ninh. Đó cũng là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian tới là ngành công nghiệp điện tử.

Các khu công nghiệp Bắc Ninh phát triển góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; tham gia vào tổ chức đời sống xã hội mới với việc thiết lập mô hình KCN, đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ văn hoá, thể thao…góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)