5. Kết cấu của Luận văn
4.2.4. Tăng cường xúc tiến, đặc biệt là thu hút các tập đoàn lớn đa quốc gia
tư vào các khu công nghiệp
Dấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá sự thành công của các KCN là số lượng và chất lượng các nhà đầu tư trong KCN đó. Nếu một KCN có hạ tầng kỹ thuật tốt nhưng không có nhà đầu tư thuê đất hoặc các nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thì không thể nói đó là KCN thành công và có hiệu quả. Chúng ta xây dựng hạ tầng kỹ thuật tốt, chính sách thông thoáng ưu đãi, thủ tục hành chính đơn giản… đều nhằm mục tiêu cuối cùng là thu hút các nhà đầu tư. Các giải pháp xúc tiến đầu tư gồm: cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính, chiến lược xúc tiến đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đào tạo lao động, thủ tục hành chính.
* Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư:
Hiện nay các chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều theo các quy định chung của Nhà nước. Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư riêng (đã nêu chi tiết trong Chương 3, mục 3.3.3). Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi này chưa đủ thuyết phục, chưa tạo thành “điểm nhấn” bởi các quy định của Nhà nước rất cụ thể và khá tương đồng giữa các địa phương nên Quảng Ninh khó tìm cho mình những ưu đãi quá khác biệt. Mặt khác, chủ trương của Chính phủ là thực hiện đồng đều chính sách ưu đãi đầu tư trên phạm vi cả nước, tránh những hiện tượng tiêu cực, xé rào như đã xảy ra. Do đó, việc áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của Nhà nước vẫn là hướng đi lâu dài và chủ đạo của tỉnh.
* Thủ tục hành chính: có thể nói thủ tục hành chính là vấn đề mà các nhà đầu
tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài lo ngại nhất khi đầu tư vào Việt Nam và các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hầu hết, các nhà đầu tư đều mất thời gian hàng tháng thậm chí hàng năm mới có thể hoàn thành tất cả các thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án. Mặc dù Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh đã hết sức cố gắng phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư một cách nhanh nhất song vẫn không tránh khỏi những phát sinh phức tạp. Vì vậy, năm 2011, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư để đẩy nhanh tiến độ
xúc tiến đầu tư. Đồng thời, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế để thẩm định và hoàn tất các thủ tục cấp phép đầu tư, không được gây phiền hà, kéo dài thời gian của các nhà đầu tư. Đặc biệt, sau khi có Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 16/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, cơ chế “một cửa liên thông” được thực hiện thuận lợi. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra đối với Ban trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư là thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và trình độ thực sự. Tổng số cán bộ của Ban là 60 người trong đó có khá nhiều cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm, một số trình độ chưa cao. Để đảm bảo giải quyết công việc đúng theo cơ chế “một cửa liên thông”, Ban phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn. Do đó, nếu không có những cán bộ có chuyên môn cao, Ban sẽ không hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ trên. Vì vậy, giải pháp đầu tiên về cái cách thủ tục hành chính trong đầu tư vào các KCN là kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư của Ban Quản lý khu kinh tế.
* Chiến lược xúc tiến đầu tư:
- UBND tỉnh nên nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; Phối kết hợp giúp các cơ quan Trung ương đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn.
- UBND tỉnh nên đề xuất thêm với Thủ tướng Chính phủ những cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh để tạo điểm nhấn trong xúc tiến và thu hút đầu tư.
- Hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết đối với dự án (project profile) danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010 - 2015 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư; xây dựng danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài cho giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.
- Tiếp tục bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ban Hỗ trợ và xúc tiến đầu tư cấp tỉnh. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư cấp
cơ sở (chủ đầu tư các công ty khai thác hạ tầng KCN); xây dựng văn bản pháp quy về công tác xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt các chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh bám sát nội dung chương trình của quốc gia giai đoạn 2010 - 2015. Kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo tỉnh.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, UBND tỉnh cần triển khai quyết liệt các giải pháp sau:
- Cấp một khoản kinh phí chi thường xuyên cho việc xúc tiến thu hút đầu tư để các cơ quan chuyên trách có thể chủ động triển khai một cách bài bản và đồng bộ các chương trình xúc tiến quảng bá tại nước ngoài, nâng cấp và hoàn thiện trang thông tin điện tử của Ban Quản lý khu kinh tế, bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết bằng nhiều thứ tiếng về các thủ tục hành chính, quy trình đầu tư, thời gian, kinh phí… Ngoài ra, cần tăng cường quảng cáo trên truyền hình, báo chí nhất là các tạp chí chuyên ngành.
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện thành công Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực QLNN, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các KCN giai đoạn 2010-2015.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư, đề cao trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.
- Áp dụng và triển khai hiệu quả chương trình sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 3; tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành với các nhà đầu tư. Đặc biệt, cần duy trì tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để lắng nghe và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
chính sách và pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, kinh doanh tại Quảng Ninh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ của từng sở, ban, ngành, có kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài.
- Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND cấp huyện, triển khai xúc tiến đầu tư và báo cáo trực tiếp bằng văn bản cho Thường trực UBND tỉnh về các thuận lợi và khó khăn, kết quả xúc tiến đầu tư…