Phát triển cụm ngành công nghiệp trên cơ sở KCN nhằm tăng cường

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 119 - 129)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.8.Phát triển cụm ngành công nghiệp trên cơ sở KCN nhằm tăng cường

liên kết với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Trong những năm qua, thành công trong phát triển công nghiệp nói chung và mô hình KCN trong toàn Vùng nói riêng đã đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đứng trên góc độ phát triển bền vững, việc tăng cường liên kết giữa các địa phương trong toàn Vùng nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển và phát triển mô hình liên kết KCN, cụm ngành công nghiệp theo thế mạnh đặc trưng của mỗi địa phương là chưa có. Hiện vẫn phổ biến tình trạng tỉnh nào cũng tự phát cấp phép đầu tư, tranh thủ lách luật, chạy theo kết quả thu hút vốn đầu tư mà không để ý tới các lĩnh vực đó có thực sự phát huy hiệu quả hay có gây cạnh tranh, chồng chéo với các địa phương khác hay không? Nguyên nhân là do các tỉnh, thành và các KCN “đói” dự án nên bằng mọi giá ưu tiên thu hút các chủ đầu tư mà chưa quan tâm đến chiến lược lâu dài hoặc không có định hướng tham gia liên kết chuỗi giá trị vùng, liên vùng, hay khu vực và quốc tế.

Các KCN Quảng Ninh cũng vậy. Ngay trong quy hoạch phát triển các KCN theo cụm, ngành cũng thực sự chưa thật sự chú trọng đến tính liên kết. Đến nay, cả 11 KCN của Quảng Ninh đều mang tính chất tổng hợp. Như vậy có thể thấy mô hình các KCN tại Quảng Ninh không được tập trung theo cụm ngành và thiếu tính liên kết. Từ đó không phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh nội lực vốn có.

Trong thời gian tới tỉnh cần tập trung phát triển các KCN trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển các KCN của công nghiệp vùng, cả nước và với các ngành kinh tế khác để tạo ra sự phát triển bền vững.

Kết luận Chƣơng 4

Trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững các khu công nghiệp và kết quả phân tích đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gắn với những quan điểm, định hướng Đảng, Nhà nước và mục tiêu phát triển công nghiệp nói chung và phát triển bền vững các khu công nghiệp nói riêng của tỉnh Quảng Ninh, Chương 4 của Luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững giai đoạn 2013 -2020, tầm nhìn đến năm 2030.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luận văn với đề tài “Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh theo hướng bền vững” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn

liên quan đến phát triển các KCN trên quan điểm phát triển bền vững; phân tích thực trạng phát triển các KCN Quảng Ninh và tác động của các chính sách phát triển KCN với tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển bền vững các KCN của tỉnh hiện tại và trong tương lai. Với mục tiêu trên, Luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát

triển các KCN trên quan điểm PTBV. Thông qua các quan điểm và khái niệm khác nhau về PTBV của các trường phái lý thuyết, Luận văn đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá sự PTBV các KCN về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó xây dựng khung đánh giá sự PTBV các KCN. Đây là nền tảng vững chắc để nhận diện sự PTBV các KCN.

Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương đã phát

triển thành công mô hình KCN và đang phát triển theo hướng bền vững, Luận văn đã rút ra được bài học kinh nghiệm trong sự PTBV các KCN của tỉnh Quảng Ninh bao gồm: phải có quy hoạch KCN chung cho tỉnh một cách hệ thống, có cơ sở khoa học và có tầm nhìn dài hạn; nắm vững xu thế chuyển đổi các mô hình phát triển KCN theo hướng hiện đại; xu thế chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ; bảo đảm tính đồng bộ cho sự phát triển KCN với các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường trong khu vực có KCN; Chính phủ luôn có các chính sách phù hợp cho sự phát triển các KCN.

Thứ ba, qua các phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh dựa trên các tiêu chí đã xây dựng về kinh tế, xã hội và môi trường, Luận văn chỉ ra những điểm tích cực và những mặt còn hạn chế, yếu kém, tồn tại trong phát triển và hoạt động của các KCN Quảng Ninh.

Thứ tư, xuất phát từ các quan điểm và định hướng PTBV các KCN, Luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp chủ yếu bảo đảm PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Giải pháp về quy hoạch và lựa chọn địa điểm hình thành các KCN; Các giải pháp bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; Tăng cường xúc tiến, đặc biệt là thu hút các tập đoàn lớn đa quốc gia đầu tư vào các KCN; Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp KCN; Xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân và các hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN; Nâng cao năng lực và tổ chức bộ máy quản lý các KCN; Phát triển cụm ngành công nghiệp trên cơ sở KCN nhằm tăng cường mối liên kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Với hệ thống các luận điểm, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp đã nêu, tác giả hy vọng những ý tưởng của mình sẽ trở thành hiện thực, góp phần đưa Quảng Ninh phát triển theo hướng chuyển từ “nâu” sang “xanh” và thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững các KCN.

Luận văn cơ bản đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do việc nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi không gian và thời gian khá rộng, trong khi hệ thống số liệu thống kê không nhất quán và liên tục có sự thay đổi nên dù có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót hoặc những nhận định mang tính chủ quan. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), “Ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp”, Kỷ yếu Hội nghị thu hút đầu tư của các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất phía Bắc.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Bắc Ninh (2009), Chương trình thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các tỉnh phía Bắc năm 2009. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Hà Nội, 2005), “Chính sách công nghiệp theo định

hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”.

4. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 về qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

5. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

7. Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (tháng 12/2012)

8. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg.

9. PGS, TS. Lê Thế Giới, “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 4 (27).2008.

10. Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (2009), “Thực trạng công tác xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và một số giải pháp”, Kỷ yếu Hội nghị Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất phía Bắc.

11. TS. Vũ Thành Hưởng (2010), “ Phát triển các khu công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững”. Luận án tiến sỹ kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. PGS, TS. Ngô Thắng Lợi - PGS, TS. Phan Thị Nhiệm (2008), Giáo trình Kinh tế Phát triển.

13. PGS, TS. Ngô Thắng Lợi - Th.S. Bùi Đức Tuân - Th.S. Vũ Thành Hưởng - Th.S. Vũ Cương, “Vấn đề phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, T.3/2007.

14. “Luật Bảo vệ môi trường”, Quốc hội, Hà Nội, 2005.

15. “Luật Đầu tư” số: 59/2005/QH11, Quốc hội, Hà Nội, 2005.

16. Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về công tác quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

17. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

18. Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

19. Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng.

20. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. 21. Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo

đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

22. Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

23. Quyết định số 893/1997/QĐ-TTg ngày 21/10/1997 (được hình thành theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) về việc thành lập khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.

24. Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

25. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

26. Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn và Ban Quản lý các khu công nghiệp Quảng Ninh.

27. Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 16/12/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh

28. Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: www.quangninh.gov.vn

29. Trang thông tin điện tử của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bắc Ninh: www.izabacninh.gov.vn

30. Trang thông tin điện tử của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Dương: www.kcn.binhduong.gov.vn

31. Trang thông tin điện tử của Ban quản lý khu kinh tế thành phố Đà Nẵng: www.izadanang.gov.vn

32. Trang thông tin điện tử của khu công nghiệp Việt Nam www.khucongnghiep.com.vn

33. Trang cổng thông tin điện tử Chính phủ: www.vietnam.gov.vn

34. Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: www.hids.hochiminhcity.gov.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN

DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHU CÔNG NGHIỆP Khu công nghiệp: Tỉnh Quảng Ninh

A. Câu hỏi liên quan đến địa phƣơng

1. Xin ông bà cho biết lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế (nguồn nhân lực, tài nguyên, cơ sở hạ tầng…)

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn (chủ lực) của địa phương hiện tại và trong tương lai như thế nào ?

3. Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt trên địa bàn ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Quy mô khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt trên địa bàn ?

5. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn ? (tỷ lệ lấp đầy, thu hút đầu tư, vốn…)

6. Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, giữa các khu công nghiệpvà giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp hiện nay ở địa phương ra sao ?

7. Chính quyền địa phương có biện pháp nào để tăng cường liên kết hay không ?

8. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn trong thời gian tới (5 - 10 năm) là gì ? duy trì, mở rộng hay chuyển đổi ?

B. Các câu hỏi cụ thể đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp I- THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

1. Năm thành lập: ...Diện tích KCN: ... ha

2. Số doanh nghiệp hiện có trong khu công nghiệp: ...Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài:...

3. Tỷ lệ đất trong khu công nghiệp đã được thuê sản xuất: ... %.

II. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CỦA KCN

(Xin ông, bà khoanh vào ô tương ứng từ 1 đến 5 với mức ý nghĩa: 1- rất kém; 2 - kém; 3 - Bình thường; 4 - cạnh tranh; 5 - rất tốt).

Chỉ tiêu Mức điểm

1. Điều kiện về cung cấp điện 1 2 3 4 5

2. Điều kiện về cung cấp nước 1 2 3 4 5

3. Điều kiện về xử lý nước thải, chất thải 1 2 3 4 5 4. Hạ tầng giao thông trong khu công nghiệp 1 2 3 4 5 5. Hạ tầng giao thông ngoài khu công nghiệp 1 2 3 4 5 6. Khả năng thu hút lao động có tay nghề 1 2 3 4 5 7. Mức cạnh tranh của giá lao động địa phương 1 2 3 4 5 8. Khả năng các ngành công nghiệp phụ trợ 1 2 3 4 5 9. Điều kiện ưu đói về thuế của địa phương 1 2 3 4 5 10. Ưu đãi, hỗ trợ của chính quyền địa phương,

việc giải quyết thủ thủ tục hành chính,... 1 2 3 4 5

III. CÁC THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

1. Giá thuê đất bình quân trong khu công nghiệp: ...USD/ m2/ năm 2. Khoảng cách từ khu công nghiệp đến cảng container gần nhất: ... km

- Thời gian bình quân từ khu công nghiệp đến cảng container gần nhất:... phút - Chi phí vận tải bình quân cho 1 container 20 feet đến cảng:... triệu đồng. 3. Khoảng cách từ khu công nghiệp đến sân bay quốc tế gần nhất: ... km

4. Khoảng cách từ khu công nghiệp đến trung tâm kinh tế tỉnh... km; đến HN/HCM1 ... km

5.Thời gian từ khu công nghiệp đến trung tâm kinh tế tỉnh...phút; đến HN/HCM2... phút.

IV- NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP

(Xin ông/bà cho biết một số khó khăn cơ bản đối với việc phát triển khu công nghiệp, quản lý và thu hút đầu tư trong khu công nghiệp).

1. Đối với công tác quản lý, phát triển khu công nghiệp

2. Đối với việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp a. Yếu tố khách quan

b. Yếu tố chủ quan

1,2

PHIẾU PHỎNG VẤN

DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Tên doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu công nghiệp: tỉnh Quảng Ninh

Nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp và đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 119 - 129)