Giải pháp bảo vệ môi trường trong và ngoài khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 99 - 106)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.2.Giải pháp bảo vệ môi trường trong và ngoài khu công nghiệp

Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và KCN nói riêng đã được Đảng và Chính phủ đề cập đến ngay từ những năm đầu hình thành KCN thông qua Chỉ thị 199/TTg- CT ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là Nghị quyết số 41/NQ-TW của Trung ương về việc bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, với mục tiêu cụ thể: Đến năm 2010, 70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và năm 2020, tỷ lệ này là 100%.

Tuy nhiên, thực tế phát triển các KCN trên cả nước cho thấy, vấn đề bảo vệ môi trường trong các KCN mới thực sự được các địa phương quan tâm sau những biến cố đáng tiếc và các căn bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường gây ra. Mặc dù phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là những vấn đề không mới, nhưng chưa thật sự được các địa phương quan tâm, chú trọng. Các giải pháp cụ thể nhằm xử lý triệt để vấn đề này như sau:

4.2.2.1. Công tác quy hoạch khu công nghiệp chú trọng yếu tố môi trường

Khi tiến hành xây dựng quy hoạch các KCN cần quan tâm thoả đáng tới yếu tố môi trường, đảm bảo khoảng cách tương đối giữa KCN với đường giao thông và dân cư xung quanh để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực về môi trường trong KCN đối với khu vực lân cận. Việc triển khai xây dựng phải tuân thủ chặt chẽ quy hoạch đã được duyệt. Thu hút đầu tư vào KCN cần được tiến hành theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp. Những dự án có cùng ngành nghề và gây ô nhiễm cao nên được bố trí vào một KCN để thuận tiện cho công tác xử lý chất thải.

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Thẩm định dự án là một việc rất quan trọng đòi hỏi các cơ quan chức năng có liên quan như: Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học & Công nghệ… phải xem xét kỹ trước khi trình cấp có thẩm quyền cao nhất là Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Quá trình thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần có sự tam gia của những chuyên gia có trình độ, năng lực thật sự, phải tôn trọng tính khách quan và những quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác. Trong quá trình thẩm định, ngoài các yếu tố về công nghệ, tài chính, kinh tế cần xem xét kỹ yếu tố môi trường. Theo đó, hồ sơ dự án khả thi phải đánh giá được tổng lượng khí thải, nước thải, rác thải và chất thải nguy hại do các doanh nghiệp trong KCN thải ra và mức độ ô nhiễm môi trường trong KCN. Từ đó, xây dựng hệ thống xử lý chất thải với quy mô, chất lượng đạt yêu cầu, đồng thời có luận chứng cụ thể và phương án huy động vốn để xây dựng các công trình xử lý chất thải này.

Trên cơ sở quy định tại Điều 36 - Luật Bảo vệ môi trường và căn cứ vào tình hình thực tiễn, cơ quan thẩm định và cấp phép đầu tư - Ban quản lý các khu kinh tế Quảng Ninh - cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng KCN. Nếu vấn đề bảo vệ môi trường được làm tốt ngay từ khâu bắt đầu thì sẽ tạo nền tảng cơ bản để phát triển bền vững KCN. Đối với các dự án đầu tư vào KCN, tuy trong nội dung, vấn đề bảo vệ môi trường đã được các chủ đầu tư đề cập nhưng chưa cụ thể. Để dự án được chấp thuận, chủ đầu tư phải ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan QLNN (Sở Tài nguyên & Môi trường), song dường như các bản cam kết này chỉ mang tính lý thuyết, thiếu tính thực tế. Do vậy, công tác thẩm định dự án, nhất là thẩm định các giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải cần được làm chặt chẽ hơn nữa. Theo quy định mới của cơ chế “một cửa liên thông”, Ban Quản lý khu kinh tế là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, sau đó làm việc trực tiếp với Sở Tài nguyên & Môi trường về nội dung bảo vệ môi trường. UBND tỉnh cần yêu cầu Sở Tài nguyên & Môi trường nghiêm túc hơn và phải chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, cấp giấy đăng ký bảo vệ môi trường, báo

cáo ĐTM của các dự án đầu tư vào KCN. Nếu nhà đầu tư nào không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, kiên quyết không chấp thuận cho đầu tư vào các KCN. Công tác hậu kiểm cần thực hiện nghiêm túc. Nếu nhà đầu tư không triển khai đúng, đủ các hạng mục như cam kết sẽ dùng các chế tài cụ thể yêu cầu hoàn thiện ngay hoặc đề nghị UBND tỉnh rút Giấy chứng nhận đầu tư…

Việc thẩm định yếu tố bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư vào KCN có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là cơ sở để các cơ quan QLNN thanh tra, giám sát, xử lý các vi phạm về môi trường sinh thái của chủ đầu tư trong các KCN. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thành lập KCN và dự án đầu tư vào KCN rất cần thiết và hợp lý. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần đáng kể giảm thiểu các ô nhiễm môi trường trong KCN.

4.2.2.3. Xây dựng hạ tầng xử lý chất thải

Trong các KCN, xử lý môi trường, nhất là xử lý nước thải là vấn đề đáng quan tâm nhất. Nước thải của các KCN gồm 2 loại chính là nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, nhà ăn và nước thải sản xuất từ các nhà máy trong KCN. Đặc tính của nước thải sinh hoạt ổn định hơn so với nước thải sản xuất. Vì vậy, các cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sản xuất trước khi xả vào hệ thống chung của KCN, tránh làm hư hỏng đường cống, đường ống nước và các hạ tầng kỹ thuật khác. Ngoài ra các loại chất thải khác như bụi và khí thải, chất thải rắn… đang là vấn đề tồn tại và khó giải quyết của các cấp chính quyền và nhà đầu tư.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường, trên địa bàn Quảng Ninh chỉ có duy nhất KCN Cái Lân là có đầu tư hệ thống xử lý chất thải đồng bộ: Nhà máy xử lý nước thải theo phương pháp vi sinh có công suất 2.000m3/ngày đêm, đáp ứng đủ công suất. Hiện KCN Việt Hưng đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, gồm 2 trạm với tổng công suất 3.700 - 4.000m3/ngày đêm. Các KCN còn lại đều chưa có hoặc chưa xây dựng hệ thống xử lý tập trung mà chỉ hình thức xử lý qua loa đối phó với các cơ quan chức năng.

Bằng trực quan, có thể thấy hầu hết các KCN trên địa bàn rất gần với khu vực dân cư, khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc bám sát đường giao thông, sông, biển... nhưng hầu hết đều không có hệ thống thu gom xử lý chất thải. Qua đó có thể hiểu

rằng, các KCN đã tận dụng lợi thế địa bàn để thải thẳng ra môi trường xung quanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây hại đến môi trường xung quanh.

Từ thực tế trên tỉnh cần kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để đảm bảo các KCN phải có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững:

- Một là, kiên quyết thu hồi giấy phép các KCN, cụm công nghiệp đã được

quy hoạch nhưng không đáp ứng được các tiêu chí về xã hội - môi trường .

- Hai là, nghiêm cấm không cho thu hút đầu tư thêm vào các khu gây ô

nhiễm nặng cho đến khi có giải pháp khắc phục hoặc di dời đến nơi phù hợp.

- Ba là, đối với các KCN đang hoạt động, có vị trí phù hợp có thể để tồn tại

lâu dài tỉnh cần có cơ chế về tài chính (như giảm thuế, hỗ trợ vay vốn ưu đãi...) để các KCN chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung đầu tư hoàn thiện sớm và đưa ra mức phí xử lý thu gom hợp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong KCN tích cực làm tốt công tác bảo vệ môi trường chung.

- Bốn là, tỉnh cần đầu tư nâng cao năng lực cho Công ty Môi trường đô thị

để hỗ trợ tích cực các KCN trong việc thu gom xử lý chất thải rắn.

Điều quan trọng nhất là ngay từ bây giờ UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành, các cơ quan hữu quan cần kiên quyết yêu cầu các chủ đầu tư khi lập và triển khai dự án xây dựng kinh doanh hạ tầng các KCN phải có công trình xử lý nước thải tập trung và có hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn. Đối với các lĩnh vực sản xuất gây nhiều tiếng ồn, khói, bụi như luyện kim, xi măng, đóng tầu… càng phải xem xét kỹ, cho đầu tư ở các khu vực cách xa trung tâm, khu dân cư và nguồn nước sinh hoạt. Quy mô công trình này cần căn cứ vào quy hoạch và dự án đã được phê duyệt. Nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng phải có chế tài xử phạt thậm chí dừng dự án đó để lựa chọn nhà đầu tư khác.

4.2.2.4. Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong các KCN vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường. Trước mắt, cần chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Ô nhiễm môi

trường do hoạt động KCN được quyết định bởi hai yếu tố chính gồm: Nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp và mức độ phát thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp trong KCN. Do vậy, để kiểm soát ô nhiễm cần tác động vào hai yếu tố trên dưới 2 góc độ: KCN vừa là đối tượng gây ô nhiễm vừa là đối tượng cần được bảo vệ môi trường. Đây là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi nhất thiết phải có một chiến lược rõ ràng. Các vấn đề giải quyết phải dựa trên bối cảnh kinh tế chung và các quy hoạch phát triển sao cho ít tốn kém, ít gây ra biến động môi trường đầu tư, được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và nhất là thu hút được sự tham gia của cả cộng đồng. Các chương trình hành động cần có sự ràng buộc, phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan với các bước thực hiện khả thi, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh đó, cần có những công cụ kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN sử dụng nhiên liệu sạch, công nghệ sạch… Căn cứ vào lý luận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái KCN, ý kiến của các chuyên gia và tình hình thực tế của các KCN trên địa bàn tỉnh, nhóm giải pháp đồng bộ để kiểm soát, bảo vệ môi trường các KCN tỉnh Quảng Ninh gồm:

+ Giải pháp về tổ chức quản lý: công tác QLNN về bảo vệ môi trường đối

với hoạt động KCN được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bởi nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng. Sở Tài nguyên & Môi trường là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh trong công tác QLNN về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan hữu trách để công tác bảo vệ môi trường trong các KCN được thực hiện tốt, không nên phó mặc cho Sở Tài nguyên & Môi trường.

+ Giải pháp công nghệ: để góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN, việc

áp dụng các biện pháp công nghệ là điều không thể thiếu trong tình hình hiện nay. Các biện pháp công nghệ có thể phân thành các nhóm chính như sau: Công nghệ cần được cải tiến và đổi mới trong quy trình sản xuất kinh doanh ở từng nhà máy; Công nghệ áp dụng cho việc xử lý chất thải phát sinh từ quy trình sản xuất; Công nghệ kiểm soát mức phát thải của KCN từ phía cơ quan QLNN chuyên ngành. Các nhóm công nghệ này đều nhằm xử lý các loại chất thải trong KCN như: nước thải, khí thải và chất thải rắn đồng thời là công cụ để tỉnh kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không đồng đều, chỉ có một vài doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài là có công nghệ cao, còn lại đều ở mức trung bình nên việc xử lý chất thải hầu như chưa đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài xử lý nước thải, các doanh nghiệp còn phải xử lý các chất thải khác như: chất khí, bụi, chất thải rắn. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều giải quyết tốt vấn đề này. Vì vậy, để chống ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển KCN theo hướng bền vững, tỉnh cần có cơ chế khuyến khích, chế tài bắt buộc các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và xử lý chất thải. Ngoài ra, việc lựa chọn các nhà đầu tư lớn có khả năng tài chính, sử dụng công nghệ cao cũng là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các KCN. Kết hợp với các giải pháp đó tỉnh cần đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho mỗi KCN.

+ Giải pháp tăng cường công tác QLNN, giám sát các nhà đầu tư sau khi dự

án được triển khai: trên thực tế vẫn tồn tại tình trạng để dự án của mình được chấp

thuận, nhà đầu tư nào cũng cố gắng lập dự án thật hay, có tính khả thi, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Nhưng sau khi được thuê đất, triển khai xây dựng nhà xưởng đi vào sản xuất kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đúng cam kết. Do đó, công tác QLNN hay gọi là “cấp phép đầu tư” phải được quan tâm, triển khai nghiêm túc.

Tỉnh nên lập ra một Ban kiểm tra liên ngành mà nòng cốt là lực lượng thanh tra thuộc Ban Quản lý khu kinh tế do một Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. Thành phần của Ban nên gồm: lực lượng thanh tra Ban Quản lý khu kinh tế, thanh tra các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh & Xã hội, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng, Cảnh sát môi trường, Phòng cháy chữa cháy, Hải quan. Ban này cần xây dựng đúng và rõ nội dung công việc thanh, kiểm tra như: Thanh tra việc chấp hành các nội dung của Giấp phép đầu tư; việc thực hiện quy hoạch phát triển các KCN đã được phê duyệt; việc bảo vệ môi trường, việc chấp hành các quy định về lao động và các nội dung khác trong KCN. Riêng đối với hoạt động của các doanh nghiệp KCN, nội dung thanh tra phải bao quát toàn bộ các hoạt

động của doanh nghiệp như: Thanh tra quá trình lập, trình duyệt dự án đầu tư; Thanh tra việc triển khai thi công xây dựng nhà xưởng sản xuất; quá trình thuê đất, sử dụng đất; Thanh tra hoạt động xuất nhập khẩu; Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động; Về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí… Căn cứ vào kết quả thanh, kiểm tra, Ban phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời, triệt để các vấn đề sai phạm xảy ra trong đó có vấn đề xử

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 99 - 106)