Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của Luận văn

4.1.2.Mục tiêu phát triển

Hình 4.1: Sáu KCN ƣu tiên và trọng tâm ngành các KCN tại Quảng Ninh

Phấn đấu đến 2015 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở các KCN chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng. Thành lập thêm 5 đến 6 KCN và mở rộng 1 đến 2 KCN với quy mô diện tích tăng thêm 3.000 ha - 4.000 ha, thành lập và mở rộng một cách có chọn lọc các khu, cụm công nghiệp tập trung. Quy hoạch thành lập mới và mở rộng đầu tư 11 KCN với diện tích 9.526 ha. Đến năm 2020, Quảng Ninh phân bổ tổng diện tích 9.526 ha phát triển các KCN (bao gồm diện tích biển và đất công nghiệp). Trong tổng diện tích này, khoảng 2.338 ha đang được sử dụng hoặc xây dựng, 7188 ha còn lại đã được phê duyệt theo lộ trình tại Quyết định số: 1107/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch các KCN.

* Mục tiêu cụ thể

Duy trì tỷ lệ lắp đầy 100% tại KCN Cái Lân và thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại để đảm bảo các nhà đầu tư thứ cấp tiếp tục thuê đất tại KCN này.

Xây dựng KCN Việt Hưng trở thành môi trường phát triển lý tưởng cho các ngành công nghiệp đột phá, như ngành dịch vụ sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử (EMS) và ngành sản xuất chế biến thực phẩm và nước uống để thu hút các tập đoàn sản xuất chế biến lớn trong và ngoài nước; đảm bảo đường giao thông kết nối đến Cảng Cái Lân được hoàn thiện để tăng tính cạnh tranh.

Chủ động hỗ trợ việc phát triển KCN Hải Yên Móng Cái để có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là khi KCN này hiện nay đã có sẵn thế mạnh trong ngành sản xuất dệt may và may mặc, đồng thời thăm dò khả năng liên kết với KKT cửa khẩu Móng Cái.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển KCN Hoành Bồ, làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng dể định hình phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN.

Phát triển KCN cảng biển Hải Hà để đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư trong ngành sản xuất công nghiệp nặng và sản xuất công nghiệp cao.

Phát triển KCN Đầm Nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên có sự phối hợp với phát triển cảng Tiền Phong/ Lạch Huyện và KCN Đình Vũ (tại Hải Phòng) để cung cấp dịch vụ hậu cần và vận chuyển phục vụ nhu cầu dự kiến từ các cảng mới xây dựng.

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 06 KCN: Việt Hưng, Cảng biển Hải Hà, Hoành Bồ, Cái Lân (giai đoạn 2), Hải Yên, Đầm Nhà Mạc. Phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ 95% các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở và hoàn tất thủ tục thành lập với các KCN: Đông Mai, Quán Triều, Tiên Yên, Phương Nam và KCN Dịch vụ và Hỗ trợ ngành than Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 94 - 96)