Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dương có diện tích 2.695km2, dân số trên 1.000.000 người là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ, được tách ra từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trung tâm của tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 30km.

Thực hiện phương châm “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư, trải thảm

đỏ đón các nhân tài” và các chính sách, biện pháp thông thoáng nhằm phát huy

của Bình Dương không ngừng phát triển, kinh tế chuyển dịch tích cực, các KCN đã mang lại những giá trị kinh tế, xã hội to lớn cho tỉnh.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2006-2010, GDP của Bình Dương tăng trưởng 14% hàng năm, ở mức gấp đôi cả nước; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng: Công nghiệp chiếm 63%, dịch vụ chiếm 32,6% và nông nghiệp chỉ còn 4,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt 20% hàng năm; trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 64%. Bình Dương đã phát triển 28 KCN với tổng diện tích 8.751 ha, trong đó có 24 KCN đi vào hoạt động, thu hút trên 1.200 doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất. Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đã hoàn thành cơ bản giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình tạo lực; có 7 KCN đã đi vào hoạt động... Cũng trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm; tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chiếm 40%... Đến nay, Bình Dương đã có 9.012 DN trong nước, tổng vốn đầu tư trên 60.000 tỷ đồng; thu hút 1.922 dự án FDI, tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương tăng bình quân 22,9%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, chiếm trên 11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường xuất khẩu của các DN Bình Dương đã vươn ra 180 quốc gia, vùng lãnh thổ... Trong mắt nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều năm qua, Bình Dương đã thực sự là “vùng đất hứa”, trở thành điểm hẹn cho công việc kinh doanh, phát triển sản xuất các loại hình công nghiệp và dịch vụ. Theo bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng, Bình Dương là tỉnh luôn trong tốp đầu của cả nước về PCI nhiều năm qua.

Đến năm cuối 2011 đã có 15 KCN đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 35.700m3/ngày đêm với 449 doanh nghiệp thực hiện đấu nối nước thải có tổng lưu lượng bình quân 26.200m3/ngày đêm. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã góp phần hạn chế nguồn nước thải ô nhiễm thải ra bên ngoài, giúp cho công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.

Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp KCN tiếp tục phát triển đồng bộ hơn, như hệ thống bưu chính viễn thông, các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng, hoạt động xuất nhập khẩu và hàng loạt các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của người lao động như nhà ở cho công nhân, hệ thống nhà trọ do dân tự đầu tư... trước mắt đã đáp ứng ban đầu nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và người lao động.

Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 33 KCN với diện tích khoảng 200 nghìn ha. Có thể nói, hình thức công ty phát triển hạ tầng KCN ở Bình Dương rất đa dạng, đó là doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn dân doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hiện có gần 20 doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Đây cũng là điểm khác biệt so với các địa phương khác trong xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

Ngay từ những năm đầu phát triển KCN, Bình Dương rất chú trọng đến qui hoạch hệ thống giao thông, không chỉ bên trong mà còn ở bên ngoài KCN. Các KCN ở địa phương này khi đi vào hoạt động hầu như đều có một hệ thống giao thông hoàn thiện thuận lợi kết nối tới sân bay, bến cảng và các trục giao thông trong nội tỉnh cũng như đi các địa phương khác.

Việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Bình Dương để phát triển kinh tế, đặc biệt là các KCN trung trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả khả quan. Đến nay, các KCN của tỉnh Bình Dương có trên 1000 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó trên 700 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 5 tỷ đô la Mỹ và trên 300 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký gần 14 nghìn tỷ đồng. Trong số 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN của Bình Dương thì Đài Loan đứng đầu với số vốn 1,3 tỷ đô la Mỹ, tiếp đó là Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Các ngành nghề thu hút đầu tư rất đa dạng, phong phú như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất cơ khí, điện tử… các ngành nghề nói trên đều phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch KCN đã được phê duyệt.

Hiện nay, tỷ lệ lấp kín diện tích đất công nghiệp của các KCN đang hoạt động là gần 67%, nhiều khu đã lấp kín 100% diện tích. Hàng năm, các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm mới cho trên 19 nghìn lao động, nâng số lao động đang làm việc trong các KCN lên trên 198 nghìn người, với mức thu nhập trung bình của người lao động là trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN của tỉnh Bình Dương đã góp một phần quan trọng vào thúc đẩy quá trình CNH - HĐH tỉnh nhà, tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)