5. Kết cấu của Luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
Thứ nhất, đội ngũ nhân sự chuyên trách làm công tác quy hoạch của tỉnh còn
hạn chế về tầm nhìn, về trình độ chuyên môn, thiếu công nghệ tiên tiến và bị áp lực từ nhiều phía. Do vậy đã tạo ra các sản phẩm quy hoạch KCN kém chất lượng, thiếu tính bền vững.
Thứ hai, hiện vẫn còn tồn tại tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các
tỉnh, thành trên cả nước, giữa các KCN trong cùng một địa phương để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI. Hiện tượng “xé rào” hay lách luật bằng mọi cách, từ đó làm méo mó các tiêu chí, quy định chung, gây bất an cho các nhà đầu tư KCN và các nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước.
Thứ ba, thực chất, trong liên doanh, liên kết, chúng ta chỉ có nguồn lực về đất và hỗ trợ đối tác nước ngoài về lao động thủ công. Vì vậy đã nảy sinh nhiều sự nhượng bộ, nể nang. Cấp dưới phát hiện ra lỗi của nhà đầu tư nước ngoài muốn xử lý thường xin chỉ đạo của cấp trên. Cuối cùng là các biện pháp xử lý hài hoà, chưa thật sự nghiêm túc. Đó là với mô hình liên doanh, liên kết có vai trò quản lý giám sát của đại diện phía Việt Nam, còn đối với các trường hợp 100% vốn nước ngoài thì sự can thiệp còn hạn chế hơn rất nhiều. Các cơ quan QLNN không được phép can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ, sản xuất, kinh doanh của họ. Mọi quan hệ chủ yếu dựa vào hệ thống luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Thứ tư, hệ thống các cơ chế chính sách của chúng ta hiện nay chưa thật sự
đầy đủ và chặt chẽ, thường xuyên sửa đổi, bổ sung và áp dụng chưa triệt để. Đó là nguyên nhân gây nên hai luồng suy nghĩ của các nhà đầu tư: một là vốn đăng ký có thể cao nhưng thực hiện vừa phải để vừa đầu tư vừa nghe ngóng các chính sách; hai là các nhà đầu tư tìm mọi cách để lách luật nhằm né tránh các khoản đầu tư không cần thiết và trốn thuế.
Thứ năm, hệ thống hành chính công của chúng ta khá cồng kềnh. Từ Trung ương đến địa phương, đều có các cơ quan giám sát, thanh kiểm tra việc thực hiện đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức đó chưa thực sự hết lòng vì việc công nên hiệu quả làm việc chưa cao. Các biện pháp xử lý thường dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chưa quyết liệt, nghiêm minh. Vô hình chung, điều này cũng khiến cho các nhà đầu tư không thực hiện các trách nhiệm của họ với xã hội, với môi trường ở Việt Nam.
Thứ sáu, hầu hết các nhà đầu tư vào Việt Nam đều kỳ vọng vào số lượng lao
động dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, việc tạo nguồn lao động và đào tạo tay nghề kỹ thuật cơ bản cho người lao động của ta chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Những khó khăn của nền kinh tế đã đẩy giá nhân công và các chi phí khác lên cao nên không hấp dẫn các nhà đầu tư, kìm hãm sự phát triển KCN và gây khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.
Tóm lại, bài toán nan giải đặt ra cho các cơ quan QLNN là phải đồng thời vừa thu hút được vốn đầu tư, công nghệ từ các nước tiên tiến vào Việt Nam vừa làm cho các nhà đầu tư thấy được trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân và trách nhiệm bảo vệ bền vững môi trường. Đạt được sự phát triển đồng bộ, hài hoà như vậy là rất khó và vẫn đang là mục tiêu phấn đấu. Nhưng phải thừa nhận rằng những giá trị do phát triển các KCN mang lại cho tỉnh là rất to lớn. Đó là tiền đề, là thời kỳ quá độ mà ngay cả các nước tiên tiến trong quá trình phát triển cũng phải trải qua. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để có thể tiến tới một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Kết luận Chƣơng 3
Kết quả phân tích đánh giá thực trạng các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra bài toán nan giải cho các cơ quan QLNN là phải đồng thời vừa thu hút được vốn đầu tư, công nghệ từ các nước tiên tiến vào Việt Nam vừa làm cho các nhà đầu tư thấy được trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân và trách nhiệm bảo vệ bền vững môi trường. Đạt được sự phát triển đồng bộ, hài hoà như vậy là rất khó và vẫn đang là mục tiêu phấn đấu, nhưng phải thừa nhận rằng những giá trị do phát triển các KCN mang lại cho tỉnh là rất to lớn. Đó là tiền đề, là thời kỳ quá độ mà ngay cả các nước tiên tiến trong quá trình phát triển cũng phải trải qua. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để có thể tiến tới một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Nhìn chung, các KCN của tỉnh đã tạo được một thế đứng vững chắc, lâu dài trong sự phát triển công nghiệp chung của cả nước. Hy vọng rằng các nhà đầu tư có dự án phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên sẽ cân nhắc lựa chọn các KCN Quảng Ninh là điểm đến số một.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng bền vững
4.1.1. Định hướng phát triển
- Phát triển các KCN phải có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển của Quảng Ninh và các vùng kinh tế trọng điểm liên kết.
- Phát triển các KCN với nhiều hình thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế. Phát triển phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý.
- Phát triển các KCN phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, nâng cao hiệu quả, xây dựng phát triển tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát triển KCN Quảng Ninh trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển KCN vùng, cả nước và có sự liên kết các cụm ngành kinh tế khác, trước hết là với các ngành kinh tế biển, kinh tế dịch vụ mà tỉnh có nhiều lợi thế, tạo cơ sở đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng phát triển đô thị đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.
- Kết hợp phát triển các khu, cụm công nghiệp tổng hợp với các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, trong đó, ưu tiên phát triển các KCN công nghệ cao; Phát triển khu, cụm công nghiệp đồng bộ với các cơ sở dịch vụ công nghiệp, dịch vụ nhà ở và tiện ích khác cho người lao động trong khu, cụm công nghiệp, đảm bảo phát triển hài hoà về kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Phát triển các KCN cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau: tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng xung quanh KCN; Nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân quanh vùng; Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của thiên nhiên; Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của vùng sinh thái; Thay đổi thái độ và hành vi của cán bộ, công nhân, để cho họ tự quản lý môi trường của cơ quan, đơn vị xí nghiệp nơi bản thân họ đang sinh sống và làm việc; Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường thống nhất, thuận lợi cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh; Xây dựng mối liên kết mật thiết với các đơn vị, cơ quan chức năng và người dân quanh vùng trong việc bảo vệ môi trường.
- Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức môi trường, nếp sống văn hoá sinh thái trong toàn đội ngũ cán bộ, công nhân viên các KCN. Có chính sách khen thưởng cụ thể đối với người thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp và xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nguyên tắc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội ở các KCN là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Thực hiện đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp… tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp gia công, chế biến, lắp ráp cơ khí và đặc biệt là công nghiệp có hàm lượng tri thức cao.
- Tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo mạng lưới quy hoạch đã được phê duyệt giai đoạn đến 2010, điểu chỉnh bổ sung quy hoạch định hướng đến 2020; Phát triển các khu, cụm công nghiệp chú trọng đến yếu tố bền vững, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Trong thời gian trước mắt, ưu tiên phát triển KCN Việt Hưng (301ha phục vụ phát triển linh kiện điện tử, thực phẩm và đồ uống); KCN Hải Yên (182 ha, phục vụ sản xuất hàng dệt may và công nghiệp nặng); KCN Hoành Bồ( 681 ha, phục vụ sản xuất, chế biến).
- Trong tương lai gần, chủ động phát triển KCN Đầm Nhà Mạc tại thị xã Quảng Yên phối hợp với xây dựng hệ thống cảng Tiền Phong - Lạch Huyện và phát triển tuyến đường Hạ Long- Hải Phòng, kết hợp với KCN Đình Vũ (của Hải Phòng, bên kia sông Bạch Đằng). Phát triển KCN cảng biển Hải Hà, nằm trong quy hoạch KKT cửa khẩu Móng Cái - Hải Hà.
4.1.2. Mục tiêu phát triển
Hình 4.1: Sáu KCN ƣu tiên và trọng tâm ngành các KCN tại Quảng Ninh
Phấn đấu đến 2015 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở các KCN chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng. Thành lập thêm 5 đến 6 KCN và mở rộng 1 đến 2 KCN với quy mô diện tích tăng thêm 3.000 ha - 4.000 ha, thành lập và mở rộng một cách có chọn lọc các khu, cụm công nghiệp tập trung. Quy hoạch thành lập mới và mở rộng đầu tư 11 KCN với diện tích 9.526 ha. Đến năm 2020, Quảng Ninh phân bổ tổng diện tích 9.526 ha phát triển các KCN (bao gồm diện tích biển và đất công nghiệp). Trong tổng diện tích này, khoảng 2.338 ha đang được sử dụng hoặc xây dựng, 7188 ha còn lại đã được phê duyệt theo lộ trình tại Quyết định số: 1107/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch các KCN.
* Mục tiêu cụ thể
Duy trì tỷ lệ lắp đầy 100% tại KCN Cái Lân và thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại để đảm bảo các nhà đầu tư thứ cấp tiếp tục thuê đất tại KCN này.
Xây dựng KCN Việt Hưng trở thành môi trường phát triển lý tưởng cho các ngành công nghiệp đột phá, như ngành dịch vụ sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử (EMS) và ngành sản xuất chế biến thực phẩm và nước uống để thu hút các tập đoàn sản xuất chế biến lớn trong và ngoài nước; đảm bảo đường giao thông kết nối đến Cảng Cái Lân được hoàn thiện để tăng tính cạnh tranh.
Chủ động hỗ trợ việc phát triển KCN Hải Yên Móng Cái để có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là khi KCN này hiện nay đã có sẵn thế mạnh trong ngành sản xuất dệt may và may mặc, đồng thời thăm dò khả năng liên kết với KKT cửa khẩu Móng Cái.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển KCN Hoành Bồ, làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng dể định hình phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN.
Phát triển KCN cảng biển Hải Hà để đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư trong ngành sản xuất công nghiệp nặng và sản xuất công nghiệp cao.
Phát triển KCN Đầm Nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên có sự phối hợp với phát triển cảng Tiền Phong/ Lạch Huyện và KCN Đình Vũ (tại Hải Phòng) để cung cấp dịch vụ hậu cần và vận chuyển phục vụ nhu cầu dự kiến từ các cảng mới xây dựng.
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 06 KCN: Việt Hưng, Cảng biển Hải Hà, Hoành Bồ, Cái Lân (giai đoạn 2), Hải Yên, Đầm Nhà Mạc. Phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ 95% các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp tập trung.
- Xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở và hoàn tất thủ tục thành lập với các KCN: Đông Mai, Quán Triều, Tiên Yên, Phương Nam và KCN Dịch vụ và Hỗ trợ ngành than Cẩm Phả.
4.2. Các giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng bền vững Ninh theo hƣớng bền vững
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch và lựa chọn địa điểm hình thành các khu công nghiệp
Thực tế cho thấy trong phát triển KCN, vấn đề quy hoạch phải được đặt lên hàng đầu và phải được làm thật tốt. Quy hoạch phải thể hiện tầm nhìn dài hạn, có đầy đủ các luận chứng khoa học vì nó là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Trên thực tế không ít các bài học đáng tiếc đã xẩy ra trong việc quy hoạch, để lại hệ lụy và gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. Có nhiều KCN được hình thành và phát triển mới được trên dưới 05 năm, nhưng đã phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Chính bởi không làm tốt yếu tố quy hoạch nên đã có tình trạng hình thành và phát triển một số KCN nằm sát trung tâm với hạ tầng yếu kém, gây ô nhiễm nghiêm trọng nên buộc phải di dời hoặc đóng cửa, gây tốn kém cho tỉnh và các chủ đầu tư.
Để khắc phục những mặt bất cập và nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng quy hoạch, tính khoa học và tính khả thi của quy hoạch, trong thời gian tới, Quảng Ninh cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
- Đối với quy hoạch tổng thể, trên cơ sở phân tích, đánh giá lại một cách tổng thể các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, dự báo diễn biến của những yếu tố “động”, tác động của các cơ chế, chính sách mới liên quan đến KCN, cần rà soát, cập nhật, từ đó tiến hành bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đã lập, đặc biệt lưu ý tính liên vùng. Việc phân tích, đánh giá cần phải đặt trong bối cảnh nước ta đang tích cực tham gia quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế, có tính đến xu thế chuyển dịch một số ngành công nghiệp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, khả năng đón bắt làn sóng đầu tư mới…Trong quá trình rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, cần đặt lợi ích và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương lên trên hết, tức là chỉ nên tập trung phát triển KCN ở những vùng, những địa bàn có đầy đủ điều kiện, có lợi thế đã thấy rõ. Việc này có thể dẫn đến tình trạng phải bổ sung một số KCN mới và loại bỏ một số