5. Kết cấu của Luận văn
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu công nghiệp
Với cách tiếp cận như trên, hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững KCN được chia thành 2 nhóm: các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại KCN và các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của KCN.
1.2.3.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp
Phát triển bền vững nội tại KCN là yêu cầu quan trọng nhất vì nó đảm bảo duy trì sự hoạt động “khoẻ mạnh” của các KCN này. Đây là cơ sở tạo ra sự lan toả tích cực đối với địa phương có KCN và toàn nền kinh tế. Các tiêu chí đánh giá PTBV nội tại KCN gồm:
*Vị trí đặt của khu công nghiệp:
Tiêu chí này một mặt phản ánh chất lượng quy hoạch KCN. Vị trí KCN là thước đo quan trọng đánh giá tính bền vững KCN từ giai đoạn quy hoạch, xây dựng và vận hành. Nó cho thấy tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả của KCN. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: Sự bố trí khoa học các KCN trong phạm vi không gian vùng; Bố trí vị trí KCN trong không gian địa phương: vị trí so với khu dân cư; so với vị trí đường giao thông; Nguồn gốc đất đai cho phát triển KCN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường và thu hút lao động.
Mặt khác, đây là dấu hiệu dẫn đến sự thành công của KCN. Các tiêu chí cụ thể là: khu công nghiệp đặt ở vị trí thuận lợi hay khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường xá, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông; chất lượng các dịch vụ xã hội của địa phương…Ngoài ra, khi xét đến vị trí của KCN cũng cần xem xét tổng thể các tác động kinh tế - xã hội và môi trường mà KCN có thể mang lại ngay ở hiện tại và trong tương lai.
* Quy mô diện tích khu công nghiệp: quy mô diện tích tự nhiên KCN phù hợp được đánh giá dựa trên tính hợp lý của quy mô so với mục đích và tính chất hoạt động của KCN. Việc đánh giá này dựa trên hai khía cạnh:
- Một là, quy mô của khu công nghiệp phụ thuộc vào mục đích hình thành
KCN: Với mục tiêu hình thành KCN để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thì quy mô có hiệu quả nằm trong khoảng 200 - 300 ha (đối với các KCN nằm trong khu vực thành thị và vùng Kinh tế trọng điểm), 300 - 500 ha đối với KCN nằm trên các tỉnh; với mục tiêu di dời các KCN nằm trong các thành phố, đô thị lớn thì KCN có quy mô nhỏ hơn 100 ha, với mục tiêu tận dùng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của các địa phương thì quy mô KCN phù hợp là từ 100 ha…
- Hai là, tính chất và điều kiện hoạt động của KCN: nếu KCN được đặt ở địa
phương có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn hình thành với tính chất chuyên môn hoá sản xuất ổn định một số sản phẩm hàng hoá công nghiệp nặng thì quy mô KCN phù hợp là từ 300 - 500 ha; với các KCN nằm ở xa đô thị, cảng biển, với tính chất hoạt động là tận dụng lao động thì có quy mô hợp lý là từ 50 - 100 ha.
* Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong diện tích đất tự nhiên KCN:
Tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất KCN và là cơ sở cho sự phát triển bền vững KCN; nó thể hiện mật độ của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ gây lãng phí về mặt bằng, việc khai thác kém hiệu quả; còn nếu tỷ lệ này quá cao thì phần diện tích dành cho giao thông, sân chơi, cây xanh và môi trường…sẽ thấp gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như môi trường thông thoáng trong KCN. Tỷ lệ này nên vào khoảng 60% - 70% thì hợp lý.
Bảng 1.1. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp
STT Loại đất Tỷ lệ
(% diện tích toàn khu)
1 Nhà máy, kho tàng ≥ 55 2 Các khu kỹ thuật ≥ 1 3 Công trình hành chính và dịch vụ ≥ 1 4 Giao thông ≥ 8 5 Cây xanh ≥ 10 Nguồn: Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD
Tiêu chí này được quy định nhằm đảm bảo cho việc phát triển bền vững của KCN. Trên thực tế, các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng KCN thường có xu hướng tăng tỷ lệ đất công nghiệp (đất có thể cho thuê) trong diện tích tự nhiên KCN, qua đó tăng diện tích đất cho thuê và thu nhập. Do vậy, chỉ cần căn cứ vào chỉ tiêu này có thể đánh giá được mức độ ưu tiên cho các mục đích khác.
Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trên diện tích đất tự nhiên (TLCN, %) được xác định bằng công thức:
SCN
TL CN = × 100% STN
Trong đó:
+ S CN: Diện tích công nghiệp có thể cho thuê của KCN.
+ Diện tích đất tự nhiên (S TN) là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàng rào KCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp và diện tích các kết cấu hạ tầng khác như văn phòng đại diện quản lý KCN, hệ thống đường xá trong KCN, hệ thống xử lý chất thải, vườn cây trong KCN, văn phòng giới thiệu sản phẩm,…
* Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp: Chỉ số này được đo bằng tỷ lệ giữa diện
tích đất KCN đã cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thuê và tổng diện tích đất có khả năng cho thuê của KCN. Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ thành công về thu hút đầu tư của KCN và so sánh giữa KCN với các KCN khác trong việc khai thác, sử dụng đất đai. Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống.
Tất nhiên, tỷ lệ lấp đầy không thể đạt cao ngay từ đầu mà nó phải được đánh giá theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng kết cấu hạ tầng kéo dài khoảng 3-4 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút đầu tư và hoàn thiện thủ tục với mục tiêu thu hút nhanh chóng các nhà đầu tư vào KCN để “làm sống” KCN, thu hồi chi phí xây dựng, tạo lập việc làm cho người lao động. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng có thể kéo dài khoảng 15-20 năm. Vì vậy nếu sau 10-15 năm mà “tỷ lệ khoảng trống” trong KCN vẫn còn cao thì
coi như KCN này không có hiệu quả và mục tiêu phát triển bền vững KCN này là không đảm bảo: Sđã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy % = × 100% SCN
* Sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong KCN: đây là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tính ổn
định lâu dài về kinh tế đảm bảo hoạt động sản xuất của KCN. Đo lường tiêu chí này có thể dựa trên các chỉ số cụ thể về qui mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ số đầu ra: Quy mô, tốc độ tăng trưởng về GTSX, giá trị gia tăng và đóng góp với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.
* Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong KCN: có nhiều chỉ số để đánh
giá tiêu chí này như: tổng số lao động thu hút; tổng vốn kinh doanh; tỷ lệ giá trị gia tăng so với doanh thu…nhưng trên hết là hai chỉ số có thể thu thập và xác định khá dễ dàng là: doanh thu trên một đơn vị lao động (năng suất lao động) và Doanh thu trên
một đơn vị diện tích. Việc đánh giá các chỉ số này phải dựa trên quan điểm “động”,
tức là mức và tốc độ tăng trưởng của các con số đó. Điều đó cho phép kết luận về khả năng duy trì tính bền bỉ trong hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.
* Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học
công nghệ vào sản xuất kinh doanh: tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong KCN, giữa KCN với các KCN khác trong nước và quốc tế. Nó thể hiện bằng các chỉ số: Cơ cấu trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sử dụng trong KCN theo tỷ lệ vốn sản xuất trên 1 lao động và tỷ lệ vốn đầu tư trên một dự án; Quốc gia đầu tư, tính chất công nghệ; Tỷ lệ đầu tư hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn KCN.
* Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp:
Đây cũng là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn KCN, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất và sự phù hợp với xu thế phát triển của
phân công lao động xã hội theo xu hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: Tính chất chuyên ngành của KCN hay số ngành kinh tế trong KCN; Tỷ lệ doanh nghiệp có liên kết sản xuất với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; Tỷ lệ doanh nghiệp có liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong KCN khác và các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN.
* Các tiêu chí phản ánh độ thoả mãn các nhu cầu nhà đầu tư
Nhóm tiêu chí này phản ánh sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Nó bao gồm một nhóm các yếu tố phản ánh mức độ tiện lợi của hệ thống dịch vụ trong KCN đối với việc sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể là: mức
độ bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN: hệ thống cung ứng điện,
nước hệ thống hạ tầng trong, ngoài KCN: đường xá, kho bãi…Năng lực các ngành
công nghiệp hỗ trợ, chất lượng hoạt động các ngành logistics phục vụ hoạt động
cho các doanh nghiệp trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng…
Các chỉ số về nguồn lực với tư cách là nguồn lực đầu vào cho hoạt động của KCN,
bao gồm khả năng tuyển dụng lao động hay tính sẵn có về số lượng và chất lượng lao động địa phương khi doanh nghiệp cần tuyển dụng và giá nhân công của vùng so với các vùng khác trong cả nước và nước ngoài.
1.3.2.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp
* Tác động về kinh tế: Thể hiện qua các chỉ tiêu đo lường:
- Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN theo 3 lĩnh vực: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo khu vực thể chế, trong số đó đặc biệt chú ý cơ cấu ngành.
- Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương. Mức đóng góp càng lớn càng chứng tỏ KCN hoạt động có hiệu quả và tác động tích cực đến địa phương có KCN đó.
- Số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa phương có KCN. Tiêu chí này phản ánh tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN, nhất là hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống nhà ở, các công
trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có KCN. Đánh giá tiêu thức này, cần phải xét trong trạng thái động, tức là đánh giá ở tốc độ tăng của số và chất lượng của các yếu tố.
- Tỷ lệ đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Cũng giống như tiêu chí về đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của KCN cũng như những tác động tích cực của nó đến địa phương.
* Tác động về xã hội: thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Số lao động địa phương làm việc trong các KCN: thể hiện ở tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động trong KCN, đặc biệt là số lao động bị mất đất khi xây dựng KCN được làm việc trong KCN.
- Tỷ lệ hộ gia đình (hoặc số lao động) tham gia cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho KCN so với tổng số hộ của địa phương (hoặc so với tổng lao động địa phương), trong đó nhấn mạnh đến số lượng và tỷ lệ hộ gia đình (lao động) mất đất tham gia cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho KCN so với tổng số hộ (lao động) bị mất đất.
- Cơ cấu lao động địa phương phản ánh ảnh hưởng của KCN đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn có KCN. Tỷ lệ này cần so sánh trước và sau khi có KCN.
* Tác động về môi trường: gồm ba nội dung chính:
- Khả năng duy trì vấn đề đa dạng hóa sinh học, không làm tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực có KCN.
- Tiết kiệm tài nguyên.
- Chống ô nhiễm môi trường.
1.3. Kinh nghiệm phát triển các KCN theo hƣớng bền vững
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Bình Dương có diện tích 2.695km2, dân số trên 1.000.000 người là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ, được tách ra từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trung tâm của tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 30km.
Thực hiện phương châm “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư, trải thảm
đỏ đón các nhân tài” và các chính sách, biện pháp thông thoáng nhằm phát huy
của Bình Dương không ngừng phát triển, kinh tế chuyển dịch tích cực, các KCN đã mang lại những giá trị kinh tế, xã hội to lớn cho tỉnh.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2006-2010, GDP của Bình Dương tăng trưởng 14% hàng năm, ở mức gấp đôi cả nước; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng: Công nghiệp chiếm 63%, dịch vụ chiếm 32,6% và nông nghiệp chỉ còn 4,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt 20% hàng năm; trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 64%. Bình Dương đã phát triển 28 KCN với tổng diện tích 8.751 ha, trong đó có 24 KCN đi vào hoạt động, thu hút trên 1.200 doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất. Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đã hoàn thành cơ bản giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình tạo lực; có 7 KCN đã đi vào hoạt động... Cũng trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm; tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chiếm 40%... Đến nay, Bình Dương đã có 9.012 DN trong nước, tổng vốn đầu tư trên 60.000 tỷ đồng; thu hút 1.922 dự án FDI, tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương tăng bình quân 22,9%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, chiếm trên 11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường xuất khẩu của các DN Bình Dương đã vươn ra 180 quốc gia, vùng lãnh thổ... Trong mắt nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều năm qua, Bình Dương đã thực sự là “vùng đất hứa”, trở thành điểm hẹn cho công việc kinh doanh, phát triển sản xuất các loại hình công nghiệp và dịch vụ. Theo bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng, Bình Dương là tỉnh luôn trong tốp đầu của cả nước về PCI nhiều năm qua.
Đến năm cuối 2011 đã có 15 KCN đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước