5. Kết cấu của Luận văn
3.2.2. Đánh giá tác động lan toả của các khu công nghiệp
Khác với tiêu chí bền vững nội tại, tiêu chí tác động lan toả thể hiện theo ba tiêu thức là: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình đánh giá phát triển bền vững KCN đặc điểm nổi bật là các tiêu chí nội tại mang tính định lượng, các tiêu chí tác động lan toả có cả tính định lượng và định tính.
Về kinh tế: Thể hiện qua một số chỉ tiêu đo lường chính:
Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2011
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh
Thu nhập bình quân đầu người của Quảng Ninh so với cả nước: thu nhập bình quân cả nước năm 2011 là 28,9 triệu đồng/người/năm), trong khi
GDP bình quân đầu người năm 2011 của Quảng Ninh đạt 2.264USD (46,7 triệu đồng/người/năm), cao gấp hơn 1,6 lần thu nhập bình quân cả nước.
Phần trăm, giá thực tế 100% = 15.86 20.28 26.14 32.81 41.84 54.74 36.9% 38.0% 37.1% 39.6% 37.4% 36.9% 38.0% 35.4% 33.3% 31.5% 31.6% 30.1% 19.9% 23.0% 23.6% 24.8% 25.3% 17.6% 7.5% 6.6% 6.7% 6.7% 6.3% 6.2% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khai khoáng Các ngành công nghiệp khác Nông nghiệp Dịch vụ
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của các địa phương có KCN đều chuyển dịch theo hướng tiến tiến, ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Điều đó phản ánh những giá trị to lớn do phát triển công nghiệp mang lại và lợi thế về vị trí địa lý đã kích thích các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Nhờ các giá trị kinh tế do phát triển KCN mang lại nên Quảng Ninh luôn nằm trong số những tỉnh, thành có mức tăng trưởng và đóng góp cho NSNN hàng năm ở mức rất cao. Cụ thể Quảng Ninh đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao trong 5 năm qua (giai đoạn 2006 - 2011), tăng trưởng GDP trung bình đạt 12% năm, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng thời kỳ (6,5%). Tổng thu NSNN tăng hơn 5 lần từ 6,679 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 37,398 nghìn tỷ đồng năm 2011. Tổng thu NSNN trên đầu người năm 2011 của tỉnh là 31,2 triệu đồng, cao gấp 4 lần mức trung bình của cả nước (7,7 triệu đồng). Năm 2012 thu ngân sách đạt 29,470 tỷ đồng, đóng góp hơn 20,000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước và tiếp tục đứng hàng thứ 4 trên cả nước về thu nộp ngân sách.
* Về xã hội:
Bảng 3.7: Tổng hợp số liệu về lao động - tiền lƣơng của các KCN Quảng Ninh năm 2012
TT công nghiệp Tên khu
Lao động Việt Nam Lao động tại địa phƣơng Lao động ngoài địa phƣơng Thu nhập bình quân (ngàn đồng) Lao động nƣớc ngoài Tổng cộng Lao động (ngƣời/ ha) 1 Cái Lân 4.680 2.900 1.780 2.225 148 4.828 20 2 Việt Hưng 567 386 181 5.259 17 584 4 3 Hải Yên 350 300 50 1.850 25 375 4 Tổng số 5.587 3.586 2.011 220 5.807
Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh.
(Ghi chú: Số liệu lao động ở đây chỉ tính các doanh nghiệp đã có quan hệ lao
động, không tính các dự án đăng ký nhưng chưa phát sinh quan hệ lao động).
- Như vậy, tổng số lao động đã thu hút vào các KCN đến 31/12/2012 là 5.587 người, trong đó là địa phương: 3.586 người, chiếm 64,18%. Ngoài ra, còn có 320 chuyên gia, quản lý người nước ngoài.
- Thu nhập của người lao động: Bình quân từ 1.850.000 - 5.259.000 đồng/người/tháng. Đây là con số có biên độ chênh lệch lớn. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính nhất thời, vì hầu hết các KCN có thu nhập bình quân đầu người cao là các KCN có ít lao động và hầu hết là đội ngũ kỹ sư, quản lý, khối văn phòng để giám sát và triển khai xây dựng nhà máy, có rất ít lao động trực tiếp. Khi Chính phủ điều chỉnh tăng lương tối thiểu và không có sự khác biệt giữa trong và ngoài KCN, chỉ có khác nhau giữa các vùng, địa phương, mức lương trên sẽ thay đổi.
- Cơ cấu lao động địa phương: Có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề đặt ra là cần phải chú trọng đào tạo tay nghề cho người lao động vì họ xuất thân chủ yếu từ nông dân.
- Nhìn vào số liệu (lao động người/ha), ta thấy được thực trạng hiệu quả thu hút đầu tư và tác động lan toả về mặt xã hội của các KCN còn rất thấp. Trong những năm tới các KCN này cần hoàn thiện và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp thứ cấp để tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
- Các dịch vụ phục vụ cho người lao động trong KCN: một số người lao động ở các vùng lân cận không có nhu cầu về chỗ ở. Nhưng đối với các lao động ngoại tỉnh, lao động ở vùng xa KCN thì nhà ở lại là vấn đề rất cấp thiết. Hiện nay, tất cả các KCN của Quảng Ninh đều chưa có khu nhà ở, các dịch vụ khác như khu vực thể thao, trạm y tế KCN dành cho người lao động. Riêng KCN Cái Lân và lân cận có hơn 4000 lao động có nhu cầu thuê nhà trọ và đang phải phải thuê nhà trọ trong khu dân cư. Điều này dẫn đến hiện tượng mất ổn định trật tự xã hội, thậm chí nảy sinh các tệ nạn xấu như cờ bạc, mại dâm… Các cơ quan chức năng của tỉnh và chủ đầu tư các KCN cần sớm có giải pháp để khắc phục ngay tình trạng này.
* Về môi trƣờng
Về môi trường nội tại trong các KCN, Quảng Ninh đã và đang cố gắng đầu tư để đảm bảo chất lượng môi trường về nước thải, khí thải, rác thải, một vài KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phương án thu gom xử lý chất thải rắn và hệ thống xử lý khói bụi, hệ thống rãnh nước cấp, nước thoát, hệ thống cây xanh…nhìn chung là đạt TCCLVN.
Để đánh giá tác động lan toả về môi trường của KCN, có thể khẳng định quá trình quy hoạch, xây dựng và hoạt động của các KCN Quảng Ninh đã và đang gây ra những tác động không tốt tới môi trường. Nếu các cơ quan chức năng không có các biện pháp cứng rắn và chủ các KCN không có lương tâm, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, chỉ quan tâm đến yếu tố lợi nhuận thì chắc chắn trong tương lai không xa những khu vực xung quanh các KCN sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều bất cập:
Thứ nhất, hầu hết các KCN Quảng Ninh đều gần sông, biển. Đó là sự thuận
lợi về giao thông, nhưng nếu không làm tốt khâu xử lý nước thải, chất thải ngay từ trong KCN thì đó là nguy cơ tàn phá môi trường, ví dụ như KCN Cái Lân, Hải Yên, Hải Hà... đều nằm sát biển, đặc biệt KCN Cái Lân nằm ngay bờ Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên và Địa chất thế giới đã cho thấy tầm nhìn còn hạn chế trong quy hoạch. Chắc chắn một lượng dầu và các chất thải sẽ thẩm thấu xuống biển, gây ô nhiễm, nên phải kiên quyết ngăn chặn các chất gây ô nhiễm môi trường triệt để ngay từ bên trong KCN.
Thứ hai, do tốc độ phát triển KCN quá nhanh, nhu cầu nguồn đất cát để san
lấp mặt bằng lớn, giá thành cát cao nên nhiều KCN đã dùng hình thức mua nhiều quả đồi, núi tại một số phường, xã thuộc TP Hạ Long, Móng Cái để xẻ ra lấy đất đá san lấp, xây dựng, gây cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng đến các di tích lịch sử.
Thứ ba, thực tế chỉ có KCN Cái Lân là có 02 nhà máy xử lý nước thải tập
trung đủ với tổng công suất 3.700- 4.000 m3/ngày đêm, còn lại hầu như là không đáp ứng đủ hoặc chưa xây dựng. Vậy lượng nước thải còn độc hại sẽ thoát đi đâu và ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài KCN như thế nào? Bên cạnh đó là tình trạng một số KCN có khu xử lý nước thải tập trung nhưng tiết kiệm chi phí nên chỉ xử lý hình thức một lượng nhỏ, còn lại là rình cơ hội xả thẳng ra sông hoặc các rãnh nước bên ngoài KCN. Vấn đề này, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, xử lý, không để những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường.
Thứ tư, một số KCN như Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên tập trung các nhà máy luyện thép, xi măng, sơ sợi, xăng dầu, khí đốt, cần phải làm tốt hơn nữa công tác xử lý chất thải, nước thải và khí thải để không làm ảnh hưởng đến môi trường biển và môi trường sống của những người dân gần đó.
Thứ năm, sự phát triển quá nóng của các KCN như hiện nay khi hạ tầng kỹ
thuật và các dịch vụ khác chưa đáp ứng kịp, dẫn tới tình trạng hàng ngàn lao động sống trong những môi trường tạm bợ, ý thức bảo vệ môi trường rất kém, gây ra nhiều dịch bệnh. Nguồn thực phẩm đủ tiêu chuẩn để phục vụ ăn, uống cho hàng ngàn lao động mỗi ngày như hiện nay cũng khó đảm bảo vệ sinh an toàn, gây ra các vụ ngộ độc thức ăn…
Qua xem xét các chỉ tiêu phát triển bền vững về nội tại và tác động lan toả của các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có thể rút ra kết luận là chất lượng các KCN của Quảng Ninh không đồng đều, thiếu tính bền vững, thể hiện ở một số điểm đáng chú ý sau:
+ Công tác quy hoạch đã có sự chuyên nghiệp và định hướng lâu dài, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đánh giá hết những tác động lan toả.
+ Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng đảm bảo môi trường chưa được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ và phù hợp với quy mô diện tích.
+ Số lượng, chất lượng các nhà đầu tư chưa đồng đều, các ngành nghề sản xuất không được phân bổ rõ ràng để tạo tính tập trung, các KCN mang tính tổng hợp thu hút nhiều ngành nghề, công nghiệp phụ trợ chưa được chú trọng.
+ Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ninh.
Trước thực trạng phát triển các KCN Quảng Ninh, việc đưa ra các giải pháp nhằm PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh để vừa có lợi về kinh tế, vừa đảm bảo tác động tích cực đến xã hội, môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trong, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO như hiện nay.