Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp khu

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 112 - 115)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.5.Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp khu

công nghiệp

Môi trường kinh tế toàn cầu hoá hiện nay đòi hỏi phải có sự phân công lao động rõ ràng. Nếu Quảng Ninh không làm tốt công tác đào tạo, không tạo ra được nguồn lao động có chất lượng thì tỉnh sẽ mất tính cạnh tranh và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Khi đó, dù cơ sở hạ tầng đầy đủ, giá thuê đất rẻ, có nhiều chính sách ưu đãi nhưng do không có (hoặc không đủ) nguồn lao động thì chắc chắn sẽ không thu hút được các nhà đầu tư. May chăng, chỉ có những công ty sản xuất theo dây chuyền công nghệ cao cần ít lao động, mới cân nhắc đầu tư làm ăn tại Quảng Ninh.

Chính vì sự bất cập đó nên tác giả đã tập trung nghiên cứu kỹ và đầy đủ về giải pháp “Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp khu

công nghiệp” để có thể giúp các cơ quan chức năng của tỉnh và các KCN có cái

nhìn sâu sắc, toàn diện hơn và hiểu rõ đâu là những nhân tố chính cần quan tâm, nhằm xây dựng các lộ trình, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ổn định và bền vững tại Quảng Ninh.

Thời gian qua, số lượng lao động của tỉnh có tăng nhưng nhìn chung về chất lượng còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ yếu, thiếu kiến thức về luật pháp, chưa có tác phong công nghiệp…Trong khi, các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh luôn đòi hỏi lao động phải có tay nghề, trình độ chuyên môn, có ý thức chấp hành pháp luật, tác phong làm việc, văn hoá ứng xử và kỷ luật cao trong lao động.

Theo quy hoạch, đến năm 2015, Quảng Ninh sẽ có 11 KCN, với tổng diện tích 11.765 ha và 04 khu kinh tế có quy mô khoảng 361.864 ha. Nhu cầu về nguồn nhân lực để phục vụ sự phát triển đó sẽ tăng đột biến. Chính vì vậy cần thiết phải có các giải pháp đảm bảo nguồn lao động cho các KCN.

+ Dự báo nhu cầu lao động cho các KCN giai đoạn 2010 - 2015

Đến 2015 khi có thêm 04 KCN được điền đầy với các doanh nghiệp có công nghệ và dịch vụ cao, đồng thời là sự ra đời của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn thì nhu cầu lao động dự báo là khoảng 50 ngàn người và cơ cấu dự kiến như sau: Lao động có trình độ quản lý bậc cao, bao gồm tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân giàu kinh nghiệm khoảng 3% tương ứng với 1.500 người. Lao động quản lý có trình độ bậc trung, bao gồm các thợ bậc cao, cử nhân cao đẳng nghề, kỹ sư thực hành… khoảng 7% tương ứng 3.500 người. Công nhân kỹ thuật và người lao động đã qua đào tạo khoảng 40% tương ứng số người là 20.000 người. Số còn lại là lao động phổ thông như các bộ phận lắp ráp, các dây chuyền chế biến, đóng gói, thủ công… khoảng 50% tương ứng với số người là 25.000 người.

Đây là một con số không nhỏ, nếu các cơ quan chức năng và các chủ đầu tư không có các giải pháp phù hợp, chiến lược lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân sự.

+ Dự báo nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp đến năm 2020

Đến năm 2020, các KCN mới sẽ tiếp tục được thành lập và cùng với sự điền đầy đủ của các KCN được thành lập trước đó, số lao động dự báo sẽ lên tới trên 100.000 người, trong đó cán bộ quản lý vào khoảng 10.000 người, công nhân kỹ thuật và người lao động đã qua đào tạo vào khoảng 60.000 người, còn lại là lao động phổ thông khoảng 30.000 người.

Các số liệu về thực trạng sử dụng lao động ở các KCN nêu trên và dự báo nhu cầu lao động cho các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và 2015 - 2020 đã chứng minh nhu cầu lao động trên địa bàn Quảng Ninh sẽ phát triển theo hướng ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, với cơ cấu hợp lý, phù hợp với trào lưu chung của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước và chiến lược phát triển của Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Vậy cần phải đưa ra các giải pháp như thế nào để đảm bảo nguồn lao động cho các KCN Quảng Ninh đáp ứng đúng như lộ trình đã đề ra?

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện giải pháp đảm bảo nguồn lao động cho các KCN trên địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII về những chủ trương, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Đề án đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài giai đoạn 2008- 2015 do Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì.

Hai là, nâng cao năng lực của Trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn dịch vụ

đầu tư khu kinh tế thuộc Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh. Trung tâm này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tư vấn, cung cấp lao động và thực hiện các chính sách về phát triển thị trường lao động. Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động để làm cầu nối nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động. Do đó, tỉnh cần quan tâm hỗ trợ để nâng cao năng lực hoạt động, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và điều kiện hoạt động để phát huy tối đa lợi thế này.

Ba là, Tỉnh cần có các chính sách khuyến khích để nâng cao chất lượng và

quy mô của các trường đào tạo nghề, đảm bảo trang thiết bị cơ sở hạ tầng, đội ngũ giảng viên có trình độ, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Có chính sách khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, kể cả cho phép nước ngoài liên kết với thành phần kinh tế trong nước, trực tiếp dạy nghề, tập trung công tác quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo, thi cử. Ngoài đào tạo thông thường, cần chú ý đào tạo nhân tài, có chính sách động viên các nhà khoa học, kể cả những người đã nghỉ hưu và những người đang sinh sống ở nước ngoài tham gia. Tận dụng triệt để và hiệu quả sự tài trợ của dự án JICA, Nhật Bản đào tạo giảng viên cho Quảng Ninh, đưa một số giảng viên sang Nhật đào tạo các chuyên ngành quản lý sản xuất và công nghệ sản xuất mới trong thời gian từ 1-2 năm. Sớm hình thành trường dạy nghề chất lượng cao tại KCN trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội.

Bốn là, nâng cao chất lượng môi trường làm việc của người lao động trong các KCN nhằm thu hút lao động tốt nhất về làm việc tại các KCN. Tạo lập môi trường quan hệ lao động minh bạch, lành mạnh và sử dụng lao động có hiệu quả. Sớm triển khai xây dựng nhà ở và các dịch vụ thiết yếu cho người lao động trong các KCN nhằm ổn định tâm lý và tiết kiệm chi phí cho người lao động. Xây dựng mức lương thoả đáng để vừa đảm bảo thu ngân sách nhà nước, lợi nhuận tái đầu tư cho các doanh nghiệp vừa thoả mãn được mong đợi của người lao động. Đây là yếu tố thiết thực và quan trọng nhất để thu hút lao động trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh đến làm việc tại các KCN Quảng Ninh. Xây dựng và đáp ứng nhu cầu giao lưu sinh hoạt văn hoá cho người lao động, tạo động lực về tinh thần. Đối với các công nhân ở trọ tại các địa phương, cần tổ chức cho người lao động giao lưu văn hoá. Nếu có nhà trọ và khu vui chơi thì giao lưu ngay trong KCN.

Năm là, Tỉnh và các KCN cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức

năng của địa phương, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, đặc biệt là những bức xúc có thể gây ra bất hoà, dẫn tới xung đột mang tính đám đông, dây chuyền. Các cơ quan chức năng và các nhà sử dụng lao động phải hết sức lưu ý làm tốt công việc này.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 112 - 115)