Phật giáo gắn bó với tâm lý truyền thống của dân tộc

Một phần của tài liệu Điều kiện tồn tại của Phật Giáo Việt Nam hiện nay (Qua một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ) (Trang 133)

m Số vụ tai nạn Số ngời chết Số ngời bị thơng

2.3.2.Phật giáo gắn bó với tâm lý truyền thống của dân tộc

Nh thách thức với thời gian, với lịch sử, nh nằm ngoài chiều hớng hiện đại hóa của con ngời, t tởng và sinh hoạt của họ, Phật giáo Việt Nam vẫn an nhiên đứng đó trong tâm lý truyền thống của ngời Việt. Đã có biết bao nhiêu t tởng và tôn giáo ở bên ngoài đa vào nớc ta, nhng mới vào đã ra đi, cha làm quen đã giã từ, còn Phật giáo xem ra càng lâu càng sâu gốc bền rễ, càng đứng trớc cái mới càng tỏ ra vững vàng.

Cái gì tạo nên tình trạng trên? ở đây phải chăng là do Phật giáo hứa hẹn ở thế giới mai sau, ở cõi vĩnh hằng Cực Lạc? Điều đó cũng có, nhng

không phải là yếu tố chủ yếu, vì các tôn giáo khác cũng đều đề cập đến thế giới lý tởng. Thiên chúa giáo có Thiên đờng, Hồi giáo có cõi Nhà trời, Đạo giáo có Bồng lai tiên cảnh..., nhng đối với ngời Việt Nam, chúng không tạo đợc sức hấp dẫn nh Phật giáo. ở đây chính là do tôn giáo này đã hòa quyện và gắn bó đợc với tâm lý truyền thống của dân tộc ta [76, 92-93].

Phật giáo Việt Nam có lịch sử lâu đời gắn bó với lịch sử t tởng dân tộc mà các tôn giáo khác không thể có đợc. Phật giáo đợc truyền vào nớc ta từ đầu công nguyên, đến thế kỷ thứ II đã có vị trí đáng kể trong tín ngỡng và sinh hoạt tinh thần của ngời Việt. Thế kỷ thứ VI đã xuất hiện dòng Thiền đầu tiên dòng Tỳ Ni Đa Lu Chi; thế kỷ thứ IX xuất hiện dòng Thiền thứ 2 - dòng Vô Ngôn Thông; thế kỷ thứ XI xuất hiện dòng Thiền thứ 3 - dòng Thảo - Đờng; thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra dòng Thiền của dân tộc - dòng Trúc Lâm - Yên Tử...

Đã có giai đoạn hầu nh ngời dân nào cũng tin Phật giáo nh, giai đoạn Lý - Trần. Với một lịch sử tồn tại đến nay gần 2000 năm, Phật giáo từ cái ngoại lai trở thành cái bản địa, từ cái xa lạ trở thành cái truyền thống thân thuộc với mọi ngời.

Ngời Việt Nam tiếp thu Phật giáo, đa niềm tin Phật giáo vào gia tài

tinh thần của mình, thì đồng thời họ cũng trở thành những chủ thể sáng tạo ra biết bao các công trình văn hóa của dân tộc mang cốt cách Phật giáo, kể

cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần, nh trong các lĩnh vực; nông nghiệp; y học; âm nhạc; hội họa, văn học; kiến trúc; điêu khắc.v.v.. Những công trình văn hóa nổi tiếng của dân tộc ta do quá khứ để lại phần lớn nằm ở chùa, tháp, tợng Phật, ... nh chùa Tây Phơng, chùa Hơng, chùa Thầy, chùa Kim Liên, chùa Một Cột, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Linh Mụ..., mãi mãi là những công trình văn hóa nghệ thuật tuyệt vời và là niềm tự hào của cả truyền thống văn hóa dân tộc.

Ngôi chùa ở Việt Nam dù to hay nhỏ đều giữ một vị trí tâm linh hết sức linh thiêng trong t tởng tình cảm truyền thống của ngời Việt. Chùa cảnh không những là nơi để nhân dân lui tới chiêm ngỡng, lễ bái mà còn là nơi

thờng xuyên diễn ra các lễ hội vui chơi truyền thống. Lễ hội chùa thờng

diễn ra vào mùa xuân và mùa thu. Đó là những ngày hội văn nghệ dân gian phong phú ở khắp các miền quê của ĐBBB. Song lễ hội đó "không vợt ra ngoài hằng số của lịch sử văn hóa Việt Nam cổ là nông nghiệp - nông thôn - nông dân" [62, 92]. Bên cạnh đó, lễ hội ở đây còn là sự tích hợp nhiều lớp tín ngỡng nguyên thủy ẩn tàng sâu xa đến những tín ngỡng tôn thờ danh nhân, tín ngỡng tôn giáo ngoại lai du nhập không mấy cổ sơ, lại đợc phong kiến hóa, nhiều khi đi quá xa ý nghĩa khởi nguyên. Trong không khí hội hè, văn hóa Phật giáo đầy hấp dẫn ấy khiến cho con ngời trớc đây cũng nh ngày nay, trong đó có nhiều ngời không phải là phật tử cũng thích đi chùa, thích dự các lễ hội. Và Phật giáo thực sự đã góp phần làm phong phú cho nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Biết bao chuyện tình duyên đằm thắm đã xảy ra bên cạnh cửa chùa. Cảnh chùa từ xa đến nay vẫn thờng là nơi hát đối giao duyên của các "liền anh - liền chị" quan họ Bắc Ninh. Đặc biệt là đối với thanh niên trong các ngày lễ hội chùa thờng là nơi giao tiếp, gặp gỡ và hứa

hẹn của những lứa đôi. Do vậy ở trong nhân dân đã lu truyền những câu ca

dao.

Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

Hoặc là:

Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai cha vợ nhớ hội chùa Thầy.

Nh vậy, cửa chùa từ bi không hề nghiêm ngặt nh chốn sân Trình cửa Khổng, mà Phật vẫn hằng chứng giám cho cuộc sống phồn thực hồn nhiên

của con ngời, càng phần nào cho chúng ta thấy vị trí thân quen của ngôi chùa Việt Nam trong sinh hoạt văn hóa truyền thống cộng đồng.

Có thể cho rằng Nho giáo về mặt nào đó có làm cho t tởng và văn hóa khô cứng thì Phật giáo có phần làm mềm hơn, cá thể hơn, phong phú hơn, sinh động hơn. Chính vì lẽ đó mà ngôi chùa càng trở nên thân thiết hơn, sâu nặng hơn trong tình cảm của nhân dân ta từ bao đời nay. "Điều mà không ai có thể phủ nhận đợc là, tình cảm tôn giáo có vị trí và tầm quan trọng không thể thay thế đợc đối với sự hình thành và tồn tại của tôn giáo" [15, 83 - 84].

Con ngời Việt Nam tìm đến Phật giáo không chỉ thấy ở đấy sự che chở, an ủi, giúp đỡ, giải thoát..., mà mỗi khi đặt chân tới chốn cửa chùa ng-

ời ta có cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng nh rũ bỏ đợc phần nào những bụi bậm của cuộc sống trần tục, gần gũi với thế giới xa lạ, huyền ảo nhng đầy hấp dẫn. Xã hội càng phát triển chắc rằng những tính chất huyền hoặc, h ảo

trong Phật giáo sẽ mất dần để nhờng chỗ cho sự cảm nhận cái chân, thiện, mỹ.

Trong điều kiện nớc ta hiện nay, khi mà hiện tợng tiêu cực trong xã hội còn phát triển, tệ nạn xã hội cha ngăn chặn đợc - nh chúng tôi đã trình bày ở chơng 2, ở một mức độ nào đấy sinh hoạt tín ngỡng Phật giáo còn nh một biểu hiện phản kháng lại tệ nạn xã hội đó và ít nhiều ngăn chặn những hiện tợng tiêu cực đang nảy sinh.

T tởng "từ bi", "hỉ xả", "vị tha" với mục đích "cứu khổ, cứu nạn" và tấm lòng bao dung nhân đạo của Phật giáo vừa trùng hợp với bản tính ngời Việt lại đáp ứng đợc nhu cầu tinh thần truyền thống của quần chúng vốn đa số là những ngời lao động đã từng sống trong đau khổ da diết mênh mông từ kiếp này sang kiếp khác. Dù là một tôn giáo từ phơng trời xa xôi truyền đến, nhng Phật giáo lại gần gũi với tâm lý truyền thống của ngời Việt Nam. Dĩ nhiên quần chúng đã không tiếp nhận Phật giáo với t cách là một hệ t t-

ởng, một trào lu triết học mà nh một sự cảm thông và đồng điệu; vừa gần

gũi; vừa có tình; vừa cụ thể; vừa thiết thực. Phật giáo nói về cái khổ của

con ngời đợc thể hiện ở bốn chữ "Sinh, lão, bệnh, tử" cùng bao nhiêu nỗi khổ khác mà con ngời đã từng nếm trải. Phật giáo nói về "vô thờng" đã đặt niềm hy vọng cho ngời bình dân về sự thay đổi cuộc sống cùng cực của họ.

Đối với ngời Việt Nam, từ em bé đến các cụ già, Bụt (hay Phật) đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thiết. Với nhân dân Bụt tợng trng cho sự cảm thông, tình hữu ái, lòng thơng ngời, tinh thần từ bi, hỉ xả. Trong các câu truyện cổ tích, một điều lý thú là Khổng Tử và Lão Tử hầu nh không bao giờ xuất hiện, trong khi đó Bụt luôn hiện lên để cứu giúp những ngời hiền lành, thật thà tốt bụng đang trong cơn khốn khó nguy nan. Bụt vừa là lý tởng của nhân dân Việt Nam bị áp bức muốn đợc bảo vệ khỏi bị áp bức, vừa là biểu tợng chống ách áp bức do các thế lực ngoại xâm muốn thống trị và đồng hóa nớc ta. Là một dân tộc thờng xuyên bị giặc ngoại xâm dòm ngó, chống "ác" trong Phật giáo đợc nhân dân hiểu là chống cớp nớc, cớp sự sống của gia đình mình, của dân tộc mình. Trải qua quá trình lịch sử,

Phật giáo đợc nhân dân ta đón nhận và tiếp thu phù hợp với tâm lý truyền thống dân tộc và có đặc điểm không tách rời với t tởng "cứu quốc". "Theo

sát cuộc đấu tranh của dân tộc từ trớc đến nay không t tởng nào hơn Phật giáo, trừ chủ nghĩa cộng sản. Bình minh của lịch sử dân tộc đã gắn liền với Phật giáo" [27, 15].

Lý Nam Đế (451 - 547) vừa tạo lập ra nớc "Vạn Xuân" vừa xây dựng chùa "Khai quốc". Hình ảnh nớc "Vạn Xuân" và chùa "Khai quốc" đã quyện chặt vào nhau trong buổi đầu dựng nớc và giữ nớc. Một ông vua khác Lý Phật Tử cũng tự xng mình là con Phật (chứ đâu phải là Thiên tử con Trời). Trong Phật giáo tuy không có chủ nghĩa yêu nớc, nhng Phật giáo ở Việt Nam đã sớm hòa đồng, gắn bó với truyền thống yêu nớc bất khuất của dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa, xã hội... thời Lý - Trần tuy không thể hoàn toàn ghi công của Phật giáo, song không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với lịch sử dân tộc thời kỳ này khi nó trở thành quốc giáo. Đơng thời nhiều Thiền s có vai trò rất lớn trong việc tham gia tích cực vào đời sống chính trị - xã hội... của đất nớc, hoặc làm cố vấn cho nhà vua, hoặc giữ chức vụ quan trọng trong triều đình nh Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh... Có những ông vua rất mộ Phật giáo, nhng cũng hết lòng lo toan bảo vệ và xây dựng đất nớc nh: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông...

Trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lợc cũng có nhiều tăng ni phật tử tuy nơng thân trong chốn cửa Thiền vẫn không quên trách nhiệm với non sông đất nớc, luôn sẵn sàng đóng góp của cải, sức lực, trí tuệ thậm chí cả tính mạng mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nớc dới sự lãnh đạo của Đảng giới tăng ni - phật tử nớc ta cũng luôn hăng hái đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

ở nớc ta hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh là nền tảng t tởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng và Nhà nớc ta, đồng thời đó cũng là học thuyết giữ vị trí thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Song không vì thế mà những giá trị tinh hoa của Phật giáo đợc kết tinh trong tâm lý truyền thống của dân tộc ta bị mất đi. Trái lại, tâm lý truyền thống của Phật giáo đã từng gắn bó với dân tộc ta luôn có vị trí xứng đáng trong t tởng, tình cảm của ngời Việt Nam. Hồ Chí Minh đã viết: "Chỉ có những ngời cách mạng chân chính mới thu hái đợc những hiểu biết quí báu của đời trớc để lại. Lênin dạy chúng ta nh vậy" [53, 46].

Phật giáo xứng đáng đợc xem là một trong những của quí báu của đời trớc mà thời đại không thể bỏ qua.

Với tính chất là một tôn giáo mang đậm bản chất tâm lý truyền thống của dân tộc, Phật giáo sẽ còn tồn tại lâu dài với dân tộc ta. nhng một vấn đề có thể thấy trớc là: nếu Phật giáo biết phát huy những giá trị tích

tình cảm ngời Việt Nam hiện tại và tơng lai; ngợc lại, nếu chỉ thiên về việc cầu cúng, giải hạn chỉ biết đáp ứng những tâm lý thiển cận của con ngời thì không bao lâu nữa, nó sẽ bị thời đại vợt qua. Trình độ khoa học và công

nghệ hiện nay là bộ máy hiệu nghiệm nhất để sàng lọc, giữ lấy hoặc loại bỏ những gì còn là giá trị và không giá trị của tất cả các học thuyết, các tín ng- ỡng của truyền thống Phật giáo cũng không ngoại lệ.

Kết luận chơng 2

Thông qua nội dung của chơng 1, chúng ta đã thấy Phật giáo nớc ta hiện nay chính là sự tiếp tục của Phật giáo Việt Nam - với t cách là dòng chảy liên tục của lịch sử. Dòng chảy đó là điều kiện tồn tại quá khứ mang mạch sống cội nguồn của Phật giáo Việt Nam, ví nh "cây bồ đề" cổ thụ đã ngót hai ngàn năm mà cành lá vẫn xum xuê tơi tốt. Nhng đó không phải là cây "trờng sinh - bất tử" nh nhiều ngời lầm tởng. Trái lại, "cây bồ đề" cổ thụ ấy sẽ trở nên cằn cỗi, khô héo và lụi tàn, nếu nh ngời ta cắt bỏ mọi nguồn nuôi dỡng nó từ trong điều kiện hiện thực. Mà nguồn nuôi dỡng hiện thực đó chính là toàn bộ nội dung đã đợc chúng tôi trình bày trong chơng 2. Với ba nhân tố cơ bản: từ nhân tố kinh tế - xã hội, đến nhân tố nhận thức, cho tới nhân tố tâm lý xã hội nảy sinh trong công cuộc đổi mới hiện nay, thông qua thực tiễn ở một số tỉnh ĐBBB đã tạo nên tính muôn vẻ và toàn diện của những con đờng dẫn đến niềm tin Phật giáo của các tín đồ phật tử và những ngời có cảm tình với Phật giáo Việt Nam. Những nhân tố ấy, chúng không tồn tại một cách tách rời, cô lập nhau mà trái lại, chúng luôn tác động, liên hệ và ràng buộc nhau, thúc đẩy nhau, tạo tiền đề cho nhau tồn tại. Làm cho Phật giáo Việt Nam hiện nay chẳng những tồn tại, mà còn tồn tại trong sự phát triển mang tính tất yếu khách quan. Kết hợp toàn bộ điều kiện tồn tại quá khứ và điều kiện tồn tại hiện thực của Phật giáo Việt Nam lại với nhau một cách biện chứng làm nên điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Từ việc nghiên cứu điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay một cách toàn diện nh đã trình bày ở trên. Chúng tôi hoàn toàn có cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn để đi đến kết luận rằng:

1. Phật giáo tồn tại và phát triển ở nớc ta hiện nay là một tất yếu khách quan.

2. Phật giáo có ảnh hởng to lớn và lâu dài đến t tởng, tình cảm của nhân dân ta.

Bởi vậy, chúng ta cần phải có quan điểm và thái độ thực sự khoa học đối với tôn giáo này. Điều đó phải đợc thể hiện một cách sinh động và thiết thực trong hệ thống chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc. Nhằm phát huy cao nhất những giá trị nhiều mặt và từng bớc khắc phục những mặt tiêu cực của Phật giáo trong công cuộc đổi mới đất nớc theo định hớng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và chỉ khi mục tiêu đó đợc thực hiện triệt để, trở thành hiện thực trên đất nớc ta cũng nh trên thế giới này, thì khi đó con ngời sẽ không cần tới "hạnh phúc h ảo" trong tôn giáo bởi họ đã có đợc hạnh phúc đích thực trên trần gian. Thực hiện công cuộc xây dựng CNXH là việc thực hiện tạo ra hạnh phúc trần thế đó. Nh vậy, tuy còn rất lâu dài, nhng "hạnh phúc h ảo" trong tôn giáo sẽ đợc thay thế dần dần bằng hạnh phúc thực sự trên cõi trần này nhờ chính ngay công cuộc đổi mới của chúng ta và nhờ sự kiên trì định hớng XHCN cho sự phát triển của xã hội nớc ta.

Một phần của tài liệu Điều kiện tồn tại của Phật Giáo Việt Nam hiện nay (Qua một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ) (Trang 133)