0
Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

ảnh hởng của những hiện tợng tiêu cực trong xã hội ta hiện nay

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ) (Trang 81 -81 )

m Số vụ tai nạn Số ngời chết Số ngời bị thơng

2.1.3. ảnh hởng của những hiện tợng tiêu cực trong xã hội ta hiện nay

phát triển hơn trớc nhiều, song hiện thực kinh tế nớc ta vẫn còn nghèo nàn

và lạc hậu, đời sống nhân dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế

tiểu nông vẫn còn là cơ bản ở nớc ta đã và sẽ còn là cơ sở kinh tế xã hội

truyền thống cho sự tồn tại của Phật giáo. Kết hợp với những khó khăn đói

nghèo về kinh tế của nớc ta hiện tại, chính là những điều kiện kinh tế cơ bản có tác động mạnh mẽ thúc đẩy ngời ta đến với Phật giáo và tin theo Phật giáo ngày một gia tăng trong những năm gần đây.

2.1.3. ảnh hởng của những hiện tợng tiêu cực trong xã hội tahiện nay hiện nay

Sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta gần 15 năm qua dới sự lãnh đạo của Đảng đã thu đợc nhiều thành tựu rất quan trọng, đa đất nớc ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và chuyển sang thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy cùng với sự nghiệp đi lên đầy tự hào ấy, những hiện tợng tiêu cực trong xã hội vẫn tiếp tục phát triển đang trở thành nỗi lo gây nhức nhối của toàn xã hội, đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nớc, ảnh hởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân và tính định hớng XHCN của công cuộc đổi mới.

Tiêu cực trong xã hội là một hiện tợng đã tồn tại từ lâu của xã hội loài ngời. Dờng nh nó là căn bệnh không ít thì nhiều, không nặng thì nhẹ,

không xã hội nào không mắc phải. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cũng cho thấy, cùng một căn bệnh đó, nhng ở mỗi thời kỳ nó lại có những biểu hiện khác nhau, và ở mỗi nớc, trong mỗi chế độ chính trị, mức độ nặng nhẹ của nó cũng không giống nhau. Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan dẫn tới tình trạng những hiện tợng tiêu cực trong xã hội ta hiện nay phát triển. Song ở đây chúng tôi không có điều kiện tìm hiểu những nguyên nhân đó, mà chúng tôi chủ yếu nghiên cứu ảnh hởng của những tiêu cực đó - với t cách là nguyên nhân dẫn ngời ta đến với niềm tin Phật giáo nh thế nào?

Trong thời buổi kinh tế thị trờng, hiện tợng tiêu cực trong xã hội ta hiện nay diễn ra với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau, nhng ở đây chúng tôi chỉ đi vào một số nội dung cơ bản đó là nạn tham nhũng, một số tệ nạn xã hội và các tội phạm hình sự.

Trớc hết phải kể tới nạn tham nhũng đang phát triển trong xã hội ta hiện nay. Tham nhũng bao gồm tham ô và nhũng nhiễu; là lợi dụng quyền hành, chức trách để ăn cắp của công; là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân lấy tiền của nhà nớc và của nhân dân. Vì vậy tham nhũng sinh ra từ quyền hành, quyền hạn và chức trách. Chúng ta không quy mọi xấu xa đều do kinh tế thị trờng, nhng không thể không thấy rằng về khách quan mà nói kinh tế thị trờng với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho ngời ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân trớc mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản của cộng đồng và của chính mình. Kết hợp với công tác tổ chức quản lý của chúng ta còn lỏng lẻo, kỷ cơng cha nghiêm - dẫn tới "sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của nhà nớc tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không đợc ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tợng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phơng, bè phái mất đoàn kết phổ biến" [23, 46-47].

"Từ năm 1993 - 9/1996, với hàng vạn cuộc thanh tra và giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân đã phát hiện 4.903 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng với số tiền và tài sản bị thiệt hại lên tới 1.222 tỷ 708 triệu đồng và trên 34 triệu đôla. Trong số này, tiền tham ô là 92 tỷ 483 triệu đồng, hối lộ 8,6 tỷ đồng, lãng phí trong chi tiêu công quỹ 17 tỷ 718 triệu đồng và vụ lợi cá nhân 1.091 tỷ 522 triệu đồng. Xử lý hành chính 8.903 đối tợng, chuyển 1.527 đối tợng khác sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự" [68].

Gần đây với những vụ tham nhũng lớn nh ở đờng dây tải điện 500KV Bắc - Nam, nhà máy dệt Nam Định, Công ty Tamexco, vụ phá rừng Tánh Linh. Đặc biệt vụ án Minh Phụng - Epco làm thất thoát của nhà nớc 5.223 tỷ 300 triệu đồng [25].

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những con số thống kê, cùng những vụ việc điển hình của nạn tham nhũng đã đợc lôi ra trớc ánh sáng của pháp luật, trên thực tế còn biết bao nhiêu những vụ việc tham nhũng, mà vì nhiều lý do khác nhau cho đến nay cha đợc phát hiện và xử lý. Nạn buôn lậu cũng đang phát triển phổ biến ở nớc ta hiện nay cũng thờng gắn liền với sự đồng lõa, bao che và tiếp tay của những ngời có chức có quyền. ở đây chúng tôi không nói đến buôn lậu hàng quốc cấm, mà chỉ nói tới tệ nạn buôn lậu trốn thuế của Nhà nớc đơng diễn ra với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau gây nên sự thất thu lớn cho ngân sách nhà nớc, làm ảnh hởng nghiêm trọng đến nền kinh tế còn cha phát triển của Nhà nớc ta hiện nay. Có nhiều vụ buôn lậu lớn, tiêu biểu nh vụ án Tân Trờng Sanh làm thất thoát của Nhà nớc lên tới trên 900 tỷ đồng.

Những con số thất thoát tài sản của Nhà nớc, của nhân dân đã vợt quá sức tởng tợng của ngời dân bình thờng. Trong khi 40% trẻ em nớc ta đang trong tình trạng suy dinh dỡng; các ngành giáo dục, y tế, văn hóa- xã hội không đủ kinh phí hoạt động; hàng triệu ngời sống nghèo khổ; hàng chục

triệu nhân dân lao động chấp nhận mức thu nhập rất khiêm tốn... Số lợng khổng lồ tiền bạc của cải bị đánh cắp hàng năm do tham nhũng, buôn lậu nh một ung nhọt gây nhức nhối toàn xã hội. Nạn tham nhũng, buôn lậu thực sự đang là thứ "giặc nội xâm" làm cho mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng; chính quyền và nhân dân; cán bộ và nhân viên đứng trớc nguy cơ bị tổn th- ơng nghiêm trọng. Cũng xuất phát từ tệ nạn tham nhũng, buôn lậu đã gây nên bao điều oan trái, bất công trong xã hội. Khiến cho nhiều ngời phải đặt

niềm tin vào luật "nhân quả - báo ứng" của Phật giáo.

ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ mà chúng tôi có điều kiện đi thực tế cũng nằm trong tình trạng chung của nạn tham nhũng, buôn lậu trong cả nớc. Có thể nói nạn tham nhũng, buôn lậu đã thực sự trở thành hiện tợng phổ biến ở nơi đây. Thái Bình thực sự đã trở thành "điểm nóng" về hiện t- ợng tham nhũng phổ biến của cả nớc. Hầu hết các xã ở Thái Bình đều có hiện tợng tham nhũng. Đơn th tố cáo, khiếu kiện của dân chúng đợc gửi đi khắp các nơi, song không đợc các cấp chính quyền xử lý đến nơi đến chốn. Lại còn có hiện tợng bao che cho nhau của các cấp. Tình trạng mất dân chủ xảy ra không chỉ ở cấp trên mà ở cả cấp cơ sở, nơi chính quyền ở ngay trong lòng dân. Mặt khác, lại diễn ra cảnh tranh giành quyền lợi, địa vị lẫn nhau, giữa những ngời có chức, có quyền, kỷ luật thì lỏng lẻo, phép nớc thì không nghiêm. Thực trạng đó, chẳng những làm cho nhân dân mất lòng tin vào Đảng, vào các cấp chính quyền, mà còn thể hiện sự bất bình của dân chúng. Từ đó đã xuất hiện những cuộc biểu tình phản ứng gay gắt lại chính quyền diễn ra nhiều nơi trong tỉnh. Năm 1997 tình hình trật tự an ninh xã hội diễn ra phức tạp ở hầu hết các xã trong tỉnh. Cho đến nay tình hình khiếu kiện ở Thái Bình đã cơ bản ổn định, nhng cha thực sự vững chắc, bởi vẫn còn tồn đọng nhiều mâu thuẫn phức tạp. Hàng chục tỷ đồng của nhân dân bị gần 1.400 cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất của các cấp (chủ yếu là cấp xã) chiếm đoạt. Tuy số tiền không lớn so với những vụ điển hình của

cả nớc, song so với mức sống vẫn còn khó khăn của đại đa số nông dân ở đây thì ngời dân không thể chấp nhận đợc.

Đúng nh Văn kiện Hội nghị Trung ơng giữa nhiệm kỳ khóa VII đã khẳng định: "Tham nhũng và buôn lậu nghiêm trọng làm cho nhân dân rất bất bình, ảnh hởng lớn đến niềm tin đối với Đảng và Nhà nớc" [20, 20].

Niềm tin ở thế giới hiện thực bị suy giảm là cơ sở hiện thực trực tiếp của xã hội khiến cho không ít ngời phải đi tìm niềm tin ở thế giới thần linh thợng đế nói chung, Phật giáo nói riêng bằng các con đờng và hình thức

khác nhau.

Đa số ngời dân lơng thiện, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, đứng trớc hiện tợng "tiêu cực trong bộ máy nhà nớc, đảng và đoàn thể" [21, 64], cùng kỷ cơng phép nớc bị buông lơi thì cũng chỉ biết "kêu Trời - kêu Phật" và "nhờ Trời - nhờ Phật" cứu giúp mà thôi! ở đây chức năng vỗ về, an ủi con ngời của Phật giáo thực sự vẫn còn có đất để phát huy tác dụng của mình. Họ đến chùa để cầu mong có đợc sự công bằng

trong xã hội, cùng sự ra tay cứu vớt chúng sinh trong cuộc sống thực tại vẫn còn đầy rẫy bất công và khổ cực, mong sao cho "quốc thái - dân an".

Còn bản thân những ngời tham nhũng và buôn lậu - làm giàu bất chính, thì cũng luôn luôn phải sống trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm... Đồng thời họ cũng luôn tìm mọi âm mu, thủ đoạn và biện pháp hòng trốn tránh trách nhiệm của mình trớc xã hội và trớc luật pháp. Một trong những biện pháp tâm lý - tinh thần truyền thống là họ phải cậy nhờ tới cả sức mạnh tinh thần huyền bí của Phật - Pháp. Bởi vậy, bản thân họ hoặc gia đình họ là năng lui tới lễ bái cầu xin ở cửa chùa. Họ cũng là những ngời sẵn

sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để "hối lộ" Thần Phật dới danh nghĩa là "thành tâm" cúng dàng nơi cửa Phật. Thực tế trên các "bia công đức" ở các

Bên cạnh nạn tham nhũng, buôn lậu thì, các tệ nạn xã hội khác cũng đang có chiều hớng gia tăng với nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau một cách rất đa dạng, tinh vi và quỷ quyệt. ở đây chúng tôi chỉ xin khái quát vài nét về hình thức cơ bản của những tệ nạn ấy nh: nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc. Và đây cũng chính là những tác nhân trực tiếp xô đẩy con ngời đến với niềm tin Phật giáo ở nớc ta hiện nay.

Tệ nạn mại dâm lúc thì công khai, trắng trợn, lúc thì ngấm ngầm,

ngụy trang, nhng ngày càng phức tạp và lan rộng. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Công an hiện nay cả nớc ta có 76.900 gái mại dâm, trong đó có 14.981 đối tợng chuyên nghiệp có hồ sơ quản lý; và 3.126 chủ chứa mại dâm (không kể những ổ chứa mại dâm trá hình dới dạng nhà hàng, quán bia, vũ trờng, phòng hát karaôkê...). Địa bàn hoạt động của các đối tợng không chỉ tập trung ở các đô thị lớn, mà lan về làng quê, lên tận vùng cao, nơi c trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đáng lo ngại và căm phẫn hơn là tệ hiếp dâm, cỡng dâm, lạm dụng tình dục trẻ em có xu hớng gia tăng. Tệ nạn này chẳng những làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, gieo rắc những tai họa nghiêm trọng trong xã hội (bệnh HIV/AIDS), mà còn dẫn tới sự đổ vỡ niềm tin của không ít ng-

ời vào thế giới hiện thực, khiến họ phải đi tìm niềm tin ở nơi cửa Phật.

Trong những năm gần đây, tình hình buôn bán và sử dụng ma túy trên thế giới và khu vực Đông Nam á, trong đó có Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Ma túy đã trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu. ở Việt Nam, nếu nh trớc đây ma túy chủ yếu từ các nguồn trong nớc thì ngày nay lợng ma túy, tiêu biểu là hêrôin, từ nớc ngoài thẩm lậu vào nội địa ngày càng nhiều. Làm cho số lợng ngời nghiện hút ma túy ngày càng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt nghiêm trọng là, ma túy đã bắt đầu lan vào trong các nhà trờng và lứa tuổi thanh thiếu niên, gây nên một nguy cơ đối với đất nớc. Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị đã nhận định "đây là những dấu hiệu nguy hiểm

làm mất an toàn xã hội, băng hoại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hởng xấu đến nòi giống và sự tồn vong của dân tộc". Năm 1996 các cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng ở nớc ta đã phát hiện bắt giữ 3.813 vụ, 6.651 ngời phạm tội sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức dùng trái phép các chất ma túy, thu giữ 54,75 kg hêrôin; 839, 85 kg thuốc phiện; 1,4 kg côcain; 5.681 gói hêrôin; 13.666 bi thuốc phiện; 584,1 kg cần sa. 11 tháng của năm 1997 các cơ quan chức năng đã bắt giữ, xử lý 6.187 vụ, 12.984 đối tợng phạm tội buôn bán, vận chuyển và tổ chức dùng trái phép các chất ma túy. So sánh hai năm 1996 và 1997, năm sau phát triển nhiều hơn năm trớc về số vụ và đối tợng buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy [65].

Ma túy đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội, của mọi nhà, mọi ngời. Những ngời nghiện là nạn nhân, nhng chính bản thân họ cũng gây ra bao tai họa cho xã hội và cho ngời thân. Từ đó, tác động đến tâm t

tình cảm của nhiều ngời có nhu cầu mong tìm sự "phù hộ - cứu vớt" của Phật - Pháp, thần linh nh một lẽ tự nhiên của cuộc sống.

Bên cạnh nạn ma túy là nạn cờ bạc, dới nhiều hình thức biến tớng đang phát triển mạnh cả về qui mô lẫn tính chất nguy hại. Đối tợng đánh bạc không chỉ là thanh niên, mà còn có cả học sinh, ngời có tuổi, phụ nữ, cán bộ viên chức nhà nớc, cá biệt có cả đảng viên. Địa điểm đánh bạc rất đa dạng, linh hoạt và cơ động; các sòng bạc lớn có tính chất chuyên nghiệp, góc phố, hè đờng, bến xe, trên tàu, những nơi hội hè, đình đám, hiệu ăn, quán nớc... Cờ bạc nh nạn dịch tràn từ địa phơng này sang địa phơng khác, khiến không ít gia đình tan cửa nát nhà, khuynh gia bại sản, vợ chồng con cái xa lìa, t tởng tình cảm bị mất mát, hẫng hụt, hoang mang... trớc cuộc

Bên cạnh những tệ nạn xã hội nh đã trình bày ở trên, thì còn phải kể tới các tệ nạn xã hội khác nh: nạn rợu chè, nạn làm hàng giả,... và đặc biệt là nạn dịch lây nhiễm HIV/AIDS... Đây là những tệ nạn cũng không kém phần nguy hiểm đối với xã hội loài ngời chúng ta hiện nay. Những tệ nạn xã hội này, làm cho ngời mắc phải cùng những ngời thân trong gia đình họ rất đau khổ, đôi khi dẫn ngời ta tới chỗ hoàn toàn bất lực trớc cuộc sống, chỉ

còn niềm tin mong manh vào sức mạnh của siêu nhiên (trong đó có Phật

giáo) mà họ cố níu giữ lấy.

Khi đề cập tới những hiện tợng tiêu cực trong xã hội ta hiện nay, thì

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ) (Trang 81 -81 )

×