Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 21 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2. Các khái niệm cơ bản của luận văn

1.2.2. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa GV và HS. Trong

14

đó, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của GV, HS tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

Hoạt động dạy học trong nhà trường bao gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Chủ thể của hoạt động dạy là Thầy, chủ thể của hoạt động học là Trò, đó là hai hoạt động khác nhau nhưng không đối lập nhau, mà có sự thống nhất cao của hai mặt để hướng tới cùng một mục đích.

* Hoạt động dạy của giáo viên

GV truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình quy định.

Vai trò của người thầy là người dẫn dắt, là người đồng hành cùng HS trên con đường chiếm lĩnh tri thức tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa người dạy và người học.

* Hoạt động học của học sinh

HS làm việc tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của GV nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học. Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Hoạt động học không dừng lại ở việc nhắc lại bài học một cách máy móc mà hơn thế nữa, còn là sự tái tạo cho bản thân, sáng tạo trong tư duy, biết sử dụng và điều khiển tri thức trong quá trình lĩnh hội và chiếm lĩnh khoa học.

Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của HS phản ánh kết quả hoạt động dạy của GV và kết quả hoạt động dạy của GV không thể tách rời kết quả học tập của HS. Như vậy, dạy và học là hai hoạt động gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại song song và cùng phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, luôn bổ sung cho nhau, chế ước lẫn nhau và là đối tượng tác động chủ yếu cho nhau, nhằm kích thích động lực bên trong mỗi chủ thể để cùng phát triển.

Tóm lại, HĐDH có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành tri thức, phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng thời đặt nền móng

15

cho sự phát triển nhân cách toàn diện. Hoạt động ấy bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của GV, việc học tập, rèn luyện của HS theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người làm chủ đất nước, có văn hóa, có sức khỏe, có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới.

1.2.2.2. Quản lý hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của mỗi nhà trường, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, người lãnh đạo tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể là đội ngũ GV. Cho nên, quản lý tốt HĐDH trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm giáo dục.

Quản lý HĐDH là một bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống quản lý GD&ĐT trong trường học. Thông qua việc chỉ đạo thực hiện chức năng tổng hợp;

phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quản lý HĐDH phải định hướng chủ yếu vào sự phát triển mọi năng lực tiềm ẩn trong con người, hiểu biết các quy luật đời sống, phát triển mọi tài năng của con người. Mặc dù nhà trường có chức năng tổ chức, chỉ đạo quản lý trực tiếp HĐDH, nhưng không thể tách khỏi sự phối hợp, tương tác với các đơn vị, cơ quan, tổ chức khác trong xã hội và đặc biệt chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT. Mối quan hệ cộng đồng hợp tác liên thông này là một trong những điều kiện tối ưu hoá việc quản lý HĐDH.

Quản lý HĐDH là quản lý hệ thống toàn vẹn đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội. Bao gồm: mục đích dạy học, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, PPDH, các hình thức tổ chức dạy học, các điều kiện dạy học (CSVC, TBDH), các mối quan hệ dạy học, kết quả dạy học. Các nhân tố cấu trúc của HĐDH tồn tại trong mối liên hệ qua lại và thống nhất với môi trường của nó như môi trường xã hội - chính trị, môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Muốn đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả HĐDH thì chủ thể quản lý phải tác động lên toàn bộ từng thành tố cấu thành nên quá trình dạy học. Đó là những khâu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý dạy học.

Cho nên quản lý HĐDH thực chất là quản lý một số thành tố của quá trình dạy học, bao gồm: Hoạt động dạy của giáo viên, PPDH và giáo dục, đánh giá kết quả học

16 tập của học sinh.

Tóm lại, quản lý HĐDH là quá trình người quản lý lên kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra HĐDH của giáo viên nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý HĐDH là hoạt động cơ bản nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)