Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 96 - 100)

Chương 3: QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG

3.3. Quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường Trung học phổ thông

3.3.6. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

- Các nhà trường phải quan tâm đến CSVC, TBDH môn tiếng Anh để GV có thể sử dụng hợp lý, khai thác hết khả năng của nó để phục vụ tốt nhất cho dạy học tiếng Anh. Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học hiệu quả đối với bộ môn tiếng Anh giúp HS được tăng cường luyện tập, được nghe băng để sửa cách phát âm cho chuẩn, được tận mắt nhìn các hình ảnh thực làm cho các em tăng thêm hứng thú học tập, giúp các em tư duy nhanh, nhớ lâu bài học, được thực hành giao tiếp, tham gia các hoạt động nghe, nói, đọc, viết cùng với các phương tiện dạy học khác nhau các em sẽ học tốt và tự tin trong học tập.

- Nghị quyết đại hội Đảng IX đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục là đổi mới nội dung, PPDH theo hướng hiện đại hóa. Việc hiện đại hóa giáo dục cần gắn với đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp, thích ứng với xu thế hiện đại, cố gắng hiện đại hóa phương tiện dạy và học như tăng cường thiết bị thông tin, viễn thông và nối mạng.

- Thực tế hiện nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh là những trường được trang bị các phương tiện dạy học tốt và hiện đại như phòng máy tính nối mạng Internet, phòng lab, các máy chiếu Overhead Project và các loại tranh ảnh, sách nâng cao môn ngoại ngữ. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào trong các giờ dạy.

- Để sử dụng được các phương tiện dạy học hiện đại, GV ngoại ngữ phải có

89

sự tìm hiểu, nghiên cứu để làm quen với các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại từ đó rèn luyện kỹ năng thực hành.

+ Làm tăng thêm uy tín và năng lực của GV đối với HS

+ Với những ý nghĩa như vậy, việc học tập và làm quen với các chức năng tính năng của các máy móc, phương tiện đặc biệt qua quá trình sử dụng GV lại có thể hiểu kỹ hơn hoặc phát hiện ra những điều mới trong nội dung kiến thức chuyên môn. Đó là một hình thức nâng cao trình độ chuyên môn cho mỗi GV. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng các thiết bị hiện đại vào trong dạy học còn có những tác dụng tích cực làm tăng thêm động lực học cho HS; Làm tăng hiệu quả tiếp thu của HS; Tăng sự hấp dẫn của bài giảng. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại phải đạt được những mục tiêu sau:

+ Khai thác và sử dụng một các hiệu quả các trang thiết bị hiện có + Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hóa.

+ Xây dựng và hình thành thói quen sử dụng các phương tiện giảng dạy, tránh lối dạy chay truyền thống trước đây.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò và tác dụng của CSVC, phương tiện và đồ dùng dạy học trong giảng dạy nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng.

- Với quan điểm GD&ĐT cùng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, thì kinh phí cho đào tạo phải được giải quyết một cách thoả đáng bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác. Các nhà trường cần có kế hoạch, biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư về CSVC như trường lớp, thư viện, phòng học, đài, cát xét, băng, đĩa tiếng, băng, đĩa hình, tranh ảnh là rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho HĐDH tiếng Anh.

- Để GV có thể áp dụng các PPDH hiện đại hiệu quả, các nhà trường còn cần quan tâm đầu tư và hướng dẫn GV sử dụng được các TBDH hiện đại như máy tính, đèn chiếu, máy projector, bồi dưỡng GV cách sử dụng phần mềm powerpoint để soạn giáo án điện tử, xây dựng phần mềm dùng trên máy vi tính hỗ trợ dạy học tiếng Anh, quản lý HĐDH, nắm được các tính năng, sử dụng phương tiện, đồ dùng

90

dạy học sáng tạo, triệt để, không lãng phí, kết hợp sử dụng TBDH hiện đại và các đồ dùng dạy học đơn giản.

- Phát động phong trào sử dụng phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học đồng bộ, thống nhất trong các trường, cho các bộ môn, đảm bảo đủ phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học với chất lượng tốt, có hiệu quả.

- Sử dụng phòng Lab trong giảng dạy ngoại ngữ.

- Sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn như violet, question tool, sơ đồ tư duy.. đã được ứng dụng rất hiệu quả trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đây là phương pháp tạo hứng thú học tập cho HS, góp phần làm đổi mới và làm phong phú hơn các phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.

* Cách tiến hành

- Sở GD&ĐT tổ chức và chỉ đạo các trường cử GV tham gia vào các lớp tập huấn, học tập, hội thảo về tầm quan trọng và cách sử dụng các phương tiện, TBDH hiện đại, giới thiệu các tài liệu tham khảo về đồ dùng dạy học để GV nghiên cứu, lựa chọn sao cho phù hợp với đối tương HS do mình giảng dạy.

- Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường có kế hoạch để đầu tư kinh phí hàng năm theo phương châm: trang thiết bị dạy học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng mục đích học tập bộ môn tiếng Anh.

- Tăng cường phát động phong trào, khuyến khích GV sưu tầm, tự làm, sử dụng đồ dùng dạy học. Tăng cường các sinh hoạt tổ, nhóm bàn về cách làm, sử dụng hiệu quả của từng loại đồ dùng dạy học, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo của cá nhân hay tập thể.

- Chỉ đạo việc đưa CNTT vào sử dụng trong nhà trường, xây dựng các bộ giáo án điện tử, góp phần thay đổi hình thức tổ chức dạy học, nếu có điều kiện về CSVC và đội ngũ GV thì nên tổ chức dạy học tiếng Anh trên máy vi tính nhằm nâng cao khả năng tìm tòi, khai thác, phát triển nhận thức và tư duy cho HS.

- Đề ra các quy định, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng dạy của các trường, các GV cho việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, đồ dùng dạy học, tạo sự tích cực, tự giác, dân chủ, hợp tác chặt chẽ với nhau trong tập thể sư phạm các trường, tạo nên bầu không khí thi đua sôi nổi, làm mạnh và có trách nhiệm, có

91

tổng kết, đánh giá và khen thưởng hàng năm nhằm khuyến khích các trường sử dụng có hiệu quả và thường xuyên.

- Chỉ đạo hiệu trưởng các trường THPT cần có kế hoạch liên kết với nhau để tổ chức các hội thảo, trao đổi, báo cáo tình hình sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học, cho ý kiến nhận xét, đánh giá về tác dụng, hiệu quả và chất lượng của các phương tiện, đồ dùng được cấp để ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng, độ chuẩn, sự chính xác, sử dụng được lâu dài và đồng bộ. Phải thường xuyên kiểm tra sổ đăng ký sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học, trực tiếp thị sát và kiểm tra phương tiện, đồ dùng dạy học được cấp, mua sắm để có kế hoạch cho năm học sau.

- Bên cạnh kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học các trường cũng phải có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì hoạt động thường xuyên, để có thể sử dụng được lâu dài, hiệu quả và không lãng phí.

- Phát động phong trào sử dụng phương tiện dạy học vào trong giảng dạy.

- Tổ chức triển khai thí điểm đối với một số trường cụ thể có nhiều thành tích, kinh nghiệm và khả năng trong sử dụng TBDH.

- Thông qua các tiết thao giảng, hội giảng coi việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào các giờ này là một tiêu chí quan trong để đánh giá xếp loại giờ dạy.

- Thông các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa việc hướng dẫn sử dụng, trao đổi kinh nghiệm sử dụng là một nội dung của sinh hoạt.

- Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học chỉ đạo các trường tổng kết, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng kịp thời để động viên và tạo động lực thúc đẩy trong các năm sau.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện

- Phát động, khuyến khích sự nhiệt tình, tính sáng tạo của GV trong việc sưu tầm, tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Phối hợp và huy động các lực lượng xã hội để hỗ trợ, cấp kinh phí để các trường làm, mua sắm, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho giáo dục.

- Trên cơ sở dự toán nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm, lên kế hoạch phù hợp với sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục như phụ huynh, nhà trường và các

92

cấp ngành khác, để đầu tư dài hơn theo từng mảng như CSVC trường, lớp, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đặc biệt là trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh.

- Có sự chuẩn bị và trang bị tốt CSVC trong nhà trường.

- Không ngừng sửa chữa, bổ sung, cải tạo và trang bị mới các máy móc, TBDH.

- Có đủ phòng bộ môn cho môn học ngoại ngữ.

- Có người phụ trách kỹ thuật, am hiểu về máy móc

- Phải dành ra một khoản kinh phí để chi phí điện, nước, mua nguyên, nhiên liệu, linh kiện phục vụ trong quá trình sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)