Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học ngoại ngữ ở

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 80 - 81)

ngoại ngữ ở các trường Trung học phổ thông

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho các trường, BGH, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh của các trường nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác đổi mới quản lý HĐDH, đổi mới quản lý để theo kịp các yêu cầu, các nhiệm vụ mới của hoạt động giảng dạy tiếng Anh. Trong mỗi giai đoạn, hoạt động giảng dạy tiếng Anh phải phù hợp với yêu cầu của xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của người học. Trong việc quản lý giảng dạy tiếng Anh, cần quan tâm tới việc đổi mới các nội dung: Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung giảng dạy.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Đổi mới quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy. Để quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy cần chỉ đạo các nhà trường thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện qua lịch báo giảng, qua chuẩn bị giáo án hàng tuần, hàng tháng và thông qua tổ trưởng bộ môn để quản lý.

- Chỉ đạo các trường đổi mới quản lý việc chuẩn bị bài giảng và lên lớp của GV tiếng Anh. Theo đánh giá của các nhà sư phạm, việc chuẩn bị bài giảng tốt có thể đạt 70% hiệu quả về chất lượng, vì vậy quản lý chỉ đạo chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Xác định mục tiêu bài giảng phải hướng vào người học, phù hợp với nội dung và điều kiện để đạt mục tiêu và mục tiêu có thể đo đếm, kiểm chứng mức độ đạt được.

+ Nội dung bài soạn phải phù hợp với chương trình, có tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn, phù hợp với trình độ người học và phải đặt ra đích để HS hướng tới

+ Cấu trúc của bài giảng phải lôgic, ngôn ngữ phải trong sáng dễ hiểu. + Kích thích được tính độc lập, tích cực của người học bằng các câu hỏi tình huống để HS tự giải quyết.

73

của quá trình dạy học. Kiểm tra giờ lên lớp phải thường xuyên là việc làm thiết thực, có tác động lớn đến sự cố gắng phấn đấu vươn lên của GV, từ đó chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận về quản lý và HĐDH qua các đợt tập huấn chuyên môn để bồi dưỡng lý luận quản lý, quản lý HĐDH tiếng Anh cho Hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh. Thông qua hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trình độ quản lý của Hiệu trưởng, Hiệu phó và tổ trưởng bộ môn tiếng Anh về đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Đưa tiêu chuẩn “Hiệu trưởng cần phải nắm vững phương pháp quản lý, để có thể điều hành HĐDH tiếng Anh mang lại hiệu quả tốt, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy tiếng Anh nói riêng” là một trong những tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng hàng năm..

- Triển khai, ban hành các văn bản, chỉ thị, những quy định hướng dẫn về quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐDH tiếng Anh ở các trường THPT.

- Chỉ đạo các trường tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý HĐDH tiếng Anh với các trường trong tỉnh và cả nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

- Các nhà trường phải thường xuyên tìm kiếm thông tin liên quan đến công việc quản lý, phải nghiên cứu, tìm tòi, tự bồi dưỡng thường xuyên để nắm chắc mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục, có như vậy mới có đủ khả năng tổ chức, quản lý quá trình đổi mới với nhiều tình huống mới xuất hiện trong thực tiễn hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo yêu cầu mới.

- Sở GD&ĐT cần quan tâm tạo điều kiện cho các tổ trưởng bộ môn tiếng Anh học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý HĐDH tiếng Anh.

- Bản thân các tổ trưởng chuyên môn phải tích cực bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý để tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý HĐDH tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)