Đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 45 - 49)

2.2.1.1. Số lượng

Hoạt động dạy học ngoại ngữ ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả cao về mọi mặt. Trong đó, đội ngũ GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ GV phải cố gắng rất nhiều trong việc trau dồi tri thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, đổi mới PPDH.

38

Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh

Năm học Tổng số

giáo viên

tiếng Anh Nữ

Trình độ chuyên môn Độ tuổi

Trên

ĐH ĐH < 35 36-45 > 45

2010-2011 192 170 10 182 0 138 38 16

2011-2012 202 178 18 184 0 150 44 8

2012-2013 207 180 24 183 0 150 47 7

(Nguồn: Phụ lục báo cáo Tổng kết năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

Bảng 2.1 cho ta thấy đội ngũ GV tiếng Anh của tỉnh hiện nay đã đạt chuẩn 100% và trên chuẩn là 12%; họ phần lớn tuổi đời còn trẻ với 72,5% dưới tuổi 35. Đội ngũ như vậy rất năng động nhiệt tình, dễ nắm bắt những vấn đề mới, hiện đại, luôn say sưa, yêu nghề, ham học hỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như các công tác khác. Nhiều GV có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt, luôn tích cực học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.Tuy nhiên, một số GV trình độ tin học còn hạn chế, ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa cao, nhất là những GV có tuổi, do đó việc sử dụng các thiết bị hiện đại trong giảng dạy còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn, nhiều GV chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới phương pháp, có tâm lý ngại đổi mới. Một số GV trẻ mới ra trường được đào tạo cơ bản, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm giảng dạy, quản lý HS còn thiếu nên phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng chung.

2.2.1.2. Chất lượng

Bảng 2.2 : Kết quả thanh tra chuyên môn giáo viên tiếng Anh

Năm học Số GV đƣợc TTCM Tổng số tiết TTCM

Xếp loại Giỏi Xếp loại Khá Xếp loại TB

SL % SL % SL %

2010-2011 171 279 125 44,81 129 46,24 25 8,96 2011-2012 179 291 141 48,46 137 47,08 13 4,47 2012-2013 162 264 134 50,76 128 48,49 02 0,76

(Nguồn: Phòng Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

39

kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, dự giờ, thao giảng, qua các cuộc thi GV giỏi các cấp, qua những đợt thanh tra toàn diện của Sở GD&ĐT. Phần lớn GV tiếng Anh các trường có kiến thức vững vàng, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, phù hợp đặc thù bộ môn. Song, việc đổi mới PPDH áp dụng chưa thật hiệu quả.

Qua kết quả thanh tra định kỳ cũng như tranh tra toàn diện của Sở GD&ĐT trong bảng 2.2 cho thấy số tiết được đánh giá giỏi tăng dần hàng năm, từ 44,81% đến 50,76%; số tiết trung bình giảm dần, từ 8,96% năm học 2010-2011 giảm xuống còn 0,76% năm học 2012-2013. Nhìn chung, đội ngũ GV tiếng Anh đã đảm bảo yêu cầu về trình độ, có đủ khả năng đảm nhiệm công tác giảng dạy, tuy nhiên số tiết xếp loại giỏi giữa các trường chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào các trường chất lượng cao ở tỉnh như Chuyên Vĩnh Phúc, Trần Phú, Lê Xoay, Ngô Gia Tự, Yên Lạc, Hai Bà Trưng vì có đội ngũ mũi nhọn tạo sức bật cho việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn; một số trường còn hạn chế, vẫn còn GV giảng dạy chỉ đạt yêu cầu, việc đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, rèn luyện kỹ năng cho HS còn lúng túng. Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ngoại ngữ là một vấn đề khó khăn, cấp bách đòi hỏi người CBQL phải tìm ra những biện pháp mới, khả thi, khắc phục những biện pháp đã lỗi thời trong việc quản lý HĐDH.

Bảng 2.3: Thống kê kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh theo khung tham chiếu Châu Âu_Đề án NNQG 2020

Lần Ngày thi Tổng số Đạt yêu cầu Không Đạt yêu cầu,

phải đào tạo lại

Đăng ký dự thi Dự thi vắng SL % SL % 1 25/8/2012 182 175 7 117 66,86 58 33.14 2 26/5/2013 149 121 28 93 76,86 28 23,14

(Nguồn: Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc))

Nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, ngày 30/9/2008, Đề án “dạy và học ngoại ngữ

40

trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (gọi tắt là Đề án) đã được chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg và bắt đầu thực hiện ở một số tỉnh thành trong cả nước. Đề án nêu rõ đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước về dạy và học ngoại ngữ, thời gian, thời lượng, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như công tác đào tạo và bồi dưỡng GV, mục tiêu và giải pháp trong việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ…

Với giải pháp tổ chức rà soát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ GV tiếng Anh toàn tỉnh, bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã phối hợp với trường Đại học Hà Nội tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh cho đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học. Tất cả các thí sinh đều phải dự thi cả 5 bài thi bắt buộc (Nghe hiểu, Từ vựng Ngữ pháp, Đọc hiểu, Viết, Nói) theo thang điểm và quy điểm 06 bậc trình độ của khung tham chiếu Châu Âu. Kết quả của kỳ thi với số lượng GV đạt yêu cầu như bảng 2.3 trên sẽ giúp cho Sở GD &ĐT Vĩnh Phúc đánh giá được thực lực của đội ngũ GV tiếng Anh, từ đó cũng thấy được kết quả thanh, kiểm tra GV hàng năm còn có nhiều bất cập, chưa phản ánh đúng chất lượng thực: số lượng giờ dạy đạt giỏi còn quá cao (50,76%) so sánh với số GV chưa đạt yêu cầu phải đào tạo lại (33,14%). Từ đó đề ra phương án, lập kế hoạch tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng GV đạt chuẩn, đổi mới công tác thanh kiểm tra, đồng thời các GV, đặc biệt là các GV chưa đạt chuẩn, ý thức được năng lực cụ thể của bản thân để từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bảng 2.4.Thống kê giáo viên ngoại ngữ đạt danh hiệu thi đua các cấp

Năm học

Chiến sỹ thi đua Bằng khen

Cấp Tỉnh Cấp cơ sở Thủ tƣớng Chính phủ Bộ GD-ĐT UBND Tỉnh 2010-2011 6 49 1 2011-2012 8 67 1 2012-2013 11 73 2

(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013)

41

năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được các danh hiệu này là GV phải có HS giỏi đạt giảicấp tỉnh hoặc bản thân GV đi thi GV giỏi cấp tỉnh đạt giải. Điều đó chứng tỏ chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao. GV đã chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, tập trung sức lực và trí tuệ cho công tác GD&ĐT, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. Tuy nhiên, số lượng GV đạt các danh hiệu thi đua này và số lượng GV bộ môn tiếng Anh nhận được Bằng khen của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ còn ít so với tổng số GV toàn tỉnh. Thực tế này đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa của đội ngũ và sự quản lý chặt chẽ hơn của các cấp quản lý, đặc biệt cấp quản lý vĩ mô để định hướng cho đội ngũ. Sở GD&ĐT cần có những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất lượng HĐDH bộ môn.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)