Chương 3: QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để có thể vận dụng được các biện pháp nêu trên vào thực tiễn quản lý dạy học tiếng Anh, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp này qua ý kiến của CBQL các cấp và GV tiếng Anh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Để khẳng định tính cần thiết, hợp lý và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL các cấp và giáo viên các trường THPT với tổng số là 110 người theo các mức độ sau đây:
* Tính cần thiết:
- Rất cần thiết: 4 điểm; - Cần thiết: 3 điểm; - Ít cần thiết : 2 điểm; -Không cần thiết: 1 điểm.
* Tính khả thi:
- Rất khả thi: 4 điểm; - Khả thi: 3 điểm;-Ít khả thi : 2 điểm - Không khả thi: 1 điểm.
Kết quả được tổng hợp như sau:
96
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
T
T Biện pháp quản lí
Tính cần thiết Tính khả thi
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc
1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Đề án ngoại ngữ 2020.
78 32 3.71 4 59 41 10 3.45 6
2 Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học ngoại ngữ ở các trường Trung học phổ thông
86 24 3.78 2 68 42 3.62 5
3 Quản lý đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
81 29 3.74 3 81 29 3.74 3
4 Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn
89 21 3.81 1 97 13 3.88 1
5 Quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học
tập ngoại ngữ 57 53 3.52 6 75 31 4 3.65 4
6 Tăng cường quản lý CSVC, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
48 62 3.44 7 92 18 3.84 2
7 Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động dạy
học ngoại ngữ 75 35 3.68 5 54 42 14 3.36 7
Biện pháp “Quản lý đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” cũng được đánh giá khá cao về mức độ cần thiết (xếp thứ ba). Điều đó chứng tỏ muốn thực hiện nhiệm vụ đổi mới quản lý, ngoài việc chuẩn bị tốt các yếu tố quyết định như đội ngũ giáo viên, CSVC, trang thiết bị... còn phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao nhận thức, tạo tâm thế cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đổi mới một cách thuận lợi và có hiệu quả.
97
Các biện pháp khác cũng đã được đánh giá cao ở mức độ cần thiết, khẳng định rằng muốn thực hiện tốt các hoạt động quản lý cần quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ khác. Qua đó, chứng tỏ các biện pháp đề xuất là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý cấp Sở hiện nay. Sự hợp lý của các biện pháp đề xuất còn tiếp tục được khẳng định ở mức độ khả thi khi triển khai trong thực tiễn.
Kết quả cho thấy, các biện pháp đều có tính khả thi, đặc biệt các biện pháp có tính khả thi cao là 3,4 và 6.
Như vậy, để thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới quản lý HĐDH, người Cán bộ quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Đồng thời trong quá trình thực hiện đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực rất lớn, sự đồng thuận của cả hệ thống giáo dục.
98
Kết luận chương 3
Trước thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường tỉnh Vĩnh phúc thì việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc là một việc làm hết sức cấn thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng đào tạo của các nhà trường nói chung.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh. Cụ thể:
- Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Đề án ngoại ngữ 2020.
- Biện pháp 2: Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học Ngoại ngữ ở các trường Trung học phổ thông
- Biện pháp 3: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
- Biện pháp 4: Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn
- Biện pháp 5: Quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ
- Biện pháp 6: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
- Biện pháp 7: Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động dạy học ngoại ngữ
Qua khảo nghiệm các biện pháp đã khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
99