Quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 93 - 96)

Thực hiện việc đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá HĐDH theo hướng coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học.

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường, đổi mới quản lý các hình thức KTĐG dạy học tiếng Anh phải đáp ứng được với mục tiêu dạy học tiếng Anh để đánh giá một cách khách quan, thực chất, nhằm kiểm tra kết quả học tập của HS, giúp HS đánh giá được bản thân các em đã có những tiến bộ gì? và những gì các em chưa đạt được? Kết quả các bài kiểm tra sẽ tạo động lực thúc đẩy động cơ học tập của HS được tốt hơn. Đổi mới các hình thức KTĐG dạy học tiếng Anh còn giúp GV đánh giá được chất lượng, nắm được trình độ, sức học của HS để tự kiểm tra được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy của mình, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp hơn.

3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đúng Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THPT. Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra cả lý thuyết và thực hành. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi bài và cả chương trình môn học. Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết, dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng bài học, môn học. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét về kiến thức, kỹ năng và động

86

viên sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

- Các trường tiếp tục thực hiện việc bồi dưỡng GV về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi. Đối với môn ngoại ngữ, tăng cường kiểm tra đánh giá phát triển kĩ năng nghe - nói; các bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên phải có phần nghe hiểu; tăng cường kỹ năng nói đối với HS qua các bài kiểm tra miệng, giờ dạy trên lớp. Từ năm học 2013-2014, đề kiểm tra học kỳ chung của Sở GD&ĐT sẽ có phần nghe hiểu.

- Tiếp tục xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng của mỗi nhà trường, Sở GD&ĐT và đưa lên Website của Sở để các trường tham khảo.

- Chỉ đạo thống nhất các quy chế cho điểm, đầu điểm, thời lượng, thời gian của các bài kiểm tra khác nhau đối với từng khối lớp. Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu theo đặc thù bộ môn tiếng Anh như kiểm tra kiến thức về ngôn ngữ, yêu cầu GV phải chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định sau:

+ Các hình thức kiểm tra, mục đích kiểm tra của từng loại hình là KTĐG năng lực, kiểm tra xác định trình độ, hay kiểm tra kết quả học tập để xếp HS theo nhóm, lớp thích hợp.

+ Xác định kết quả đạt được sau một khoá học, để đánh giá năng lực của HS, phải xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp với mục đích, yêu cầu, trình độ, đối tượng HS và kiểm tra kỹ năng gì? Thời gian làm bài, dạng bài, tỷ lệ điểm, số bài kiểm tra trong một học kỳ, một năm học.

* Cách tiến hành

Để đổi mới quản lý KTĐG việc dạy học tiếng Anh phù hợp với mục tiêu và PPDH tiếng nước ngoài ở các trường THPT, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Tổ chức KTĐG dạy học tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. Cụ thể là các bài kiểm tra phải nhằm kiểm tra 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ trong nội dung chương trình như sau:

87

phạm vi các chủ điểm, chủ đề được giới thiệu trong chương trình, nội dung SGK. + Kiến thức từng loại kỹ năng, cần được thực hiện qua kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Các bài kiểm tra 1 tiết nên bao gồm ba kỹ năng: nghe - đọc - viết. Các bài kiểm tra học kỳ, cuối năm, thi tốt nghiệp nên gồm năm hình thức: nói - nghe - đọc - viết - và ngôn ngữ.

+ Đánh giá theo thang điểm lớn hơn 10 (100 điểm) sau đó quy về thang điểm 10.

- Chỉ đạo các trường tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, học tập, thông qua các quy chế, nội dung và các hình thức KTĐG của Sở GD-ĐT vào đầu các năm học để GV nghiêm túc thực hiện. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu kiến thức của HS để xây dựng, cải tiến các hình thức kiểm tra phù hợp để có thể kiểm tra được kiến thức của HS trong cả một quá trình học tập.

- Lập kế hoạch thường xuyên, định kỳ và kiểm tra, đánh giá các nhà trường về mọi mặt, đặc biệt là thanh, kiểm tra việc chấm trả bài cho HS đúng quy chế. Khi lập kế hoạch kiểm tra cần đưa ra mục đích, nội dung và các tiêu chí để kiểm tra. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra phải đúng cơ cấu, đúng nguyên tắc, cần xây dựng rõ ràng thang điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra cuối cùng phải được quy thành điểm số, từ đó để đánh giá, xếp loại GV; kết luận mức độ khen thưởng hay kỷ luật và thu thập thông tin qua kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh quản lý HĐDH. Tăng cường tổ chức kiểm tra 1 tiết, học kỳ (45 phút) chung cho toàn tỉnh, chấm điểm kiểm tra chéo giữa các trường để đánh giá được trình độ, kiến thức chung của HS và có tính khách quan, công bằng.

- Chỉ đạo các trường cần quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo qui định của GV, đánh giá kết quả học tập của HS, vừa quản lý điểm một cách khách quan, công bằng và chính xác, lập ngân hàng đề đối với bộ môn tiếng Anh theo các khối lớp.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện

- Thanh tra Sở Giáo dục kết hợp với Thanh tra kiêm nhiệm thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất HĐDH và việc thực hiện quy chế trong KTĐG kết quả học tập bộ môn. Kiểm tra việc thực hiện theo trách nhiệm được phân

88

công của các bộ phận, tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thực hiện chương trình, nội dung SGK và PPDH tiếng Anh.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về các đầu điểm, điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ để từ đó có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của từng GV, chất lượng học tập của từng lớp, từng khối và chất lượng chung của các nhà trường.

- Sở GG&ĐT có kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện hay từng mảng công việc để các trường tổng kết, rút kinh nghiệm và không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả dạy học ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)