Đánh giá chung về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoạ

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 56 - 58)

ngữ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH tiếng Anh trong các nhà trường.

2.3.2. Đánh giá chung về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ học ngoại ngữ

Bảng 2.10:Kết quả khảo sát mức độ thực hiện chung các nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ cuả cán bộ quản lý các cấp

TT Nội dung Mức độ thực hiện (tỷ lệ phần trăm) Tốt Khá TB Yếu Rất yếu Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường

1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020

57,1 40,0 38,6 37,1 4,3 22,9

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT

42,8 35,0 52,8 48,6 4,4 16,4

3 Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát

huy tính tích cực của học sinh. 42,8 37,8 38,6 42,8 18,6 19,4

4 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ GV ngoại ngữ theo

chuẩn. 57,1 48,6 42,9 35,7 15,7

5 Quản lý KTĐG và kết quả dạy học

ngoại ngữ 28,6 25,7 52,8 44,3 18,6 30,0

6 Quản lý về CSVC, TBDH ngoại

49

CBQL cấp Sở đánh giá các nội dung quản lý đã được thực hiện tốt trên mức trung bình với tất cả các nội dung. Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn được CBQL các cấp đánh giá thực hiện tốt hơn cả, đặc biệt được CBQL cấp trường đánh giá là biện pháp quản lý hiệu quả nhất với 48,6% số được hỏi chọn tốt. Trên thực tế công tác này gắn liền với các hoạt động cụ thể như tổ chức bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên đội ngũ; tổ chức thi sát hạch GV tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu; cử GV đi đào tạo nâng cao trình độ. Các nhà quản lý đã nhận thức sâu sắc công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Chỉ đạo các nhà trường tiếp tục triển khai Chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, xây dựng kế hoạch, có biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp GD&ĐT. Vận động, động viên khuyến khích để GV bộ môn khắc phục khó khăn, tích cực tham gia phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung được đánh giá thực hiện tốt thứ hai là xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020. Nội dung Quản lý về CSVC, TBDH ngoại ngữ, thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ, quản lý đổi mới PPDH cũng đã được chú trọng nên 47,1% CBQL cấp Sở và 32,8% CBQL cấp trường được hỏi đánh giá nội dung này thực hiện ở mức Tốt.

So sánh với đánh giá của CBQL cấp Sở thì CBQL cấp trường đánh giá các nội dung quản lý của Sở với hiệu quả thực tế thấp hơn. Tuy nhiên, các nội dung đánh giá đều từ mức thực hiện trung bình trở lên, không có nội dung bị đánh giá yếu. Có hai nội dung CBQL cấp trường đánh giá thấp là Quản lý KTĐG; kết quả dạy học ngoại ngữ và Quản lý về CSVC, TBDH ngoại ngữ. CBQL cấp trường đánh giá hai nội dung này chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao. Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS cũng cần được quan tâm hơn. Đây là các nội dung quản lý hết sức thiết thực đối với công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh, Tuy nhiên, số CBQL cấp trường đánh giá các nội dung này mức độ thực hiện còn ở mức trung bình là 19,4%, là một thực trạng cần báo động. Đòi hỏi các nhà quản lý cấp vĩ mô cần chú trọng hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa các

50

biện pháp quản lý thiết thực và sát sao với việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 56 - 58)