Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 39 - 43)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ

Việc quản lý của Sở GD&ĐT đối với HĐDH môn tiếng Anh các trường

32

THPT không chỉ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài mà còn ảnh hưởng chính bởi những phẩm chất, năng lực của chủ thể quản lý và trình độ chuyên môn của chủ thể tham gia dạy học ngoại ngữ.

- Những phẩm chất và năng lực quản lý: Sở Giáo dục quản lý thông qua các chuyên viên phụ trách bộ môn của phòng Giáo dục Trung học và các Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Muốn quản lý tốt HĐDH các trường THPT trước hết phải chọn các chuyên viên Sở, Người Hiệu trưởng là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động, phải quản lý, thuyết phục cán bộ bằng chính năng lực của mình, phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học.

Người quản lý phải là người thông thạo nghiệp vụ quản lý, có năng lực quản lý, đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý của bản thân.

- Trình độ chuyên môn của nhà quản lý phải đảm bảo điều kiện làm cho các giáo viên phải tâm phục mà tự nguyện hoạt động dưới sự lãnh đạo của mình.

Để quản lý tốt HĐDH bộ môn tiếng Anh các trường THPT, người quản lý phải có hiểu biết toàn diện về môn học, phải nắm vững các PPDH bộ môn ngoại ngữ, phải có kỹ năng đánh giá, phân tích chuyên môn của GV.

Tuy nhiên, do trình độ ngoại ngữ của các nhà quản lý, đặc biệt là các Hiệu trưởng còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc quản lý HĐDH tiếng Anh như rụt rè trong đánh giá, nhận xét giờ dạy của GV tiếng Anh

1.5.2. Những yếu tố khách quan

Ngoài những yếu tố do chính bản thân người quản lý và năng lực GV ảnh hưởng đến công việc còn có những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động vào việc quản lý HĐDH bộ môn các trường THPT.

- Điều kiện về đội ngũ GV và HS THPT. Số lượng, chất lượng đội ngũ GV, HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý HĐDH.

- Đời sống vật chất, tinh thần của GV và HS ảnh hưởng rất lớn đến HĐDH.

Quản lý HĐDH ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng HĐDH. Mục tiêu này có thể đạt được ở mức độ nào cơ bản phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ GV

33 giảng dạy và hoạt động của nhà trường.

- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường như các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên v.v trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.

- Điều kiện CSVC, TBDH phục vụ giảng dạy, đặc biệt là dạy học tiếng Anh.

CSVC, các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường như bàn ghế, phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, ngoài ra các phương tiện, TBDH khác.

- Điều kiện về văn hoá, KT-XH của địa phương nơi trường đóng và HS đang học ở trường phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục HS của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Đặc biệt là các trường thuộc 3 huyện miền núi của tỉnh, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho việc học tập của HS vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các điều kiện phục vụ học tập môn tiếng Anh.

- Vấn đề chỉ đạo, KTĐG của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong công tác quản lý HĐDH sự chỉ đạo của cấp trên rất quan trọng, đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng HĐDH. Đồng thời việc KTĐG của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa HĐDH của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

34

Kết luận chương 1

Quản lý HĐDH mục đích quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, quy chế, nội quy v.v) về hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

Quản lý HĐDH cấp Sở Giáo dục đối với các trường THPT nhằm quản lý việc triển khai kế hoạch dạy học, xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý phương tiện dạy học, quản lý kiểm tra, đánh giá, làm cho các kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác về nội dung và tiến độ thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học.

Quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT là xây dựng kế hoạch theo Đề án dạy và học ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2008-2020, quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tiếng Anh, quản lý việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, quản lý về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh, quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học, quản lý về kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong trường THPT.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)