Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 54 - 56)

Bảng 2.9:Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL các cấp

T T Nội dung Mức độ nhận thức của CBQL (tỷ lệ %) Rất QT Quan trọng Bình thƣờng Không QT Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường

1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020

42,9 40,2 57,1 59,8

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT.

71,4 49,0 28,6 51,0

3 Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS.

42,9 40,8 57,1 59,2

4 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn.

57,1 50,6 42,9 49,4

5 Quản lý kiểm tra, đánh giá và kết quả dạy học ngoại ngữ 39,2 45,7 60,8 54,3 6 Quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học ngoại ngữ 37,2 31,4 62,8 68,6

47

Kết quả khảo sát tại bảng 2.9 chứng tỏ CBQL các cấp đều đánh giá, nhận thức tương đối đồng đều và đồng bộ về mức độ quan trọng của công tác quản lý các nội dung HĐDH. Không có nội dung nào được đánh giá là bình thường và không quan trọng ; tất cả các nội dung đánh giá tỷ lệ cao đều nằm ở hai mức rất quan trọng và quan trọng. Trong đó các nội dung được đánh giá cao hơn cả, như: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình giảng dạy của GV; Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ GV ngoại ngữ theo chuẩn. Trong các nội dung quản lý thì việc quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình giảng dạy của GV được CBQL cấp Sở đánh giá là quan trọng nhất với 71,4% chọn mức độ rất quan trọng. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ thực hiện đúng phân phối chương trình, nội dung giảng dạy chính là đã thực hiện tốt một trong các nội dung của qui chế chuyên môn hay cũng chính là thực hiện nghiêm túc các qui định của Bộ, ngành và Sở GD&ĐT. Nội dung được CBQL cấp Sở đánh giá quan trọng tiếp theo là công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ với 57,1%, trong khi nội dung này được CBQL cấp trường đánh giá quan trọng nhất với tỷ lệ là 50,6%. CBQL nhận thức sâu sắc rằng công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Luôn xác định lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của ngành chính là đội ngũ GV, CBQL các cấp đã rất coi trọng công tác này, coi đó là chìa khoá quyết định chất lượng GD&ĐT trong các nhà trường. Chính vì vậy, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Giáo dục Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ qua những hoạt động rất hiệu quả và thiết thực.

Các nội dung quản lý khác cũng được đánh giá mức độ quan trọng từ khá trở lên như: Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH, xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 với 57,1% CBQL cấp Sở đánh giá là quan trọng. Đó là những nội dung quản lý nếu được thực hiện tốt sẽ tạo cơ sở nền tảng cho việc quản lý chất lượng dạy học. Tuy nhiên, công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập, quản lý CSCV, TBDH... chưa được coi là thiết yếu do những nhận thức chưa đầy đủ về công tác này. Bên cạnh đó, nội dung quản lý việc đổi mới PPDH chưa thực sự được đặt đúng tầm, còn chưa coi trọng việc quản lý

48

giáo dục hình thành kỹ năng trong giảng dạy bộ môn, việc tìm tòi, sử dụng PPDH tích cực, bồi dưỡng nâng cao trình độ còn dựa trên sự tự giác của từng GV là chính, chưa có những biện pháp quản lý, kiểm tra đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ quản lý quan trọng này một cách hiệu quả trong các trường THPT.

Do vậy, đội ngũ CBQL cần phải có bước chuyển trong nhận thức, chú trọng đến các biện pháp quản lý đẩy mạnh việc đổi mới PPDH bộ môn, quan tâm tới công

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 54 - 56)