Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 103)

Để khẳng định tính cần thiết, hợp lý và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL các cấp và giáo viên các trường THPT với tổng số là 110 người theo các mức độ sau đây:

* Tính cần thiết:

- Rất cần thiết: 4 điểm; - Cần thiết: 3 điểm; - Ít cần thiết : 2 điểm; -Không cần thiết: 1 điểm.

* Tính khả thi:

- Rất khả thi: 4 điểm; - Khả thi: 3 điểm;-Ít khả thi : 2 điểm - Không khả thi: 1 điểm.

96

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

T T Biện pháp quản lí Tính cần thiết Tính khả thi Rấ t cầ n t hiết Cầ n t hiết Ít cầ n t hiết K ng cầ n thiết Điểm T B T hứ bậ c Rấ t kh thi K hả t hi Ít kh thi K ng kh thi Điểm T B T hứ bậ c 1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Đề án ngoại ngữ 2020. 78 32 3.71 4 59 41 1 0 3.45 6

2 Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học ngoại ngữ ở các trường Trung học phổ thông

86 24 3.78 2 68 42 3.62 5

3 Quản lý đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

81 29 3.74 3 81 29 3.74 3

4 Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn

89 21 3.81 1 97 13 3.88 1

5 Quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học

tập ngoại ngữ 57 53 3.52 6 75 31 4 3.65 4

6 Tăng cường quản lý CSVC, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

48 62 3.44 7 92 18 3.84 2

7 Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động dạy

học ngoại ngữ 75 35 3.68 5 54 42 1

4 3.36 7

Biện pháp Quản lý đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh cũng được đánh giá khá cao về mức độ cần thiết (xếp thứ ba). Điều đó chứng tỏ muốn thực hiện nhiệm vụ đổi mới quản lý, ngoài việc chuẩn bị tốt các yếu tố quyết định như đội ngũ giáo viên, CSVC, trang thiết bị... còn phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao nhận thức, tạo tâm thế cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đổi mới một cách thuận lợi và có hiệu quả.

97

Các biện pháp khác cũng đã được đánh giá cao ở mức độ cần thiết, khẳng định rằng muốn thực hiện tốt các hoạt động quản lý cần quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ khác. Qua đó, chứng tỏ các biện pháp đề xuất là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý cấp Sở hiện nay. Sự hợp lý của các biện pháp đề xuất còn tiếp tục được khẳng định ở mức độ khả thi khi triển khai trong thực tiễn.

Kết quả cho thấy, các biện pháp đều có tính khả thi, đặc biệt các biện pháp có tính khả thi cao là 3,4 và 6.

Như vậy, để thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới quản lý HĐDH, người Cán bộ quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Đồng thời trong quá trình thực hiện đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực rất lớn, sự đồng thuận của cả hệ thống giáo dục.

98

Kết luận chƣơng 3

Trước thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường tỉnh Vĩnh phúc thì việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc là một việc làm hết sức cấn thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng đào tạo của các nhà trường nói chung.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh. Cụ thể:

- Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Đề án ngoại ngữ 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biện pháp 2: Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học Ngoại ngữ ở các trường Trung học phổ thông

- Biện pháp 3: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

- Biện pháp 4: Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn

- Biện pháp 5: Quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ

- Biện pháp 6: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

- Biện pháp 7: Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động dạy học ngoại ngữ

Qua khảo nghiệm các biện pháp đã khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý của Sở GD&ĐT đối với HĐDH môn tiếng Anh tại các trường THPT là quản lý mục tiêu và nội dung dạy học tiếng Anh, quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa, quản lý về đào tạo và bồi dưỡng GV dạy tiếng Anh, quản lý về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, quản lý về CSVC, thiết bị và đồ dùng dạy học, quản lý về KTĐG môn tiếng Anh trong trường THPT. Quản lý HĐDH ngoại ngữ trong nhà trường THPT là công việc của một bộ phận liên kết giữa các thành viên như GV trực tiếp giảng dạy, tổ trưởng bộ môn, giám hiệu phụ trách chuyên môn dưới sự chỉ đạo chung của hiệu trưởng để thực hiện các công việc như đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch, xác định các điều kiện, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường để phát triển toàn diện nhân cách của HS, nâng cao chất lượng học tập cho các em.

Thực trạng HĐDH tiếng Anh hiện nay với việc GV hướng dẫn phương pháp học tập và nghiên cứu tài liệu liên quan đến tiếng Anh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập cần có những giải pháp tháo gỡ.

Đề xuất 7 biện pháp tăng cường quản lý của Sở GD&ĐT đối với hoạt động dạy học tiếng Anh gồm:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Đề án ngoại ngữ 2020.

+ Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học Ngoại ngữ ở các trường Trung học phổ thông

+ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

+ Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn + Quản lý đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ

100

hiện đại

+ Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động dạy học ngoại ngữ

- Các biện pháp đề ra đều có tính cần thiết và tính khả thi và có thể vận dụng được vào thực tế của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chương trình môn học + Thống nhất quy trình kiểm tra đánh giá.

+ Cần quan tâm bồi dưỡng năng lực quản lý HĐDH nói chung và năng lực quản lý HĐDH tiếng Anh nói riêng cho CBQL các cấp.

+ Biên soạn các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập môn tiếng Anh, cũng như chỉ đạo việc phát hành bộ tranh ngoài và đĩa hình kèm theo SGK giúp cho hoạt động giảng dạy của GV và học tập của HS được thuận lợi.

+ Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV và đặc biệt là các lớp tập huấn về chương trình tiếng Anh mới cho GV tiếng Anh.

+ Đầu tư CSVC, TBDH môn tiếng Anh ở các trường THPT.

+ Mở các hội thảo, tổng kết kinh nghiệm sau khi chương trình được tiến hành để rút ra những bài học quý báu trong dạy học tiếng Anh.

2.2. Đối với hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn các trường THPT

+ Phải nắm vững được mục tiêu cụ thể chương trình môn tiếng Anh thì mới có thể quản lý được việc dạy học môn này, không ngừng học tập nhằm nâng cao trình độ quản lý nhất là quản lý HĐDH tiếng Anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có nhận thức đúng đắn về môn tiếng Anh. Động viên GV đổi mới PPDH nhằm phù hợp với sự đổi mới chương trình môn tiếng Anh.

+ Đầu tư trang thiết bị hiện đại, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ việc đổi mới chương trình, PPDH môn tiếng Anh.

+ Tạo điều kiện để GV học tập nâng cao trình độ để chuẩn hóa và nâng chuẩn trong đội ngũ GV.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (2013),Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3. Đặng Quốc Bảo (2010),Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục & Đào tạo thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý. Tập bài giảng lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2008), Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.

10. Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Bài giảng cao học quản lý giáo dục. Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội, 2011.

11. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1997.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH Trương ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102

13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2007), Lí luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thƣ (2012), Quản lý giáo duc một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. M.I. Kondacop (1984), Những cơ sở lý luận quản lý trường học. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương, Hà Nội.

17. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt(1998),Giáo dục học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Hoàng Phê(1994), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. P.V.Khudo Minxky (1982), Về công tác hiệu trưởng. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1998),Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nƣớc CHXHXN Việt Nam(2009), Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn và báo cáo tổng kết năm học (Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013).

24. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên) (2000), Giáo trình khoa học quản lý. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011),Quyết định số 2497/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

103

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Mẫu số 1: Dành cho giáo viên bộ môn ngoại ngữ các trường THPT

Để có cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình đối với những nội dung dưới đây (đánh dấu x hoặc trả lời vào dòng ô tương ứng mà đồng chí thấy phù hợp). TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Rất yếu

1 Giáo viên lập kế hoạch dạy học theo yêu cầu.

2

Giáo viên hiểu và thực hiện nghiêm túc theo mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT theo quy định.

3

Đổi mới PPDH,: sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực giúp hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho HS, khuyến khích HS tích cực, chủ động và tạo hứng thú học tập bộ môn.

4

Tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng do Sở tổ chức

5 Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

6 Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Đồng chí vui lòng cho biết thêm (phần này có thể không ghi):

- Họ và tên:... - Đơn vị công tác:......

104

PHIẾU ĐIỀU TRA

Mẫu số 2: Dành cho lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc, cán bộ quản lý các trường THPT, tổ trưởng chuyên môn.

1. Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về tầm quan trọng và mức độ thực hiện chung

của các nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường THPT bằng cách đánh dấu X vào ô trống với từng nội dung ở 2 bảng dưới đây:

A. Tầm quan trọng TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất QT Quan trọng Bình thường Không QT

1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội

dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT. 3 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng

phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của học sinh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn.

5 Quản lý kiểm tra, đánh giá và kết quả dạy học ngoại ngữ

6 Quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng

dạy học ngoại ngữ

105

B. Mức độ thực hiện

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Rất yếu

1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề

án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và

nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT

3 Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của

học sinh.

4 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội

ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 103)