Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 87 - 93)

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng đội ngũ GV theo hướng chuẩn và trên chuẩn về trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới.

- Xây dựng mỗi nhà trường thành trung tâm bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

- Rèn luyện cho GV năng lực sư phạm, có ý thức phấn đấu trở thành người GV giỏi toàn diện, chuyên môn vững vàng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Chất lượng hoạt động dạy - học trong nhà trường phụ thuộc quyết định vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV. Quản lý đội ngũ được xem là quan trọng nhất trong các nội dung quản lý nguồn nhân lực. Trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được coi là cốt lõi. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo". Do đó, nội dung bồi dưỡng GV phải toàn diện như yêu cầu đối với người GV: "Đủ đức, đủ tài".

- Tổ chức điều tra, rà soát, phân loại đội ngũ GV bộ môn và CBQL trong toàn ngành, đánh giá khách quan, đầy đủ thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV tiếng Anh. Trên cơ sở điều tra, phân loại các đơn vị trường học trong toàn tỉnh để tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ.

- Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy đinh công khai và dân chủ, cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về chuyên môn, có chất lượng tốt về phẩm chất đạo đức và năng lực nghiệp vụ sư phạm.

80

- Tổ chức khảo sát chuyên môn GV tiếng Anh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, chỉ đạo các trường THPT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; GV có kế hoạch tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân đáp ứng các yêu cầu đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG.

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiếng Anh hàng năm, trong bản kế hoạch phải trả lời rõ các vấn đề:

+ Tổ chức bao nhiêu đợt?

+ Vào thời gian nào thì phù hợp? + Dự kiến bao nhiêu ngày? + Nội dung? Phương pháp? + Người tập huấn?

+ Số lượng GV tham dự? + Tập trung vào khối, lớp nào?

- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch nội dung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các trường THPT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đơn vị theo kế hoạch chỉ đạo của Sở, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV theo từng đợt;

- Phương thức bồi dưỡng, tập huấn GV tiếng Anh trong tình hình thực tế hiện nay: nên sử dụng hình thức bồi dưỡng tại chỗ, tại trường. Muốn vậy, Sở GD&ĐT cần chỉ đạo các trường phải quan tâm tới các vấn đề sau:

+ Tổ chức đội ngũ GV cốt cán của các trường, đội ngũ này trong thời gian tập huấn sẽ nghiên cứu sâu một số bài khó dạy trong SGK, xây dựng các bài giảng và sẽ giảng mẫu một số buổi cho GV nhà trường hay toàn tỉnh tham dự, phân công nhiệm vụ trong nhóm giảng viên cốt cán, hoạt động này nhằm tạo sự chủ động hơn nữa và tăng thêm năng lực cho đội ngũ GV cốt cán của các trường và của tỉnh.

+ Giao nhiệm vụ cho đội ngũ GV cốt cán trực tiếp bồi dưỡng cho GV tại trường mình, thời gian tập huấn tự quy định, trên cơ sở trình độ thực tế của đội ngũ GV của trường.

81

+ Chỉ đạo cung cấp đầy đủ SGK, sách tham khảo và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh cho GV tự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho GV được nghiên cứu SGK, nắm được chương trình, nội dung trước, GV dự kiến được cách sử dụng các đồ dùng dạy học trong các bài để trong quá trình bồi dưỡng sẽ có nhiều ý tưởng hay được đưa ra. - Để tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh cấp THPT, cần quan tâm đến nội dung bồi dưỡng, chuẩn hoá và toàn diện để các GV không những được bồi dưỡng về nội dung, chương trình, về đổi mới PPDH tiếng Anh mà còn được bồi dưỡng chuyên môn về các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh theo hướng giáo dục hiện đại.

- Chỉ đạo các trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề, tiếp cận với môi trường giao tiếp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, của trường bạn, của các chuyên gia trong và ngoài nước về phương pháp giảng dạy tiếng Anh như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ. Bên cạnh đó cần phải áp dụng CNTT, ứng dụng các phần mềm vào thiết kế giáo án điện tử, gây hứng thú học tập cho HS nhằm đạt hiệu quả cao.

- Chỉ đạo các cấp quản lý hướng dẫn chương trình, nội dung bồi dưỡng, cách thức triển khai, tạo điều kiện về kinh phí, chế độ chính sách, thời gian phù hợp để GV có thể tham gia bồi dưỡng được đầy đủ. Hiệu trưởng của các trường cần tranh thủ sự ủng hộ từ bên trong và bên ngoài nhà trường, cần kiểm tra lại các nguồn lực của đổi mới.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp bồi dưỡng GV tại các lớp tập huấn, theo các chủ trương: Tăng cường trao đổi, thực hành soạn bài giảng, tập giảng, nghiên cứu và phân tích các bài giảng, các PPDH mới thông qua các băng hình, băng tiếng, đưa việc sử dụng giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học là một nội dung bắt buộc trong các tiết học, đặc biệt chú trọng năng lực diễn đạt bằng lời nói, cử chỉ, vẽ tranh của GV để tiết học thêm hứng thú, sinh động, hấp dẫn.

- Bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn thì cần đi sâu vào nội dung:

+ Về mục tiêu, nội dung của phương pháp giảng dạy mới + Rèn các kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết

82

gia nước ngoài về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. + Môi trường giao tiếp và thực hành

+ Lên các dự án bồi dưỡng cho GV tiếng Anh ở trong và ngoài nước.

- Bồi dưỡng về năng lực sư phạm:

+ Phương pháp truyền thụ kiến thức (phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS).

+ Phong cách, cử chỉ, thái độ phải mang tính sự phạm khi lên lớp. + Cách diễn đạt tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.

- Bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. + Cách sử dụng băng tiếng, băng hình, đầu đĩa, tranh ảnh, .

+ Thiết kế, tự làm đồ dùng dạy học đơn giản bám sát các chủ điểm trong chương trình.

+ Sưu tầm các đồ dùng dạy học có sẵn, chuẩn bị giấy khổ A3, A4 + Cách vẽ hình, tranh ảnh, soạn các potsters

+ Sử dụng máy vi tính, máy chiếu, projector, soạn giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy (phần mềm powerpoint).

Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh thì trình độ chuyên môn của GV tiếng Anh phải đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, có chuyên môn vững vàng, có đủ kiến thức và năng lực sư phạm, đặc biệt là đối với GV tiếng Anh phải thông thạo cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết, có thể giải đáp các yêu cầu của HS về lĩnh vực văn hoá, xã hội, con người, thể thao, thời tiết theo các chủ điểm của chương trình giảng dạy tiếng Anh và luôn luôn tự tin trong thực hành giao tiếp tiếng Anh. Người GV có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm, có phương pháp giảng dạy khoa học, sáng tạo sẽ là những điều kiện cơ bản nhất để đạt hiệu quả dạy học cao. Vì vậy cần phải tạo điều kiện cho GV đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ nếu chưa đạt các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Về cơ bản tiếp tục chủ trương của Bộ GD & ĐT về vấn đề bồi dưỡng GV đã thực hiện từ những năm học trước nhưng Sở Giáo dục cần tập trung một số điểm sau:

83

Đối với GV tiếng Anh thì cần xác định trọng tâm bồi dưỡng, bồi dưỡng về đổi mới chương trình, nội dung, PPDH, sử dụng phương tiện DH tiếng Anh hiệu quả. Phải xây dựng các cách thức tiến hành bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tổng kết rút kinh nghiệm sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng.

- Xác định cơ chế bồi dưỡng chuyên môn

Lên chương trình, lập kế hoạch, hình thức triển khai, dự kiến mời chuyên gia bồi dưỡng, thành phần GV, tạo điều kiện kinh phí, lập chế độ chính sách, sắp xếp thời gian, kiểm tra và đánh giá kết quả, có chế độ khen thưởng hay kỷ luật.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV

Công việc quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của GV không thể thiếu khâu kiểm tra, đánh giá. Chỉ đạo BGH (đặc biệt là Hiệu trưởng) cần thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của từng tổ chuyên môn và của từng GV. Chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV thông qua các đợt kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện GV. Qua đó, phát hiện những tồn tại, những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp của kế hoạch kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giúp cho việc thực hiện kế hoạch đạt được mục đích và có tính khả thi cao.

- Sử dụng hiệu quả đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới

Đi đôi với việc tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng GV, việc sử dụng đội ngũ cũng hết sức quan trọng, nhất là những GV có trình độ cao. Từ việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đến việc sử dụng đội ngũ đều cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tạo sự ổn định của tổ chức cũng như đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng nguồn nhân lực, ngược lại bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường.

Trong các nhà trường, đội ngũ GV có trình độ cao thực sự là mũi nhọn chuyên môn. Họ là hạt nhân của những cố gắng đổi mới PPDH cả trong nhận thức và trong thực hành, đi đầu trong ứng dụng CNTT, các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu phát triển của nhà trường.

84

hơn để đảm bảo sau khi học xong là sử dụng và phát huy tốt. Trong sử dụng phải luôn rèn luyện GV đối với mọi công việc.

- Đặc biệt chú ý đào tạo phải đi đôi với sử dụng. GV có trình độ Thạc sĩ phải được bố trí công việc thích hợp, có yêu cầu cao và được tạo điều kiện thuận lợi hơn để họ phát huy, sử dụng những điều đã học.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

- Ban Giám hiệu các trường đưa kế hoạch bồi dưỡng GV vào kế hoạch công tác của trường trước mỗi năm học. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị, chuyên gia, báo cáo viên) để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV bộ môn tiếng Anh theo yêu cầu của việc đổi mới nội dung, chương trình SGK và xuất phát từ nhu cầu nâng cao trình độ của GV.

- Sở GD&ĐT xây dựng chương trình bồi dưỡng GV trong từng năm học, rút kinh nghiệm của chương trình bồi dưỡng năm trước, đi sâu vào những nội dung trọng tâm cần tập huấn.

- Hiệu trưởng các trường kết hợp với Sở GD&ĐT mời các báo cáo viên, giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, tập huấn cho GV, rèn kỹ năng nghe - nói, thực hành giao tiếp và phương pháp sư phạm của đặc thù bộ môn ngoại ngữ.

- Sở GD&ĐT cần tổ chức bồi dưỡng CBQL, GV về cách sử dụng và ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, bài dạy, sử dụng phần mềm để thiết kế giáo án điện tử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh.

- Các cấp quản lý cần đề nghị với Bộ, Sở GD-ĐT cùng với các cấp ban ngành liên quan có các quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường có điều kiện tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho một số HS với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, có chế độ hỗ trợ kinh phí cụ thể, những quy định về bồi dưỡng mới để GV có điều kiện về thời gian và vật chất tập trung vào đổi mới PPDH tiếng Anh.

- Cung cấp đầy đủ các văn bản, hướng dẫn phục vụ hoạt động bồi dưỡng cho GV. - Nhà trường tạo điều kiện về vật lực, tài lực cho các tổ chuyên môn để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho các cá nhân theo học các lớp đào tạo nâng cao, trên chuẩn.

85

- Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn quản lý chặt chẽ, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV.

- Tạo môi trường thuận lợi cho toàn thể GV phát huy hết khả năng của mình cùng giúp đỡ nhau xây dựng nhà trường thành trung tâm bồi dưỡng GV.

- Rà soát năng lực của đội ngũ GV bộ môn và có kế hoạch bồi dưỡng GV tiếng Anh đạt chuẩn theo kế hoạch của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)