Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 81 - 87)

của học sinh

74

Chỉ có đổi mới PPDH, giúp GV có cách nhìn nhận quan điểm, phương pháp tiếp cận, lĩnh hội và truyền thụ kiến thức theo hướng phát huy được tính tích cực, chủ động của HS mới có thể tạo được sự đổi mới đích thực trong giáo dục, nhằm tạo dựng những thế hệ năng động, trí tuệ, có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thực tế và hoàn toàn chủ động trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì vậy, từ góc độ quản lí Sở GD&ĐT cần đặc biệt quan tâm và đặt vấn đề chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp chỉ đạo các hoạt động toàn diện của các nhà trường.

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Thực hiện đổi mới PPDH của GV, hướng hoạt động vào người học, nâng cao tính độc lập, khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Đổi mới cách học giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể.

- Xây dựng nền nếp chuyên môn trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

- Tạo động lực cho đội ngũ GV tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp và kỹ thuật lên lớp.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện” ”[2, tr. 02]. Thực tiễn đang đòi hỏi sự đổi mới PPDH ở các trường THPT như là một nhu cầu cấp thiết và không được phép chậm trễ.

Sau đây là một số giải pháp cụ thể để có thể chỉ đạo hiệu quả hơn nữa hoạt động đổi mới PPDH

a) Chỉ đạo các trường tổ chức nghiên cứu, học tập, ứng dụng những lý luận về đổi mới PPDH

- Tại các nhà trường thành lập Ban chỉ đạo đổi mới PPDH, lấy đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt, căn cứ tình hình nhà trường, địa phương, đội ngũ GV, học tập

75

của HS và nguồn lực vật chất của nhà trường để xây dựng kế hoạch thực hiện và xác định các mục tiêu đổi mới. Triển khai một cách cụ thể, rộng khắp trong từng tuần, từng tháng, trong từng tổ, nhóm chuyên môn và đối với từng cá nhân trong nhà trường.

- Hàng năm cử đội ngũ GV cốt cán bộ môn của các nhà trường dự học các lớp bồi dưỡng đổi mới PPDH, tập huấn sử dụng TBDH do Bộ GD&ĐT tổ chức. Sau mỗi đợt tham gia bồi dưỡng GV cốt cán, bồi dưỡng theo chu kỳ của Bộ, Sở Giáo dục có kế hoạch tổ chức triển khai bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn định kỳ cho đội ngũ GV toàn tỉnh. Chỉ đạo BGH các nhà trường có biện pháp sử dụng đội ngũ cốt cán, tạo điều kiện cho họ vận dụng những điều đã học, xây dựng họ thành những nòng cốt chuyên môn.

- Chỉ đạo các nhà trường tổ chức bồi dưỡng tại trường theo nhu cầu của GV thông qua hình thức hội thảo, mời chuyên gia của Bộ, Ngành về trường nói chuyện, trao đổi các vấn đề đổi mới PPDH. Với yêu cầu của thời đại ngày nay, quan điểm lấy người học làm trung tâm là cơ sở để đổi mới PPDH.

- Chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khai thác các phòng học bộ môn, phòng Lab, khuyến khích GV nghiên cứu, sử dụng tối đa các phương tiện sách báo, tạp chí, mạng Internet phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH.

- Thường xuyên và đột xuất thanh, kiểm tra kết quả học tập, nghiên cứu và ứng dụng đổi mới PPDH của GV thông qua các hoạt động thanh, kiểm tra và chỉ đạo các nhà trường quản lý hồ sơ chuyên môn như sổ bồi dưỡng, giáo án, dự giờ thăm lớp, trao đổi, rút kinh nghiệm của các tổ, nhóm chuyên môn.

b) Tăng cường quản lý nền nếp và chất lượng sinh hoạt chuyên môn

Đổi mới giáo dục phổ thông không chỉ là đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học mà còn kéo theo sự đổi mới về tư duy của đội ngũ CBQL, GV các nhà trường trong việc thay đổi cách làm việc, cách dạy. Một trong những nội dung đổi mới đó là cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học hiện nay. Để tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường một cách cụ thể và có hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả của BGH các nhà trường và sự vận

76

hành của đơn vị cơ sở, đó là tổ chuyên môn. Đây đồng thời là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng GV và phát hiện ra những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học.

- Chỉ đạo BGH các nhà trường quy định việc thực hiện nền nếp sinh hoạt: hàng tháng mỗi tổ chuyên môn ngoại ngữ dành riêng một buổi sinh hoạt chỉ tập trung vào việc thảo luận, trao đổi về đổi mới PPDH bộ môn. Hết năm học, các trường phải xây dựng được những chuyên đề về đổi mới PPDH. Tổ chức tổng kết hàng năm, chọn các chuyên đề hay đăng trên tập san giáo dục và website của Sở Giáo dục và lấy đó làm căn cứ đánh giá, xếp loại thi đua các nhà trường hàng kì và cả năm học.

- Việc đổi mới PPDH bao gồm nhiều nội dung, được thực hiện ở nhiều công đoạn, trong đó cần nhấn mạnh đến khâu đổi mới cách thiết kế bài học. Trên lộ trình đổi mới giáo dục mà cụ thể là đổi mới PPDH, soạn giáo án đòi hỏi cũng phải thay đổi. Thay vì quan niệm trước kia, giáo án được coi như một kịch bản về những hoạt động của giáo viên trên lớp thì nay, giáo án được coi như một kịch bản về những hoạt động của HS dưới sự điều khiển của GV. Chỉ đạo các nhà trường triển khai trong tổ, nhóm chuyên môn tổ chức cho GV thống nhất cùng soạn từ 3 đến 5 tiết, sau đó đưa ra tổ chuyên môn bàn bạc, trao đổi, góp ý để cùng xây dựng giáo án mẫu. Cử GV thao giảng để tổ dự và đóng góp ý kiến thống nhất đưa ra những giáo án chuẩn, những tiết dạy mẫu mực, phát huy trí lực HS - Đó chính là sự cụ thể hoá việc đổi mới phương pháp. Việc làm này còn giúp GV có đủ những kiến thức kỹ năng thực hiện tốt chu kỳ bồi dưỡng trong những năm tiếp theo.

- Chỉ đạo các nhà trường khuyến khích tính sáng tạo trong việc soạn giáo án. Nhất là ngày nay, khoa học công nghệ đang đà phát triển, việc ứng dụng CNTT trong soạn và giảng bằng giáo án điện tử được chú ý nhân rộng và dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với GV. Hoạt động này của Sở GD&ĐT được tiến hành, chú trọng từ năm học 2001 - 2002, chỉ đạo BGH các trường lập kho dữ liệu, hướng dẫn, giới thiệu cho các GV biết cách khai thác và sử dụng; Tổ chức thi soạn giáo án điện tử cho GV ngoại ngữ toàn tỉnh. Đến nay, đã chỉ đạo các nhà trường quy định về soạn giảng bằng giáo án điện tử đã được áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Giao chỉ tiêu cho các nhà trường sau mỗi học kỳ, mỗi môn học phải có một bộ giáo án mẫu theo hướng đổi mới phương pháp lưu trong Thư viện nhà trường.

77

Tuy nhiên, công tác quản lý này được đề cập trong chương 2 vẫn còn nhiều bất cập, Sở Giáo dục cần có những biện pháp kiểm tra, giám sát và quy định một cách chặt chẽ hơn, tránh hiện tượng giáo viên sử dụng giáo án đánh máy vi tính có sẵn và sử dụng trong nhiều năm. Chỉ đạo các nhà trường giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ký duyệt giáo án, sổ báo giảng vào đầu tuần, kiểm tra ngày soạn, tiết dạy. Có như vậy, GV sẽ ít có cơ hội sử dụng lại giáo án cũ. Đối chiếu xác suất với giáo án của năm học trước để kiểm tra mức độ bổ sung kiến thức, mức độ phù hợp với đối tượng HS và những đổi mới thể hiện trong giáo án.

- Chỉ đạo các nhà trường tổ chức dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm về các tình huống dạy học theo hướng đổi mới phương pháp. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động dự giờ thăm lớp của GV theo quy định cần được đánh giá một cách công bằng, khách quan giúp cho họ tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy hiệu quả hơn.

- Chỉ đạo các nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra mức độ nhận thức, phân hóa trình độ HS để có các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khuyến khích GV sử dụng hiệu quả các phương tiện CNTT trong nhà trường để đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS.

c) Tổ chức tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm những đơn vị điển hình

Như thực trạng đã nêu ở chương II, hoạt động này chưa được quan tâm, chú trọng. Hàng năm, Sở GD&ĐT cần tổ chức và chỉ đạo BGH các trường tổ chức hoạt động tham quan, học hỏi kinh nghiệm các trường bạn. Các đơn vị trường học tìm hiểu các mô hình đổi mới phương pháp trong và ngoài tỉnh, dự kiến thời gian, thành phần tham gia. Sau mỗi đợt tham quan, các nhà trường viết thu hoạch về những vấn đề hay, mới của đơn vị bạn và tiên lượng khả năng áp dụng đối với công việc giảng dạy của đơn vị mình. Hoạt động giao lưu học hỏi của các nhà trường cần được tổ chức theo chu kỳ mỗi năm một lần, tuỳ điều kiện thực tế của đơn vị để thu xếp thời gian như sau khi kết thúc học kỳ I, hình thức phải luôn đổi mới và có nhiều sáng tạo như: Tổ chức thao giảng theo hướng đổi mới phương pháp; Trao đổi về các vấn đề: cách soạn, giảng bằng giáo án điện tử; Đổi mới KTĐG, ra đề, chấm, chữa bài; Khai thác các phần mềm tin học ứng dụng vào đổi mới phương pháp. Tuy nhiên, cần có sự luân chuyển GV để hoạt động này được thực hiện rộng khắp trong các nhà trường.

78

d) Đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học của giáo viên

- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu thực hiện chủ trương đổi mới, biến thành hành động cụ thể qua việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu, các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường: phát động thi đua theo chủ điểm, đăng ký nhiều giờ dạy tốt, bài giảng hay theo tinh thần đổi mới.

- Quy định và xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy thực hiện đổi mới phương pháp và giao chỉ tiêu phấn đấu tăng giờ dạy khá tốt cho các nhà trường. Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, xây dựng chuẩn, đánh giá tiết dạy một cách chi tiết theo yêu cầu đổi mới.

Để thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới, công tác thanh, kiểm tra của Sở GD&ĐT được coi là một mắt xích vô cùng quan trọng vì quản lý mà không kiểm tra thì quản lý là hình thức và xa rời thực tế. Chính vì vậy, việc chỉ đạo các nhà trường giám sát chặt chẽ các khâu soạn, giảng, chấm, chữa bài, dự giờ đột xuất là những công việc quan trọng không thể thiếu trong lịch hoạt động của BGH, đồng thời hàng năm Sở GD&ĐT có kế hoạch thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất các nhà trường. Nhất là trong thời điểm hiện nay, luồng sinh khí của cuộc vận động

"Hai không" trong toàn ngành đang là điểm tựa để thúc đẩy công tác kiểm tra của các nhà trường. KTĐG đúng cốt lõi mọi hoạt động sẽ đưa chất lượng của các nhà trường ngày một nâng lên và bệnh thành tích cũng không có điều kiện nảy sinh.

Thường xuyên rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới PPDH, đặc biệt coi trọng khâu tổng kết, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm đổi mới PPDH cấp Sở Giáo dục, đưa ra những bài học ý nghĩa, thiết thực để điều chỉnh và định hướng phát triển trong từng học kỳ, từng năm học.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

- Cung cấp đầy đủ văn bản, quy định, các tài liệu của Bộ, Ngành phục vụ công tác đổi mới PPDH của GV.

- Chỉ đạo BGH các trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH.

- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về CSVC, phương tiện dạy học giúp GV có điều kiện phát huy tối đa khả năng chuyên môn.

79

- Có quy chế khen thưởng, động viên kịp thời, tạo môi trường thuận lợi cho công tác giảng dạy và làm việc của GV.

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)