Thực trạng hoạt động dạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 49)

Kết quả khảo sát 68 GV ngoại ngữ tại 10 trường đại diện các huyện, thị, thành trong tỉnh

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học ngoại ngữ

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL % SL % SL % SL % SL % 1

Giáo viên lập kế hoạch

dạy học theo yêu cầu. 27 40% 31 46% 10 15% 4.25 1 2 Giáo viên hiểu và thực hiện

nghiêm túc theo mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT theo quy định.

24 35% 29 43% 15 22% 4.13 3

3 Đổi mới PPDH, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực giúp hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho HS, khuyến khích HS tích cực, chủ động và tạo hứng thú học tập bộ môn.

17 25% 37 54% 14 21% 4.04 4

4 Tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng do

42 Sở tổ chức 5 Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 24 35% 22 32% 22 32% 4.03 5 6 Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. 19 28% 31 46% 18 26% 4.01 6 Bảng 2.5 thể hiện việc tự đánh giá thực trạng dạy học ngoại ngữ tại các trường THPT. Theo kết quả, các GV đánh giá chủ yếu các nội dung ở mức thực hiện tốt và khá, không có nội dung nào GV đánh giá thực hiện ở mức yếu và rất yếu. Việc lập kế hoạch giảng dạy của các tổ, nhóm chuyên môn và của từng GV được đánh giá là thực hiện rất tốt (đứng thứ nhất). Đây là thể hiện sự chỉ đạo các nhà trường thực hiện chi tiết hóa chương trình giảng dạy, tăng cường công tác quản lý của BGH, tổ, nhóm chuyên môn trên tinh thần phân cấp quản lý gắn với hoạt động đặc thù của bộ môn được thực hiện khá chặt chẽ. Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động trong việc quản lý và điều hành hoạt động của mình. Việc tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng do Sở tổ chức được 86% đánh giá thực hiện từ khá trở lên, đạt điểm trung bình 4,13, xếp vị trí thứ hai. Đây chính là giải pháp được xác định là then chốt trong nâng cao chất lượng đội ngũ khi GV phải tự có ý thức bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên, số GV tiếng Anh hiểu và thực hiện nghiêm túc theo mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ theo quy định còn có 22% được hỏi đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Đây là thực trạng còn nơi lỏng trong quản lý các nội dung phục vụ trực tiếp đến nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Đặc biệt còn có 21% GV thực hiện chưa hiệu quả nội dung đổi mới PPDH, mà nội dung này đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ. Con số này rơi chủ yếu vào các GV có tuổi với tâm lý ngại đổi mới, dạy học theo lối mòn và yếu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đây là thực tế đáng chú ý, nhất là đối với giảng dạy bộ môn tiếng Anh; quả thực là hiệu quả giảng dạy bộ môn sẽ hạn chế nhiều nếu những nội dung này chưa được quan tâm thoả đáng và chỉ đạo thực hiện tốt. Đặc biệt, việc đánh giá kết quả học tập của HS và việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy còn nhiều bất cập, số GV thực hiện trung bình các nội dung này còn khá cao, lên tới 32%. Hai nội dung này được đánh giá thực hiện yếu hơn cả, xếp thứ 5 và 6. Qua nghiên cứu các sản phẩm của HĐDH, còn có hiện

43

tượng GV sử dụng giáo án đánh máy vi tính có sẵn và sử dụng trong nhiều năm, không bổ sung, chỉnh sửa…đây cũng là một thực tế các nhà QLGD cần quan tâm, giải quyết thoả đáng mới có thể nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Bảng 2.6:Kết quả thi học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh

Năm học Khối lớp Số dự thi Số đạt giải Tỷ lệ

% Kết quả chung số lƣợng/tỷ lệ 2010-2011 10 251 136 54,2 378/677 (55,84%) 11 231 124 53,7 12 195 118 60,5 2011-2012 10 261 136 52,1 434/767 (56,59%) 11 244 131 53,7 12 262 167 63,7 2012-2013 10 269 127 47,2 433/792 (54,68%) 11 247 134 54,3 12 276 172 62,32

(Nguồn: Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, ngành GD&ĐT đã chủ động trong công tác quản lí, tổ chức, chỉ đạo xây dựng phong trào thi đua dạy giỏi - học giỏi, phát huy năng lực của đội ngũ GV, tiềm năng sáng tạo của HS, năng lực tự chủ của các nhà trường. Phong trào thi đua dạy giỏi, học giỏi được duy trì và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh. Chất lượng giáo dục đại trà toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực; công tác phát hiện, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng HS giỏi tiếp tục được khẳng định là thế mạnh của các trường học trong tỉnh Vĩnh Phúc. Số lượng và chất lượng HS giỏi của tỉnh tiếp tục ổn định ở mức cao. Bảng 2.6 chỉ rõ có từ 47,2% đến 63,7% số HS dự thi học sinh giỏi đạt giải hàng năm, với số lượng chung là trên 54% HS đạt giải. Tuy vậy, chất lượng giáo dục HS giỏi của tỉnh trên nền chất lượng cao còn cần phải được đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là sự chủ động, xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý chất lượng của CBQL. Việc chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng và xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để công tác phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi đạt

44

được những thành tích mới cao hơn nữa.

Bảng 2.7. Thống kê kết quả học tập

Năm học Số lớp Số HS Học lực môn ngoại ngữ (Tỷ lệ %)

Giỏi Khá TB Yếu Kém

2010-2011 866 36996 5.23 45.1 44.23 5.32 0.12

2011-2012 851 35228 5.83 45.7 42.4 5.9 0.1

2012-2013 847 32949 7.0 50.1 39.3 3.6 0.0

(Nguồn: Phụ lục báo cáo Tổng kết năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học ngoại ngữ

Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng nhằm tạo sự đổi mới mạnh mẽ về PPDH, đặc biệt là ứng dụng CNTT hiện đại. Người quản lý cần nhận thức rõ vai trò hỗ trợ quan trọng của CSVC, TBDH trong dạy học và nâng cao chất lượng HĐDH.

Sở GD&ĐT chú trọng công tác chỉ đạo các trường đầu tư CSVC, TBDH phục vụ công tác dạy và học. Chỉ đạo các nhà trường đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC hỗ trợ cho HĐDH. Xây dựng nội qui, qui trình sử dụng một cách hợp lí, có kế hoạch bổ sung, trang bị các phương tiện kĩ thuật phục vụ việc dạy và học bộ môn ngoại ngữ ở các nhà trường.

Bảng 2.8:Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm học Số Phòng Lab Số sử dụng tốt Thiết bị dạy học

Máy chiếu Máy tính

2010-2011 21 21 138 2721

2011-2012 28 28 174 2939

2012-2013 32 32 196 3174

(Nguồn: Phụ lục báo cáo Tổng kết năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

45

Qua bảng 2.8 cho thấy, số phòng học bộ môn tiếng Anh, trang thiết bị đã đảm bảo được yêu cầu cơ bản cho việc dạy và học. Đến năm học 2012-2013, 32/39 trường THPT (82,05%) có phòng học bộ môn tiếng Anh đạt chuẩn và đã được khai thác tốt. Toàn ngành có hơn ba nghìn máy vi tính trên 32.949 HS (trung bình 10hs/máy) và tất cả các trường đều nối mạng Internet thuận lợi cho hoạt động giảng dạy bộ môn ngoại ngữ.

Tuy nhiên, việc khai thác chưa thật hiệu quả do một số GV nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của TBDH hỗ trợ trong giảng dạy, chưa đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục.

2.3. Thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh động dạy học ngoại ngữ tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đối với HĐDH môn tiếng Anh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh, tác giả đã sử dụng biện pháp khảo sát tình hình qua phiếu đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐDH môn tiếng Anh và sử dụng cách tính điểm như sau:

+ Đối với việc nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý, phiếu đánh giá gồm 4 mức độ:

* Rất quan trọng: 4 điểm; Quan trọng: 3 điểm; Bình thường: 2 điểm, Không quan trọng: 1 điểm, (điểm trung bình là 2,5).

+ Đối với việc thực hiện các biện pháp quản lý, phiếu đánh giá gồm 5 mức độ: * Tốt: 5 điểm, Khá: 4 điểm; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm; Rất yếu: 1 điểm, (điểm trung bình là 3).

Tác giả sử dụng tính điểm trung bình theo công thức:

n Y X Y Y X X i i i i i     

Trong đó, X là điểm trung bình; Xi là điểm ở mức độ Xi.;

Yi là số người cho điểm ở mức độ Xi; n là số người tham gia đánh giá.

46

RANK (number, ref, order). Trong đó: number là giá trị cần tính thứ bậc, ref là danh sách các giá trị, order là trật tự thứ bậc.

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐDH bộ môn tiếng Anh các trường THPT, tác giả đã trưng cầu ý kiến của các cán bộ lãnh đạo cấp Sở (Gồm: Ban giám đốc, Trưởng, phó phòng Giáo dục Trung học, chuyên viên phụ trách bộ môn) và 35 cán bộ lãnh đạo cấp trường gồm hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trong các nhà trường. Cụ thể như sau:

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ Bảng 2.9:Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL các cấp Bảng 2.9:Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL các cấp

T T Nội dung Mức độ nhận thức của CBQL (tỷ lệ %) Rất QT Quan trọng Bình thƣờng Không QT Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường

1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020

42,9 40,2 57,1 59,8

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT.

71,4 49,0 28,6 51,0

3 Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS.

42,9 40,8 57,1 59,2

4 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57,1 50,6 42,9 49,4

5 Quản lý kiểm tra, đánh giá và kết quả dạy học ngoại ngữ 39,2 45,7 60,8 54,3 6 Quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học ngoại ngữ 37,2 31,4 62,8 68,6

47

Kết quả khảo sát tại bảng 2.9 chứng tỏ CBQL các cấp đều đánh giá, nhận thức tương đối đồng đều và đồng bộ về mức độ quan trọng của công tác quản lý các nội dung HĐDH. Không có nội dung nào được đánh giá là bình thường và không quan trọng ; tất cả các nội dung đánh giá tỷ lệ cao đều nằm ở hai mức rất quan trọng và quan trọng. Trong đó các nội dung được đánh giá cao hơn cả, như: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình giảng dạy của GV; Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ GV ngoại ngữ theo chuẩn. Trong các nội dung quản lý thì việc quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình giảng dạy của GV được CBQL cấp Sở đánh giá là quan trọng nhất với 71,4% chọn mức độ rất quan trọng. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ thực hiện đúng phân phối chương trình, nội dung giảng dạy chính là đã thực hiện tốt một trong các nội dung của qui chế chuyên môn hay cũng chính là thực hiện nghiêm túc các qui định của Bộ, ngành và Sở GD&ĐT. Nội dung được CBQL cấp Sở đánh giá quan trọng tiếp theo là công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ với 57,1%, trong khi nội dung này được CBQL cấp trường đánh giá quan trọng nhất với tỷ lệ là 50,6%. CBQL nhận thức sâu sắc rằng công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Luôn xác định lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của ngành chính là đội ngũ GV, CBQL các cấp đã rất coi trọng công tác này, coi đó là chìa khoá quyết định chất lượng GD&ĐT trong các nhà trường. Chính vì vậy, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Giáo dục Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ qua những hoạt động rất hiệu quả và thiết thực.

Các nội dung quản lý khác cũng được đánh giá mức độ quan trọng từ khá trở lên như: Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH, xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 với 57,1% CBQL cấp Sở đánh giá là quan trọng. Đó là những nội dung quản lý nếu được thực hiện tốt sẽ tạo cơ sở nền tảng cho việc quản lý chất lượng dạy học. Tuy nhiên, công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập, quản lý CSCV, TBDH... chưa được coi là thiết yếu do những nhận thức chưa đầy đủ về công tác này. Bên cạnh đó, nội dung quản lý việc đổi mới PPDH chưa thực sự được đặt đúng tầm, còn chưa coi trọng việc quản lý

48

giáo dục hình thành kỹ năng trong giảng dạy bộ môn, việc tìm tòi, sử dụng PPDH tích cực, bồi dưỡng nâng cao trình độ còn dựa trên sự tự giác của từng GV là chính, chưa có những biện pháp quản lý, kiểm tra đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ quản lý quan trọng này một cách hiệu quả trong các trường THPT.

Do vậy, đội ngũ CBQL cần phải có bước chuyển trong nhận thức, chú trọng đến các biện pháp quản lý đẩy mạnh việc đổi mới PPDH bộ môn, quan tâm tới công tác quản lý KTĐG và kết quả dạy học ngoại ngữ; quản lý về CSCV, TBDH ngoại ngữ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH tiếng Anh trong các nhà trường.

2.3.2. Đánh giá chung về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ học ngoại ngữ

Bảng 2.10:Kết quả khảo sát mức độ thực hiện chung các nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ cuả cán bộ quản lý các cấp

TT Nội dung Mức độ thực hiện (tỷ lệ phần trăm) Tốt Khá TB Yếu Rất yếu Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường

1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược; triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020

57,1 40,0 38,6 37,1 4,3 22,9

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT

42,8 35,0 52,8 48,6 4,4 16,4

3 Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát

huy tính tích cực của học sinh. 42,8 37,8 38,6 42,8 18,6 19,4

4 Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ GV ngoại ngữ theo

chuẩn. 57,1 48,6 42,9 35,7 15,7

5 Quản lý KTĐG và kết quả dạy học

ngoại ngữ 28,6 25,7 52,8 44,3 18,6 30,0

6 Quản lý về CSVC, TBDH ngoại

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 49)