Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3. Dạy học ngoại ngữ tại các trường Trung học phổ thông
1.3.2. Hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường Trung học phổ thông
- Từ lâu trên thế giới, bộ môn ngoại ngữ được đưa vào chương trình bắt buộc của nhà trường phổ thông. Điều đó chứng tỏ giáo dục phổ thông ở các nước đã nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của bộ môn ngoại ngữ trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ở nước ta, ngay từ lúc toàn dân còn tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gay go và ác liệt, năm 1986 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kí ban hành chỉ thị 43/TT và đến năm 1972 lại ban hành quyết định số 251/TTg về việc tăng cường công tác giảng dạy – học ngoại ngữ trong các trường phổ thông.
Các chính sách của nhà nước đã chính thức xác định học ngoại ngữ “một môn học phổ thông cơ bản trong hệ thống chương trình học của các trường phổ thông từ cấp hai trở lên”. Ngày 13-1-1972, khi đến thăm trường đại học sư phạm ngoại ngữ Hà
17
Nội (nay là trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia Hà Nội), Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “Đối với ta, ngoại ngữ là một môn rất quan trọng, rất cần thiết, rất cấp bách… nhân đây tôi xin nhắc lại các đồng chí phụ trách giáo dục phải rút ra kinh nghiệm để làm tốt giáo dục ngoại ngữ ở trường phổ thông. Bởi vì nếu không có ngoại ngữ ở trường phổ thông và nếu giáo dục của ta thiếu ngoại ngữ thì chưa phải là phổ thông”.
Việc xác định vị trí của môn ngoại ngữ như vậy thật rõ ràng và chính xác, quan điểm này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của sự phát triển nền giáo dục phổ thông hiện đại, trên thế giới cho rằng ngoại ngữ cùng với tiếng mẹ đẻ và toán hợp thành 3 môn trụ cột trong chương trình giáo dục phổ thông, bởi vì cả 3 môn học này chẳng những tự nó có chức năng và nhiệm vụ trang bị cho HS cơ sở khoa học, tri thức cần thiết về các đối tượng nhận thức trong thế giới khách quan thuộc lĩnh vực chuyên ngành ấy mà các môn học này là phương tiện, là công cụ rất quan trọng giúp HS đi sâu hơn, nắm chắc hơn các tri thức cơ sở của các chuyên ngành khác, giúp cho việc phát triển năng lực trí tuệ của HS được thuận lợi hơn.
Tiếng Anh không chỉ là một trong các môn học cơ bản, không thể thiếu của học vấn phổ thông, mà còn phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, công cụ giao tiếp, cập nhật tri thức để hội nhập và phát triển KTXH của đất nước. Môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT. Môn tiếng Anh cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng, phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Môn tiếng Anh ở trường THPT còn góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ), hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Anh không những chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
1.3.2.2. Chương trình dạy học ngoại ngữ bậc Trung học phổ thông
Đối với giáo dục THPT, chương trình, nội dung nhằm thực hiện được mục tiêu của dạy học tiếng Anh, giúp HS nắm được kỹ năng giao tiếp cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở trang bị kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, sự hiểu biết về đất nước; có được những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học cao hơn.
18
- Chương trình và SGK cho THPT do Bộ GD&ĐT ban hành từ năm học 2006 - 2007 (từ lớp 10 đến lớp 12) bao gồm 3 ban là ban Cơ bản, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội với những bộ SGK dành riêng cho từng ban. Nội dung được mở rộng theo hình xoáy trôn ốc và bám sát các chủ điểm về con người, gia đình, bè bạn, đất nước, môi trường, khoa học với mục tiêu thực hành giao tiếp và phát triển khẩu ngữ cho HS. Các trường THPT phải thực hiện tốt chương trình đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Chương trình môn tiếng Anh ở trường THPT hiện nay có những điểm khác so với chương trình cũ. Cụ thể là:
- Chương trình mới quan tâm đều đến cả 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Qua chương trình này, học sinh có thể luyện được cả 4 kỹ năng; đòi hỏi học sinh cần phải phát huy tính tự giác, ý thức học tập cao.
- Lượng kiến thức chương trình mới tương đương với chương trình cũ, song thời lượng phân bố cho từng bài ngắn hơn rất nhiều so với chương trình cũ. Một bài đọc ở chương trình cũ với lượng từ ít hơn, từ mới ngắn, vần dễ đọc hơn và được phân bố học trong 4 tiết. Bài đọc trong chương trình mới với lượng từ nhiều hơn, từ mới dài vần và khó đọc hơn nhưng chỉ được phân bố dạy trong 1 tiết. Hơn thế nữa, sự phân bố thời gian để học phần ngữ pháp của chương trình tiếng Anh đổi mới quá ngắn so với lượng kiến thức mà các em phải học, điều này làm cho chương trình trở nên khó đối với người dạy, đặc biệt là người học cảm thấy là chương trình trở nên rất quá tải.
- Với chương trình mới đòi hỏi GV phải linh hoạt áp dụng, kết hợp các PPDH để các em có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức đã học trong các tình huống cuộc sống thực tại, giúp các em có hứng thú trong học tập, từ đó có thể tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tự giác vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế để giúp các em biến kiến thức đã học thành kiến thức của mình.
- Quy mô lớp học theo chương trình mới phù hợp với sĩ số từ 15 đến 25 HS là tối đa, song thực tế sĩ số hiện tại đang dạy ở các khối lớp phổ biến ở mức 45 đến 50 HS. Do đó, việc luyện kỹ năng cho học sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn vì số HS trong một lớp quá đông không thể bao quát hết được các em một cách đồng đều.
19
Đây cũng là lý do không thể nâng cao được chất lượng dạy học tiếng Anh.
1.3.2.3. Phương pháp dạy học ngoại ngữ
Lịch sử dạy học ngoại ngữ đã trải qua nhiều phương pháp khác nhau như:
phương pháp Ngữ pháp-Dịch, phương pháp Nghe-Nhìn, phương pháp Nghe - Nói, phương pháp Giao tiếp, v.v.
Phương pháp Ngữ pháp-Dịch
Phương pháp này là phương pháp truyền thống được áp dụng chủ yếu ở Việt Nam vào những năm 1970 cho đến tận những năm 1990. Theo phương pháp này, chương trình tập trung chủ yếu vào phát triển kỹ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, viết luận và phân tích ngôn ngữ (học để nắm chắc quy tắc ngôn ngữ).
Ưu điểm:
- HS được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn.
- HS nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản, thuộc lòng các đoạn văn hay hoặc bài khóa mẫu.
- HS có thể đọc hiểu nhanh các văn bản.
Hạn chế:
- Không giúp HS giao tiếp được. Hoạt động chủ yếu trong lớp là người thầy, HS thụ động ghi chép, không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp (nói) với thầy và bạn bè.
- Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều - HS hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ năng nói của HS bị hạn chế nhiều.
Phương pháp Nghe- Nói
Phương pháp Nghe - Nói nhấn mạnh vào việc dạy kỹ năng nói và kỹ năng nghe trước kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Khác với phương pháp Ngữ pháp-Dịch, phương pháp này đáp ứng đúng mục tiêu cần đạt của người học là hình thành và phát triển cả bốn kỹ năng, nhưng ưu tiên phát triển nói, nghe trước đọc và viết. Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen lồng trong quá trình dạy học. Phương pháp Nghe-Nói không cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp; khuyến khích tối đa dùng tiếng Anh trong quá trình dạy học. Khi
20
thực hiện, người ta nhấn mạnh việc phát triển hai kỹ năng nói và nghe là chủ yếu.
Việc dạy học thông qua thực hành cấu trúc câu và qua các bài tập ứng dụng, người học tự phát hiện và tìm hiểu những điểm giống nhau (so với tiếng mẹ đẻ) về cấu trúc câu, cách phát ngôn và đưa ra các qui tắc ngôn ngữ. Yêu cầu người học bắt trước mẫu do người dạy cung cấp. HS luyện tập mẫu đó thực chất là hình thành một thói quen ngôn ngữ theo các hình thức như: hỏi và trả lời về bài đối thoại mẫu, thực hành thêm một số bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung, chuyển đổi).
Ưu điểm:
- Có hiệu quả đối với những người mới học. HS cảm thấy phấn khởi và tự tin khi được nghe và tập bắt chước theo GV.
Hạn chế:
- HS có trình độ ngoại ngữ cao rất dễ nhàm chán với phương pháp này nếu không có sự điều chỉnh phương thức dạy học cần thiết.
- HS áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ là khó. Các em không thể vận dụng các hình thức ngôn ngữ (các mẫu lời nói) được luyện tập trên lớp một cách tự nhiên vì tuy HS có khả năng nghe hiểu, nhớ và bắt chước (nói theo) ngay tại chỗ trong lớp học, song các em cũng rất chóng quên và cảm thấy bị tắc khi gặp tình huống tương tự trong giao tiếp thực; tức là không diễn đạt được những gì định nói mặc dù sau một thời gian dài học tập.
Phương pháp Giao tiếp
Phương pháp Giao tiếp được xem như PPDH ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo trình, SGK phổ thông tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này.
Qua đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Như vậy, theo Phương pháp Giao tiếp, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp.
Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp.
Ưu điểm: Phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác
21
là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương pháp Giao tiếp coi hình thành và phát triển bốn kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, phương pháp Giao tiếp thực sự giúp cho HS có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp.
Hạn chế: Phương pháp Giao tiếp nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học, trong đó kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách thích đáng. Kết quả là một số HS cảm thấy khó có thể giao tiếp vì HS không thể nghe, nói, đọc, viết được một khi các em không nắm chắc hệ thống qui tắc ngôn ngữ. Mặt khác, theo quan điểm của phương pháp này, quan hệ giữa ý định giao tiếp (bao gồm các hành động lời nói hay là các chức năng ngôn ngữ học được) và hiện thực là quá phức tạp, không rõ ràng.
Trong quá trình dạy học, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện; HS đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học; tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập thực hành. HS cần tập trung rèn luyện sâu từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều kiện tối thiểu để HS thực hành kỹ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không quá đông (khoảng 35 HS/lớp); có đầy đủ thiết bị nghe nhìn, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc KTĐG kết quả học tập nên nhấn mạnh vào 4 kỹ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ luôn luôn được ưu tiên trong bất kỹ hình thức nào.
Để thực hiện thành công giờ dạy theo phương pháp này, GV cần:
+ Giảm tối đa thời gian nói của mình trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho HS.
+ Dạy học theo cách gợi mở - GV chỉ gợi mở và dẫn dắt để HS tự tìm ra lời giải đáp hoặc con đường đi của mình.
+ Khai thác kiến thức sẵn có/kiến thức nền về văn hoá, xã hội cũng như ngôn ngữ của HS trong luyện tập ngôn ngữ.
+ Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của HS. Chấp nhận lỗi như một
22
phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp HS học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
+ Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập (product) mà còn chú trọng đến cả quá trình (process) luyện tập và phương pháp học tập của HS.
1.3.2.4. Kiểm tra và đánh giá dạy học ngoại ngữ
Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của HS;
coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc KTĐG dạy học ngoại ngữ không chỉ là việc xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có biết vận dụng không, biết sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp thực tế không.
Thực tiễn ở các trường THPT cho thấy, phương pháp KTĐG dạy học ngoại ngữ chủ yếu là kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) và làm bài kiểm tra trên giấy, với 2 hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Cả 2 hình thức này chủ yếu là chứng minh HS nắm vững kiến thức để làm các bài tập liên quan đến cụm từ và các cấu trúc ngữ pháp đã học (tập trung chủ yếu vào kỹ năng viết). Năng lực mà HS được đánh giá với phương pháp này chủ yếu là năng lực sử dụng ngôn ngữ trong văn viết, kỹ năng giải bài tập v.v. Một số kỹ năng như sử dụng ngôn ngữ trình bày một vấn đề trước đám đông, xử lý tình huống, làm việc hợp tác, độc lập sáng tạo rất cần trong cuộc sống, đặc biệt đối với đánh giá môn học ngoại ngữ nhưng khó xác định được với cách kiểm tra đánh giá như trên. Từ tháng 6/2006, Bộ GD&ĐT đã quyết định, đề thi ngoại ngữ sẽ ra hoàn toàn dưới hình thức thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tháng từ 7/2006 là kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học. Trước đây, bài kiểm tra ngoại ngữ có ba phần là ngữ pháp, đọc và viết. Bây giờ chỉ là một loạt câu trắc nghiệm về ngữ pháp, ngữ âm và đọc, bỏ hẳn phần viết. Một bài kiểm tra ngoại ngữ chỉ tập trung vào ngữ pháp và đọc, để kiểm tra những nội dung đã học - kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và thiếu đi phần tự luận được dùng để kiểm tra khả năng sinh sản ngôn ngữ của học sinh thì việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới PPDH theo hướng giao tiếp của Bộ GD&ĐT trong những năm qua không thể thực hiện được. Điều đó gây ra trào lưu GV và HS trong cả nước chỉ
23
hướng vào dạy và học đọc và làm bài tập ngữ pháp theo hình thức trắc nghiệm để phục vụ cho mục đích thi.
Năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai chỉ đạo điểm thực hiện Đề án
"Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 - 2015". Chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Nâng cao chất lượng việc thi cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với các môn ngoại ngữ.
1.3.2.5. Hoạt động dạy học môn tiếng Anh
Với nét đặc trưng riêng, dạy và học tiếng Anh không giống với các môn học khác. Trong quá trình dạy và học, HS phải luôn tham gia với tư thế chủ động hơn.
Các kỹ năng nghe- nói- trả lời câu hỏi luôn đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy nhanh và đặc biệt người học phải phản xạ kịp thời, mạnh dạn để khả năng giao tiếp trong giờ học tốt. Nhằm đạt được yêu cầu đó, GV đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, KTĐG, khích lệ HS và giúp các em từng bước lĩnh hội kiến thức của môn tiếng Anh
Thực tế HĐDH ngoại ngữ nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng đều phải quan tâm đến 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. HĐDH tiếng Anh là một quá trình liên tục, giúp người học từng bước làm chủ được 4 kỹ năng của ngôn ngữ mà họ học.
Với mục tiêu học tiếng Anh được mở rộng như một công cụ giao tiếp. Do vậy PPDH tiếng Anh phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nhằm đạt được mục đích của giáo dục. Phương pháp phải gắn với nội dung dạy học, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như lứa tuổi HS. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, PPDH tiếng Anh đặt ra các yêu cầu sau:
+ Giáo viên, người tổ chức, hướng dẫn, đóng vai trò người trọng tài, người cố vấn các hoạt động của HS.
+ Học sinh, chủ thể nhận thức, được phát triển trong hoạt động, được GV hướng dẫn, khuyên giải. HS học tập bằng hành động tuỳ theo hứng thú và khả năng của mình, từ chỗ làm quen chuyển dần sang tái tạo.