Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 40)

Ngoài những yếu tố do chính bản thân người quản lý và năng lực GV ảnh hưởng đến công việc còn có những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động vào việc quản lý HĐDH bộ môn các trường THPT.

- Điều kiện về đội ngũ GV và HS THPT. Số lượng, chất lượng đội ngũ GV, HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý HĐDH.

- Đời sống vật chất, tinh thần của GV và HS ảnh hưởng rất lớn đến HĐDH. Quản lý HĐDH ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng HĐDH. Mục tiêu này có thể đạt được ở mức độ nào cơ bản phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ GV

33

giảng dạy và hoạt động của nhà trường.

- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường như các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên v.v trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.

- Điều kiện CSVC, TBDH phục vụ giảng dạy, đặc biệt là dạy học tiếng Anh. CSVC, các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường như bàn ghế, phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, ngoài ra các phương tiện, TBDH khác.

- Điều kiện về văn hoá, KT-XH của địa phương nơi trường đóng và HS đang học ở trường phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục HS của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Đặc biệt là các trường thuộc 3 huyện miền núi của tỉnh, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho việc học tập của HS vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các điều kiện phục vụ học tập môn tiếng Anh.

- Vấn đề chỉ đạo, KTĐG của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong công tác quản lý HĐDH sự chỉ đạo của cấp trên rất quan trọng, đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng HĐDH. Đồng thời việc KTĐG của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa HĐDH của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

34

Kết luận chƣơng 1

Quản lý HĐDH mục đích quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, quy chế, nội quy v.v) về hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

Quản lý HĐDH cấp Sở Giáo dục đối với các trường THPT nhằm quản lý việc triển khai kế hoạch dạy học, xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý phương tiện dạy học, quản lý kiểm tra, đánh giá, làm cho các kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác về nội dung và tiến độ thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học.

Quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT là xây dựng kế hoạch theo Đề án dạy và học ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2008-2020, quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tiếng Anh, quản lý việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, quản lý về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh, quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học, quản lý về kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong trường THPT.

35

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1. Vài nét về kinh tế-xã hội và giáo dục của Tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Năm 1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Từ 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.371km2, dân số gần 1.3 triệu người.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển KTXH với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và thu hút đầu tư để phát triển KTXH. Trong những năm qua, nhờ có định hướng phát triển đúng đắn và các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh và luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp xếp thứ 7 cả nước. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con người (HDI) của Vĩnh Phúc luôn xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nước. Về văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Những đặc điểm KTXH của tỉnh đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Sự tăng trưởng về kinh tế, cải thiện về đời sống vật chất của nhân dân trong những năm qua đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển GD&ĐT, y tế, văn hóa, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội. Giáo dục Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả trên cả 3 mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.

2.1.2. Khái quát về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định sự cố gắng trong việc thực hiện các chủ trương,

36

chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Được tỉnh và các địa phương quan tâm, cùng với nỗ lực phấn đấu của cán bộ, GV, HS, sinh viên toàn ngành, giáo dục Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông, toàn ngành đã chủ động trong công tác bồi dưỡng GV dạy SGK mới; tích cực và chủ động trang bị, tập huấn và quản lý khai thác sử dụng TBDH; tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với đổi mới PPDH.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường được nâng lên cả về đại trà và mũi nhọn. CSVC được tăng cường theo hướng đồng bộ, cập chuẩn, trang thiết bị dạy học được quản lý, sử dụng vào nền nếp. Công tác quản lý được đổi mới, chú trọng tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các đơn vị giáo dục. Đội ngũ CBQL và GV được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, GV trẻ được tạo điều kiện để phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình, công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm chú ý. Những chỉ số phát triển giáo dục của Vĩnh Phúc, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả GD&ĐT đã đạt trình độ của các tỉnh, thành có nền giáo dục phát triển trong cả nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ngành giáo dục Vĩnh Phúc còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập được đánh giá trong báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII về Giáo dục và Đào tạo ngày 4/9/2013 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, đó là:

- Quy hoạch mạng lưới trường học ở các cấp học chưa thật phù hợp, đầu tư chưa đồng đều, chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non chưa được quan tâm đúng mức, qui mô đầu tư chưa hợp lí.

- Đội ngũ nhà giáo và CBQL:

+ Kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo còn hạn chế, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới; số nhà giáo có khả năng sử dụng tin học còn chiếm tỷ lệ thấp. Một bộ phận nhà giáo có biểu hiện vi phạm quy định về chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

ứng yêu cầu thực tế, hiệu quả chưa cao

+ Cơ cấu đội ngũ có biểu hiện mất cân đối giữa thành thị, nông thôn, miền núi:Tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau (thừa GV ở các trung tâm, thành phố, thị xã nhưng lại thiếu GV ở vùng núi, vùng khó khăn).

+ Một bộ phận GV trong giai đoạn trước những năm 1990 trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn, tuổi cao không có điều kiện tham gia các lớp chuẩn hóa để đạt trình độ chuẩn, một số ít chưa tận tụy với nghề nghiệp, mặt khác cũng còn một số trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe yếu kém

+ Quá trình triển khai thực hiện chưa quyết liệt, phần nào đó coi nhẹ công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS, dẫn đến HS còn thiếu hụt những kỹ năng cơ bản.

- Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.

Thực tế trên đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với công tác QLGD, quản lý nhà trường cho ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc nói chung và đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói riêng. Cần tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng của đội ngũ CBQL các trường THPT về tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trƣờng THPT

2.2.1. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT

2.2.1.1. Số lượng

Hoạt động dạy học ngoại ngữ ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả cao về mọi mặt. Trong đó, đội ngũ GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ GV phải cố gắng rất nhiều trong việc trau dồi tri thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, đổi mới PPDH.

38

Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh

Năm học Tổng số

giáo viên

tiếng Anh Nữ

Trình độ chuyên môn Độ tuổi

Trên

ĐH ĐH < 35 36-45 > 45

2010-2011 192 170 10 182 0 138 38 16

2011-2012 202 178 18 184 0 150 44 8

2012-2013 207 180 24 183 0 150 47 7

(Nguồn: Phụ lục báo cáo Tổng kết năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

Bảng 2.1 cho ta thấy đội ngũ GV tiếng Anh của tỉnh hiện nay đã đạt chuẩn 100% và trên chuẩn là 12%; họ phần lớn tuổi đời còn trẻ với 72,5% dưới tuổi 35. Đội ngũ như vậy rất năng động nhiệt tình, dễ nắm bắt những vấn đề mới, hiện đại, luôn say sưa, yêu nghề, ham học hỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như các công tác khác. Nhiều GV có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt, luôn tích cực học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.Tuy nhiên, một số GV trình độ tin học còn hạn chế, ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa cao, nhất là những GV có tuổi, do đó việc sử dụng các thiết bị hiện đại trong giảng dạy còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn, nhiều GV chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới phương pháp, có tâm lý ngại đổi mới. Một số GV trẻ mới ra trường được đào tạo cơ bản, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm giảng dạy, quản lý HS còn thiếu nên phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng chung.

2.2.1.2. Chất lượng

Bảng 2.2 : Kết quả thanh tra chuyên môn giáo viên tiếng Anh

Năm học Số GV đƣợc TTCM Tổng số tiết TTCM

Xếp loại Giỏi Xếp loại Khá Xếp loại TB

SL % SL % SL %

2010-2011 171 279 125 44,81 129 46,24 25 8,96 2011-2012 179 291 141 48,46 137 47,08 13 4,47 2012-2013 162 264 134 50,76 128 48,49 02 0,76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc)

39

kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, dự giờ, thao giảng, qua các cuộc thi GV giỏi các cấp, qua những đợt thanh tra toàn diện của Sở GD&ĐT. Phần lớn GV tiếng Anh các trường có kiến thức vững vàng, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, phù hợp đặc thù bộ môn. Song, việc đổi mới PPDH áp dụng chưa thật hiệu quả.

Qua kết quả thanh tra định kỳ cũng như tranh tra toàn diện của Sở GD&ĐT trong bảng 2.2 cho thấy số tiết được đánh giá giỏi tăng dần hàng năm, từ 44,81% đến 50,76%; số tiết trung bình giảm dần, từ 8,96% năm học 2010-2011 giảm xuống còn 0,76% năm học 2012-2013. Nhìn chung, đội ngũ GV tiếng Anh đã đảm bảo yêu cầu về trình độ, có đủ khả năng đảm nhiệm công tác giảng dạy, tuy nhiên số tiết xếp loại giỏi giữa các trường chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào các trường chất lượng cao ở tỉnh như Chuyên Vĩnh Phúc, Trần Phú, Lê Xoay, Ngô Gia Tự, Yên Lạc, Hai Bà Trưng vì có đội ngũ mũi nhọn tạo sức bật cho việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn; một số trường còn hạn chế, vẫn còn GV giảng dạy chỉ đạt yêu cầu, việc đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, rèn luyện kỹ năng cho HS còn lúng túng. Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ngoại ngữ là một vấn đề khó khăn, cấp bách đòi hỏi người CBQL phải tìm ra những biện pháp mới, khả thi, khắc phục những biện pháp đã lỗi thời trong việc quản lý HĐDH.

Bảng 2.3: Thống kê kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh theo khung tham chiếu Châu Âu_Đề án NNQG 2020

Lần Ngày thi Tổng số Đạt yêu cầu Không Đạt yêu cầu,

phải đào tạo lại

Đăng ký dự thi Dự thi vắng SL % SL % 1 25/8/2012 182 175 7 117 66,86 58 33.14 2 26/5/2013 149 121 28 93 76,86 28 23,14

(Nguồn: Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc))

Nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, ngày 30/9/2008, Đề án “dạy và học ngoại ngữ

40

trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (gọi tắt là Đề án) đã được chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg và bắt đầu thực hiện ở một số tỉnh thành trong cả nước. Đề án nêu rõ đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước về dạy và học ngoại ngữ, thời gian, thời lượng, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như công tác đào tạo và bồi dưỡng GV, mục tiêu và giải pháp trong việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ…

Với giải pháp tổ chức rà soát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ GV tiếng Anh toàn tỉnh, bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã phối hợp với trường Đại học Hà Nội tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh cho đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học. Tất cả các thí sinh đều phải dự thi cả 5 bài

Một phần của tài liệu Quản lý của sở giáo dục và đào tạo vĩnh phúc đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ tại các trường trung học phổ thông trên (Trang 40)