THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

Một phần của tài liệu văn 7 chuẩn kiên thức kĩ năng (Trang 208 - 212)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; Nhận biết trạng ngữ trong câu.

- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.

* Lưu ý: Học sinh đã được học tương đối kĩ về trạng ngữ ở tiểu học.

1. Kiến thức:

- Một số trạng ngữ thường gặp.

- Vị trí trạng ngữ trong câu.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.

- Phân biệt các loại trạng ngữ.

3. Thái độ:

- Sử dụng trạng ngữ đúng hoàn cảnh nói, viết tăng thêm ý nghĩa cho sự diễn đạt.

II. CHUẩN Bị

- SGK, SGV, Bảng phụ

III.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN HÌNH THÀNH - Kĩ năng nhận thức, Kĩ năng nói,

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt ? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ của HS NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động

Mục tiêu : Tạo tâm thế định hướng chú ý cho HS

Phương pháp: Thuyết trình

Thời gian” 2’

• - Trong khi nói và viết chúng ta sử dụng trạng ngữ rất nhiều. Trạng ngữ có những đặc điểm gì ? Tiết học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó

HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ

Mục tiêu: Nhận biết trạng ngữ trong câu, hiểu đặc điểm công dụng của trạng ngữ

Phương pháp: Phân tích mẫu ngôn ngữ, Vấn đáp,

Thời gian 15’

Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp.

- Gọi hs đọc vd sgk

? Xác định trạng ngữ trong vd trên ? - HS:

+ Dưới bóng tre -> Về địa điểm + Đã từ lâu đời -> Về thời gian + Đời đời, kiếp kiếp -> Thời gian + Từ nghìn xưa -> Về thời gian

? Về ý nghĩa, trạng ngữ có vai trò gì ?

-Bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn

? Về hình thức, trạng ngữ đứng vị trí nào trong câu và thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào ?

- GV: Hướng dẫn.

-Trạng ngữ có thể đứng đầu, cuối câu, giữa câu và thường được nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phẩy khi viết

- GV chốt : về bản chất thêm trạng

- HS: xđ trạng ngữ trong ví dụ

Nêu công dụng của TN

Xđ vị trí TN HS: Suy nghĩ,trả lời.

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đặc điểm của trạng ngữ:

a. Tìm hiểu ví dụ Sgk

*Xác định trạng ngữ trong vd trên ?

- Dưới bóng tre Về địa điểm

- đã từ lâu đời Về thời gian

- đời đời, kiếp kiếp Thời gian

- Từ nghìn xưa Về thời gian

a1. Về mặt ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích , phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng câu.

+ Bài tập nhanh: Trong 2 cặp câu sau , câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ ? Tại sao ?

- Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay b, Hôm nay , tôi đọc báo - Cặp 2: a, Thầy giáo giảng bài hai giờ

b, Hai giờ ,thầy giáo giảng bài

+ Câu b của 2 cặp câu có trạng ngữ được thêm vào để cụ thể hoá ý nghĩa của câu

+ Câu a không có trạng ngữ vì hôm nay là định ngữ cho danh từ báo ; Hai giờ là bổ ngữ cho động từ giảng

* Chú ý : khi viết để phân biệt vị trí cuối câu với các thành phần phụ khác , ta cần đặt dấu phẩy giữa nòng cốt câu với trạng ngữ

vd : Tôi đọc báo hôm nay / Tôi đọc báo, hôm nay ( định ngữ ) ( trạng ngữ)

HS : Đọc ghi nhớ sgk làm bài tập bổ trợ

a2.Về hình thức :

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu + Muốn nhận diện trạng ngữ : Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc 1 dấu phẩy khi viết

2. Ghi nhớ: sgk /39

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm một số bài tập, hiểu kĩ hơn về đặc điểm công dụng của Tn

Phương pháp: luyện tập Thời gian: 20’

Kĩ năng sống: Kĩ năng nói 1. Bài tập 1:

? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? .

- GV: Chốt ghi bảng 2. Bài tập 2:

? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? - GV: Chốt ghi bảng

- HS: Thảo luận trình bày bảng.

II. LUYỆN TẬP :

1. Bài tập 1: Tìm trạng ngữ - Câu b là câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ - Câu a cụm từ mùa xuân làm vị ngữ

- Câu c cụm từ mùa xuân

3. Bài tập 3:

? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? .

- GV: Chốt

làm phụ ngữ trong cụm động từ

- Câu d câu đặc biệt

2. Bài tập2, 3: Tìm trạng ngữ và phân loại trạng ngữ – a, ……, như báo trước mùa xuân về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết Trạng ngữ cách thức

….., Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi

Trạng ngữ thời gian Trong cái vỏ kia

Trạng ngữ chỉ địa điểm Dưới ánh nắng ,

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

b, ……, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây

Trạng ngữ chỉ cách thức

* HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố

Mục tiêu: Khái quát nội dung đã học

- Trạng ngữ có những đặc điểm nào ? Cho vd * HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn tự học - Học thuộc ghi nhớ, Làm bài tập 3b

- Soạn bài tiếp theo “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh”

V. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

……….

………

………

………

Ngày soạn:20/01/2011 Ngày dạy:22/01

TIẾT 87 + 88

Một phần của tài liệu văn 7 chuẩn kiên thức kĩ năng (Trang 208 - 212)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(403 trang)
w