Những khác biệt về định hướng không gian: vật lý, văn hóa- xã hội và tâm lý

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.4. Sự tri nhận không gian và ngôn ngữ không gian

1.4.4. Những khác biệt về định hướng không gian: vật lý, văn hóa- xã hội và tâm lý

Khi nghiên cứu mối quan hệ của con người với không gian, chúng ta sẽ phải động chạm đến ba kiểu loại không gian sau: thứ nhất là với không gian, vật lý của thế giới khách quan xung quanh con người, thứ hai là với văn hóa –xã hội, và thứ ba là với không gian tâm lí của con người.

Sự phân biệt ba kiểu loại không gian này có tác động đến hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ hướng không gian.

Như chúng ta đều biết, khi tri giác không gian vật lý, con người sử dụng một hệ tọa độ đặc trưng của mình mà khởi nguồn của nó là tư thế thẳng đứng của con người trong không gian (xem: Шемякин (1959) [142], Miller & Jonhson – Laird 1976 [109]…). Hệ tọa độ cảm tính này được phản ánh trong hệ từ ngữ định hướng như: trên - dưới, trước – sau, phi – trái, trong – ngoài.

Ta hãy so sánh hai phát ngôn sau:

- Nó lên núi.

- Tôi lên Bộ.

Trong ví dụ đầu, sự định hướng không gian “lên trên” núi bị quy định bởi việc núi cao hơn mặt đất (nơi chủ thể vận động xuất phát) và cách dùng của động từ lên chỉ phụ thuộc vào nhân tố định hình cao thấp. Trong ví dụ sau định hướng không gian “lên trên” Bộ bị quy chế bởi một nhân tố loại khác. Câu này có thể do một cán bộ làm việc ở cơ quan cấp dưới, trực thuộc Bộ, nói ra; cách dùng của động từ lên phụ thuộc vào địa vị xã hội của anh ta. Ngược lại, nếu anh ta là một cán bộ cấp trên - cấp Bộ - thì khi đi làm việc với các đơn vị cấp dưới, cơ sở, anh ta sẽ nói:

(15) Tôi xung trường.

Tình hình cũng là tương tự như ở các biểu đạt không gian sau:

(16) Anh ấy làm ở trên tỉnh.

Chị ấy làm ở dưới huyện.

Có thể hình dung một số kiểu tôn ti xã hội được phản ánh trong tiếng Việt mà trong đó cương vị xã hội của chủ thể được xác định:

1 2 3 TRÊN Th đô Thành ph B giáo dc

(ВВЕРХ) (cтoлицa) (гоpoд) (миниcтepcтвo пpocвeщeния) Thành phố (гоpoд) huyện (yeзд) trường đại học (yнивepcитeт) Tỉnh (пpoвинция) xã (oбщинa) khoa (фaкультeт)

Làng (дepeвня) làng (дepeвня) tổ bộ môn (кaфeдpa) DƯỚI

(ВНИЗ) Hình 1.1: Thang bậc các giá trị xã hội ( theo trục thẳng đứng)

Ta hãy xem một số cách để thể hiện các quan hệ không gian loại này trong phạm vi các kiểu tôn ti xã hội vừa nêu. Chẳng hạn, một người nông dân có việc phải có mặt ở thành phố, anh ta có thể miêu tả đường di chuyển của mình như sau:

(17) Tôi ở quê lên.

Trong trường hợp này thành phố được cảm nhận như cái gì đó “cao” hơn (phát triển hơn, có uy thế hơn) làng của anh ta. Nếu người nông dân nhìn nhận thành phố như cái gì đó nằm ngoài phạm vi của làng anh ta, thì khi đó đường di chuyển sẽ khác:

(18) Tôi ở quê ra.

Một điều thú vị khác nữa là người Việt Nam học tập và sinh sống ở nước ngoài có thể phóng chiếu cách định hướng bản địa nói trên của họ lên quan hệ không gian ở nơi ở mới; ví dụ, sinh viên Việt Nam học tập ở Nga sinh sống tại các tỉnh thường vẫn mời các bạn mình ở thủ đô Mátxcơva (Москва) (Nga) theo cách sau:

(19) Mời các bạn xung chỗ chúng tôi chơi.

Ngược lại sinh viên học ở Mátxcơva sẽ mời các bạn mình từ các tỉnh khác

như sau:

(20) Lên chỗ bọn mình chơi đi.

Theo tác giả Lý Toàn Thắng[70], những điều trình bày trên cho phép nghĩ rằng trong các ngôn ngữ có hai kiểu định hướng trong không gian:

a. Kiểu thứ nhất gọi là “định hướng tự nhiên” trong đó tác động của các nhân tố vật lý.

b. Kiểu thứ hai gọi là “định hướng nhân tạo” (hay văn hóa – xã hội) do các nhân tố văn hóa xã hội chi phối.

Ngoài hai kiểu trên, khi định hướng trong không gian, còn có một kiểu định hướng khác đặt ra từ thực tiễn tiếng Việt tạm gọi là định hướng “tâm lý”. Chúng ta hãy xem những ví dụ sau.

Giả sử rằng có một người Việt Nam đang làm việc ở Mátxcơva . Để thông báo với bạn bè tại Nga rằng mình mới trở về sau chuyến đi công tác ở Pari (thủ đô Pháp), anh ta có thể nói:

(21) Tôi mới ở Pháp v.

Tuy nhiên, nếu đó là chuyến về Việt Nam thăm nhà thì anh ta sẽ phải thông báo:

(22) Tôi mới ở nhà (trong nước) sang.

Ngược lại, nếu trả lời cho bạn bè ở Việt Nam khi anh ta về nước thăm gia đình, anh ta sẽ phải nói:

(23) Tôi mới ở Nga v.

Đối với người Việt không có khả năng xuất hiện những câu tiếng Nga kiểu:

(24) уexaл нa Poдинy. (Nó đi nước) “Nó v nước”

Bởi vì đối với một nơi có độ gần gũi “tâm lí’ thân thương nhất là quê hương xứ sở (nước mình, làng mình, nhà mình) thì người Việt Nam chỉ có một cách định hướng là “v.

Các ví dụ trên cho phép giả định rằng trong sự tri nhận không gian của người Việt Nam có tồn tại một tôn ti “độ gần gũi tâm lí” nào đấy trong sự định hướng

không gian có thể được trình bày như sau:

Quê hương (đất nước, làng quê) > nơi ở > nơi làm việc > nơi đến

Trở lại với những ví dụ đã dẫn chứng ở trên miêu tả một người nông dân đến thành phố:

(25) Tôi ở quê lên.

Tôi ở quê ra.

Theo logich, ta chờ đợi rằng khi miêu tả sự trở về quê của người nông dân đó, anh hay chị ta sẽ phải nói ngược lại, hoặc:

(26) Tôi xung quê (đối lại với lên) Tôi vào quê (đối lại với ra)

Thế nhưng người Việt thường sử dụng một cách nói duy nhất đúng trong trường hợp này – đó là:

(27) Tôi v quê.

Việc giải thích cho hiện tượng này theo tác giả Lý Toàn Thắng là: nhân tố

“độ gần gũi tâm lí” có lẽ thuộc về số các nhân tố ngôn ngữ học – tâm lí tộc người (ethnopsycholinguistc) vốn liên quan với các đặc trưng tâm linh của một dân tộc và với những hình thức bị chế định về mặc tộc người của sự phản ánh và sự phản xạ lại đối với các tác động từ thế giới bên ngoài” [66, tr.92].

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)