Sự chuyển nghĩa của hai từ chỉ hướng “xuống, dưới”

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG II: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT

2.2. Sự chuyển nghĩa của nhóm các từ chỉ hướng không gian

2.2.4. Sự chuyển nghĩa của hai từ chỉ hướng “xuống, dưới”

2.2.4.1. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca t “xung”

A. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca động t “xung”:

Theo từ điển Tiếng Việt [89, tr.1162], động từ di chuyển có hướng “xung”

có nghĩa không gian sau: “Chỉ sự di chuyển đến một chỗ, một vị trí thấp hơn hay được coi là thấp hơn”: Xung núi/ Xung hầm/ Xung ngựa/ Xe xung dốc/

Xung vùng biển,....

Cũng theo Từ điển, động từ “xung” có 2 nghĩa chuyển phi-không gian, gần gũi với nghĩa không gian nêu trên:

(i) Giảm số lượng, mức độ, hay hạ cấp bậc: Nước thủy triều đã xung;

Quả bóng đã xung hơi; Xung giá; Xung chức.

(ii) Truyền đến các cấp dưới: Vua xung chiếu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta khảo sát thêm những quán ngữ có chứa danh từ không gian “trên”, ta sẽ thấy thêm một số nghĩa chuyển khác của nó như:

(iii) Giảm dần từng bước mức độ hoạt động, từ cao xuống thấp: Xung thang chiến tranh,...

(iv) Tình trạng bị sút kém hẳn so với trước, khó cứu vãn: Xí nghiệp thua lỗ; đang xung dốc,...

(v) Tình trạng chất lượng: Tòa nhà quá cũ, đã xung cấp rõ rệt; Trường học này đang xung cấp,...

(vi) Nói về người già yếu bị chết: Xung lỗ; Xung mồ,..

(vii) Việc cắt tóc đi tu (theo đạo Phật) cũng được dùng từ: Xung tóc,...

(viii) Ra đường để trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh quần chúng (thường là người ở thành thị): Hàng vạn người xung đường biểu tình,...

(ix) Đổi thái độ, tỏ ra nhún nhường, chịu nhượng bộ, do biết mình đã yếu thế: Đuối lý nên xung nước; Xung nước không còn hống hách nữa,...

(x) Khi cơ thể cân nhẹ hơn trước do người gầy đi, sức khỏe bị giảm sút:

Bệnh nhân xung cân,...

Như vậy, động từ “xung” có 10 nghĩa chuyển phi-không gian. Bây giờ để thấy rõ hơn sự giống nhau và khác nhau cũng như cái đặc thù trong hiện tượng chuyển nghĩa đang xét, chúng ta sẽ liên hệ, đối chiếu với tiếng Nga.

Từ điển tường giải tiếng Nga[134, tr. 619] cho thấy từ tương đương với

“xung” trong tiếng Việt là: спуститься (сов) спускаться (несов) có nghĩa là: “di chuyển từ trên xuống dưới”: xung, hạ, hạ xung, đi xung, tụt xung,…ví dụ: Спускаться с горы (xung đồi, núi). Động từ này chỉ có những nghĩa chuyển sau:

(i) (Sương mù, màn đêm) buông, sa xuống: Нoчь спустилaсь на землю (Màn đêm buông xung mặt đất).

(ii) Nghiêng xuống, chạy xuống: Берег oбрывом спускался к морю (Bờ dốc đứng chạy xung biển).

(iii) Treo, treo lơ lửng: Nếu tính đến các thành ngữ, chúng ta có thể thấy thêm nghĩa chuyển khác của động từ đang xét, thí dụ: Спускаться с облака (Xung từ đám mây = tnh mộng, tnh ngộ).

Như vậy, có thể thấy động từ “xung” trong tiếng Việt có tới 10 nghĩa chuyển phi-không gian, trong khi đó спускаться/ спуститься tiếng Nga chỉ có 3 nghĩa phi-không gian.

B. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca ph t “xung”

Theo Từ điển Tiếng Việt [54, tr.1162], phụ từ “xung” có nghĩa gốc không gian là: “biểu thị hướng di chuyển, hoạt động từ cao đến thấp” (dùng phụ sau động

từ): Nhảy xung sông; Nằm xung giường; Nhìn xung. Từ nghĩa gốc này có thể chuyển sang nghĩa mới, phi-không gian là: “biểu thị hướng biến đổi từ nhiều đến ít”: Giảm xung. Ta có thể nhận xét rằng phụ từ “xung” như thế là chỉ có 1 nghĩa chuyển phi-không gian.

Tổng cộng động từ và phụ từ “xung” trong tiếng Việt có tới 11 nghĩa chuyển và trong tiếng Nga chỉ có 3 nghĩa chuyển phi-không gian.

2.2.4.2. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca t “dưới”

A. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca danh t “dưới” :

Theo Từ điển Tiếng Việt [ 54, tr.271], từ “dưới” trong tiếng Việt có nghĩa gốc là: “phía những vị trí thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó hay so với các vị trí khác nói chung; đối lập với “trên”; thí dụ: Mây bay trên đầu; Trên trời dưới đất; Đứng trên cao nhìn xuống.

Cần thấy rằng: việc một danh từ không gian “dưới” biểu thị “phía đối lập với

“trên” được “chuyển loại” thành một giới từ (hay: “kết từ”) định hướng “dưới”, tự thân nó đã giả định là có hiện tượng chuyển nghĩa ở đây. Lúc này giới từ “dưới”

không còn biểu thị “phía không gian” nữa, mà đơn thuần là một từ chỉ ra cái

“hướng”, cái “vị trí” của sự vật, phụ sau danh từ chỉ sự vật được chọn làm đối tượng hay điểm quy chiếu. Thí dụ, trong “chạy xung chân đồi” hay “rễ cây đâm xung dưới đất” thì “dưới” đều có nghĩa là “không phải ở trên”. Nghĩa gốc của giới từ

“dưới” ở đây là: “đích nhắm tới của một hoạt động theo hướng từ cao đến thấp”.

Danh từ “dưới”, ngoài nghĩa đã nêu trên, còn có một nghĩa không gian khác, gần gũi với nghĩa nêu trên, đó là: “vùng địa lý thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó hay so với các vị trí khác nói chung; đối lập với trên: Dưới miền xuôi/ Trên rừng dưới biển.

Về mặt chuyển nghĩa, theo Từ điển Tiếng Việt [54, tr.1162], danh từ “dưới”

có 3 nghĩa chuyển như sau:

(i) Phía những vị trí ở sau một vị trí xác định nào đó, hay so với các vị trí khác nói chung, trong một trật tự sắp xếp nhất định: Ngồi ở hàng ghế

dưới/ Làng trên xóm dưới/ Dưới đây nêu vài thí dụ.

(ii) Phía những vị trí thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó hay so với các vị trí khác nói chung trong một hệ thống thứ bậc: Dạy các lớp dưới/ Cấp dưới/ Dưới xã.

(iii) Mức thấp hơn hay số lượng nhiều hơn so với mức hay số lượng xác định nào đó: Học lực dưới trung bình/ Dưới 16 tuổi/ Giá dưới 10 nghìn đồng.

B. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca gii t “dưới”:

Ngoài nghĩa không gian đã nói của giới từ định vị định hướng “dưới”

“đích nhắm tới của một hoạt động theo hướng từ cao đến thấp; trái với “lên”, theo Từ điển Tiếng Việt [54, tr.1162], giới từ này còn có một nghĩa chuyển phi - không gian khác:

(i) Chỉ phạm vi tác động, bao trùm của hoạt động hay sự vật được nói đến: Đi dưới mưa/ Sự việc dưới con mắt của anh ta/ Sống dưới chế độ cũ/

Dưới sự lãnh đạo của Đảng (Trong các quán ngữ, có thể thấy nghĩa chuyển

“trực tiếp dưới quyền”: dưới trướng của y).

C. Liên h vi tiếng Nga:

Để biểu thị ý niệm DƯỚI, theo các Từ điển tường giải tiếng Nga[134], Việt – Nga[87] và Nga – Việt [88] thì tiếng Nga có nhiều từ thuộc về các từ loại khác nhau như:

+ Danh từ: Низ (phía dưới, dưới cùng), ví dụ: Низ колоны (chân cột) + Tính từ: Низний (ở dưới), ví dụ: На нижнeм эmaжe (ở tầng dưới, tầng dưới cùng).

+ Trạng từ: Вниз (xuống dưới); внизу (phía dưới), снизу (từ dưới); ví dụ:

Смотрeть вниз: nhìn xung; Cпуститься вниз (đi xung dưới). Снизу вверх (từ dưới lên trên, tôn kính ai).

+ Giới từ: Под, (dưới, ở dưới), ví dụ: Под столом (dưới gầm bàn); Под лестницей (dưới gầm cầu thang);

Sự chuyển nghĩa của những từ chỉ phía không gian “dưới” này trong tiếng

Nga diễn ra như sau:

1. Danh từ: Низ (dưới cùng, thp hơn): có một số nghĩa chuyển phi - không gian như sau:

(i) (Số nhiều) chỉ tầng lớp dưới: Низы (quần chúng bên dưới, tng lp dưới; Всемирный вниз по течению (giới h lưu).

(ii) (Âm nhạc) thấp: Низы (những nốt thp).

2. Tính từ: Низний (ở dưới) có một nghĩa chuyển là:

(iii) (Quần áo) lót, trong: Нижнее бельё (bộ áo lót); Низняя юбка (cái váy trong).

3. Trạng từ: Вниз (dưới ) có một nghĩa chuyển là:

(i) (Hướng chảy của sông) xuôi: Вниз по Вoлге (Xuôi dòng Vôn- ga)

4. Giới từ: Под”(dưới ): có một số nghĩa chuyển phi - không gian như sau, khi kết hợp với các danh từ ở cách 4 và cách 5:

(i) Gần cái gì đó: Жить под Москвoй (Sống ở ngoi ô Maxcơva).

(ii) Trong phạm vi tác động của cái gì đó:Идти под дождем (Đi dưới mưa).

(iii) Chỉ ra vị trí, trạng thái của ai đó hay gì đó lâm vào, ở vào: Быть под руководством кого- либо (Dưới sự lãnh đạo của ai); Взяать под свою зашиту (Nhn bo v cho ai).

(iv) Có được đặc điểm nào đó: Парокход под советским флагом (Thuyền treo cờ Liên Xô).

(v) Do kết quả, bị hậu quả: Под влиянием гнева (Do nh hưởng cơn giận).

(vi) Khoảng thời gian gần cái gì: Под вечер (gn tối)/ Новый год (Trước thm năm mới)/ В ночь под новый год (Vào cái đêm giáp Tết).

(vii) Để làm gì đó: Этот сарай под сеном (Nhà kho này để cha hạt giống).

(viii) Để thay thế: Взять деньги под расписку (Lấy tiền thay giấy thanh toán).

(ix) Đi kèm (về âm nhạc): Под звуки музыки (Có âm nhạc đi kèm).

Như vậy, tổng cộng lại, ý niệm DƯỚI của tiếng Nga được biểu thị bằng 5 từ

không gian (danh từ, tính từ, trạng từ và giới từ) và gắn với chúng có 13 nghĩa chuyển phi - không gian. Con số này nhiều hơn 4 nghĩa chuyển của hai từ “dưới”

(danh từ và giới từ) trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)