Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ “lên”

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG II: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT

2.2. Sự chuyển nghĩa của nhóm các từ chỉ hướng không gian

2.2.3. Sự chuyển nghĩa của hai từ chỉ hướng “lên, trên”

2.2.3.1. Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ “lên”

Theo Từ điển Tiếng Việt [89, tr.562], động từ chuyển động có hướng “lên”

trong tiếng Việt có nghĩa gốc là “di chuyển đến một nơi, một vị trí cao hơn hay là được coi là cao hơn”: Lên núi/ Mặt trời lên cao/ Học sinh lên bảng. Đặc biệt đáng chú ý là “lên” trong tiếng Việt còn có nghĩa chỉ việc di chuyển đến một vị trí ở phía trước: Lên hàng đầu/ Lên tượng (trong cờ tướng). Khi đối tượng ở vị trí cao hơn nơi chủ thể phát ngôn thì người Việt gọi là “trên”, ở vị trí thấp hơn nơi chủ thể thì người Việt gọi là “dưới”, trong thế đối lập nhau: những vùng cao nguyên, miền núi so với vùng đồng bằng, vùng ven biển. Ngoài ra, điểm gốc là một cái chủ quan của con người. Vì thế, có hai cách xác định điểm gốc: một là xác định chủ quan, lúc này điểm gốc sẽ là địa điểm, nơi mà người nói đang có mặt nơi giao tiếp. Ta thấy:

“xung thuyền – “thuyền” là đích của chuyển động, “mặt đất” là gốc. “Thuyền” ở trên mặt nước, nhưng mặt nước sông thấp hơn mặt đất; và, so với mặt đất, “thuyền”

cũng thấp hơn mặt đất. Tuy nhiên, nếu đó là một con tàu hay thuyền to mà boong thuyền cao hơn bờ (mặt đất) thì sẽ là “lên thuyền, chứ không còn xung thuyền”

nữa. Đây chính là vấn đề liên quan đến cơ chế tri nhận trong sự chuyển nghĩa của từ “lên” mà chúng tôi sẽ trình bày trong chương 3 tiếp theo.

Việc một động từ vận động “lên” biểu thị sự di chuyển có hướng được

“chuyển loại” thành một phó từ chỉ hướng “lên” tự thân nó đã là một hiện tượng chuyển nghĩa. Lúc này phó từ “lên” không còn biểu thị sự “vận động” hay “di chuyển” nữa, mà đơn thuần chỉ là một từ “chỉ hướng” phụ sau những động từ biểu thị sự vận động “vô hướng” để giúp cho chúng trở nên “có hướng”. Thí dụ, trong

đứng lên hay “bay lên trời cao” thì vì đứng”“bay” là di chuyển vô hướng, nên cần có “lên” để thêm hướng vào. Nghĩa gốc của phó từ “lên” là: “hướng di chuyển đến một vị trí cao hơn hay ở phía trước”. Ngoài nghĩa không gian gốc này, phó từ “lên” còn có nghĩa không gian khác là: “Biểu thị phạm vi hoạt động, tác

động của mặt trên của sự vật (dùng phụ sau đg)”: Đặt lọ hoa lên bàn/ Giẫm lên cỏ, Treo lên tường/ Vụ việc đã được đưa lên báo.

Cần nhấn mạnh rằng, sự chuyển nghĩa từ “lên” động từ vận động có hướng sang “lên” phó từ chỉ hướng vẫn nằm trong phạm vi của nghĩa không gian, chưa chuyển sang nghĩa phi - không gian.

Từ hai nghĩa gốc không gian trên của “lên” động từ và “lên” phó từ đã diễn ra những sự chuyển nghĩa khác nhau “phi - không gian” như sau:

A. Các nghĩa chuyn ca động t “lên”

Có thể kể ra một số nghĩa phi - không gian như:

(i) Tăng số lượng hay đạt mức cao hơn: Nước sông lên to/ Hàng lên giá/

Lên chức/ Lên lương/ Cháu lên lớp ba.

(ii) (Trẻ em) đạt mức tuổi bao nhiêu đó (dưới mười): Bé đã lên năm/ Năm nay cháu lên mấy?/ Mồ côi từ năm lên chín.

(iii) Phát triển và hiện ra cụ thể bên ngoài: Mặt lên mụn/ Lúa lên đòng.

(iv) Hình thành hoàn chỉnh hoặc có thể phát huy đầy đủ tác dụng: Lên kế hoạch/ Lên danh mục sách tham khảo.

Tất cả có 4 nghĩa chuyển. Nếu khảo sát thêm những quán ngữ (idioms) có chứa danh từ không gian “lên”, ta sẽ thấy thêm một số nghĩa chuyển khác của “lên” như:

(v) Đến tuổi 60 hay được coi là thọ: Lên lão.

(vi) Chiếm vị trí hàng đầu, được ham chuộng, ưa thích: Lên ngôi (Lên làm vua)/ Sự lên ngôi của lớp diễn viên trẻ/ Một mặt hàng đang lên ngôi.

(vii) Có tiến bộ rõ rệt, hay thay đổi hẳn theo hướng tốt hơn hẳn so với trước: Lên tay/ Lên đời.

(viii) Mắc bệnh, bệnh bắt đầu và đang phát triển: Lên sởi/ Lên cơn sốt.

(ix) Làm cho cơ bắp căng ra: Lên gân.

(x) Tỏ ra kiêu căng: Lên mặt/ Lên giọng dạy đời/ Lên lớp nhau..

(xi) Thắp đèn vào lúc chập tối: Lên đèn.

(xii) Khởi hành: Lên đường may mắn.

(xii) Phát biểu: Lên tiếng.

(xiii) Nêu rõ tội lỗi và phê phán: Lên án hành động vi phạm nhân quyền.

(xiv) Sắp xếp sẵn sàng: Súng đã lên đạn/ Báo đã lên khuôn.

(xv) Dạy học trên lớp: Lên lớp.

(xvi) Trạng thái thần thánh hay vong hồn nhập vào để phán bảo: Lên đồng.

(xvii) Phản ứng hoá học do men tác dụng lên chất hữu cơ: Đậu phụ đã lên men.

Tổng cộng tất cả sẽ là: 17 nghĩa chuyển phi - không gian của động từ vận động có hướng “lên”.

B. Các nghĩa chuyn ca ph t “lên”

Từ điển tiếng Việt [89, tr.562], cho phụ từ “lên” chỉ có một nghĩa chuyển phi - không gian, đó là: “Biểu thị hướng phát triển của hoạt động, tính chất từ ít đến nhiều, từ không đến có (dùng phụ sau đg, t, .): Tăng lên/ Lớn lên/ Tức phát điên lên/ Mặt đỏ bừng lên.

Tuy nhiên tư liệu của chúng tôi cho thấy phụ từ “lên” còn thường được dùng sau một số động từ như: thét, rú, r, kêu, la, hét, gào, reo, tru, sa, v.v. và sau một số động từ: ni, nhú, nhô, thp, đốt, nhen, mc, v.v. Khi đó phụ từ “lên” gia tăng ý nghĩa khởi đầu hoặc bắt đầu chuyển sang hành động, trạng thái và dường như có sắc thái nghĩa tăng cường về độ mạnh của hành động nếu như so sánh giữa thét thét lên, gào với gào lên. Một vài ví dụ:

(57) a. Nguyệt thét lên [173, tr. 292].

b. Trũi nghển cổ nhìn rồi rú lên [148, tr. 83].

c. Bỗng súng r lên một chặp dưới lưng đồi rồi lại tắt ngay [144, tr. 22].

d. Ông Huyến bỗng kêu lên: Này các cô bèo dâu vào đây! [173, tr.134].

e. Chị thận trọng ngồi xuống, mở nắp va li, rút ra mấy nén hương và thp lên [170, tr.34].

Bây giờ để thấy rõ hơn sự giống nhau và khác nhau cũng như nét đặc thù trong hiện tượng chuyển nghĩa đang xét, chúng ta sẽ liên hệ với tiếng Nga.

C. Liên h vi tiếng Nga

Tương đương với một từ “lên” trong tiếng Việt, trong tiếng Nga có một số từ khác nhau. Theo các Từ điển tường giải tiếng Nga[134], Nga – Việt[88], Việt – Nga[87] thì trước hết đó là các động từ vận động có hướng: Подняться/

Подниматься có nghĩa không gian gốc như sau: “Di chuyển lên trên hay chiếm một vị trí cao hơn”, ví dụ: Подниматься по лестнице (lên thang gác, lên cầu thang); рука поднялась (tay giơ lên).

Bên cạnh đó, подняться/ подниматься còn có nghĩa không gian khác như sau:

(i) Đứng dậy, đứng lên, ví dụ: Подниматься с места (đứng lên);

подниматься из постели (thc dậy, leo ra khỏi giường).

(ii) Di chuyển, đi đến: Войска подняласьв атаку (quân đoàn di chuyn tấn công,đi đến các cuộc tấn công).

Con đường chuyển nghĩa từ nghĩa không gian sang nghĩa phi - không gian ở hai động từ подниматься/ подняться không giống như ở động từ “lên” tiếng Việt. Cụ thể là, theo Từ điển tường giải tiếng Nga[134, tr.436], động từ подниматься/ подняться có những nghĩa chuyển như sau:

(i) Thúc giục hành động tích cực:Подняться на борьбе (tích cc đấu tranh).

(ii) Tăng lên về mức độ: Подниматься температуры (nhiệt độ đã tăng lên).

(iii) Nâng cao, tăng: Поднимается производительность труда (nâng cao năng suất lao động, tăng năng suất).

(iv) Trở nên phấn khởi, phấn chấn, mạnh hơn, tốt hơn: Подниматься настроение (Tâm trạng hưng phấn lên, phn khi).

(v) Phát triển hơn: Хозяйство поднялось (Công việc kinh doanh phát trin).

(vi) Nở (nói về bột mỳ): Хлеб поднялся: đã n bánh mì, bánh mì chín, bánh mì ra lò,…

(vii) Bắt đầu, xuất hiện tiếng ồn:Подняться шум(Có tiếng huyên náo), Подняться скандал (Xy ra chuyện ầm ĩ); Подняться говорить (Nói chuyện ln tiếng).

Như vậy so với động từ “lên” của tiếng Việt có 17 nghĩa chuyển phi- không gian, động từ подниматься/ подняться tiếng Nga có ít hơn, chỉ 7 nghĩa chuyển.

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)