Sự chuyển nghĩa của từ chỉ hướng “lại”

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG II: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT

2.2. Sự chuyển nghĩa của nhóm các từ chỉ hướng không gian

2.2.6. Sự chuyển nghĩa của từ chỉ hướng “lại”

2.2.6.1. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca động t “li”

Theo từ điển Tiếng Việt[89, tr.537], động từ “li” có ba nghĩa gốc không gian là:

(i) “Di chuyển ngược chiều với sự di chuyển vừa nói đến trước đó” (dùng đi đôi với đi hoặc qua trước đó): Kẻ đi người li/ Qua qua li li trước cổng.

Trong nghĩa này, từ “li” rất hay thường dùng đi đôi vớiđi” hoặc “qua” để biểu thị sự di chuyển ngược chiều này.

(ii) “Di chuyển trong phạm vi gần, đến chỗ của mình hoặc đến chỗ người thân quen (coi cũng như mình): Li đây với mẹ!/ Mai tôi sẽ li anh chơi.

(iii) Đi đến một chỗ nào đó trong phạm vi rất gần ở ngay xung quanh mình: Anh đứng đây, tôi li đằng kia mua tờ báo.

Có một điều chúng tôi cần phải nhấn mạnh ở đây là: trong các Từ điển tiếng Việt [89, tr.537], chỉ thấy đưa ra có duy nhất một nghĩa chuyển phi - không gian của “li”, đó là:

(i) “Trở ngược về trạng thái cũ, như trước khi có sự biến đổi”: Ăn cho li người/ Ốm giờ vẫn chưa li người.

Nghĩa này thường được dùng trong các tổ hợp cố định, các quán ngữ, chẳng hạn như trong trường hợp trở lại khô cứng như lúc gạo chưa nấu chín (thường nói

về các loại bánh làm bằng gạo nếp) có cách nói “li gạo”: Bánh chưng bị li gạo.

Trong nữ công, việc khâu lùi trở lại một chút so với mũi trước rồi mới nhích lên thành mũi mới (để cho chắc): li mũi. Hay việc dùng cụm từ “li bữa” mô tả việc ăn uống như trả bữa: Ăn trả bữa. Hoặc “li” cũng được dùng mô tả những người lưỡng tính (ái nam ái nữ): li cái. Và cũng để nói đến hiện tượng có một số đặc điểm của tổ tiên xa xưa bỗng nhiên lại xuất hiện: li giống (đg). Còn khi giận dữ muốn nói người khác cho hả cơn giận cũng được mô tả: Mắng một trận cho li gan.

Khi trở lại trạng thái tinh thần bình thường sau cơn hoảng sợ hay ốm nặng kéo dài:

Ốm nặng vừa khỏi, vẫn chưa li hồn; Bị một phen khiếp vía, phải vài ngày mới li hồn. “Li người” là sau một thời gian sức khỏe giảm sút nay trở về trạng thái bình thường lúc ban đầu: Tẩm bộ cho li người/ Trông đã li người… Cái nghĩa trở lại trạng thái bình thường sau thời gian bị yếu đi cũng được thấy rõ trong các phát ngôn: Ngủ một giấc cho li sức/ Bón thêm phân cho cây chóng li sức. Hay khi nói đến “li hôn là nói đến việc từ bỏ việc hôn nhân đã được định để trở lại trạng thái ban đầu khi chưa kết hôn. Thậm chí những cách nói: trẻ li/ khỏe li/ lấy li tinh thần/ nhớ li/ tìm li họ hàng,...cũng có thể được hiểu là trở lại trạng thái đã có lúc ban đầu.

Tuy nhiên, động từ “li” còn có những nghĩa phi- không gian khác, đặc biệt nếu ta tìm hiểu kỹ các tổ hợp cố định, các quán ngữ có chứa “li”; chẳng hạn như là:

(ii) (Nhà gái biếu lại một phần lễ vật của lại nhà trai, theo tục lệ cưới xin cỗ truyền) ta vẫn quen gọi là: Li quả/ Li mâm. Vợ chồng mới cưới đưa nhau về thăm nhà vợ ngay sau hôm đón dâu, theo tục lệ cưới xin cổ truyền của người Việt cũng được gọi là: Li mặt/ Lễ li mặt.

Bây giờ để thấy rõ hơn sự giống nhau và khác nhau cũng như nét đặc thù trong hiện tượng chuyển nghĩa đang xét, chúng ta sẽ liên hệ, đối chiếu với tiếng Nga.

Ở đây chúng ta cần chú ý rằng: cũng giống như trường hợp “v, tiếng Nga không có một động từ chuyên dụng, luôn luôn dùng riêng với cái nghĩa như “li”

tiếng Việt với nghĩa là: “di chuyển ngược chiều với sự di chuyển vừa nói đến trước đó”. Các Từ điển tường giải tiếng Nga [134], Việt – Nga [87] và Nga – Việt [88]

cho thấy tương đương với “li” trong tiếng Việt ở tiếng Nga có nhiều từ và tổ hợp như là: подходить/ подойти, заходить/ зайти,…Thí dụ, theo từ điển Việt – Nga [87, tr.350] thìзаходить có nghĩa như đến” trong tiếng Việt:

(70) Заходите ко мне в гости! (Mời bạn li nhà tôi chơi).

Hay приходить cũng có nghĩa như đến” trong tiếng Việt: Одни ухбдят, друтие приходить (kẻ đi, người li). Thậm chí, các từ của tiếng Nga đã nói ở trên: возвратиться (сов), вернуться (сов): trở li, thí dụ:

(71) К нему возвратилоcь здоровье ( Sức khỏe của anh ấy đã trở li, hồi phục li).

Hay tổ hợp приходить/ прийти, обратно có nghĩa: quay trở li, mà trong một số ngữ cảnh ta dịch là: “v – đều có thể dịch thành “li” được. Cho nên, trên thực tế chúng ta không thể tính được chính xác là các động từ này có bao nhiêu nghĩa chuyển phi - không gian.

2.2.6.2. Nghĩa và hin tượng chuyn nghĩa ca ph t “li”

Các Từ điển thường chỉ tính cho phụ từ “li” có 2 nghĩa chuyển phi - không gian sau:

(i) Biểu thị tính chất lặp, tái diễn hay tiếp nối của một hoạt động, một hiện tượng (dùng phụ trước động từ): Trời li mưa/ Thằng nhỏ lớn lên, chắc li giống bố/ Đâu li vào đấy cả.

(ii) Biểu thị hoạt động, tính chất trái với lẽ thường của sự vật, hiện tượng (dùng phụ trước động từ): Đã không biết li còn cãi/ Sao anh li nghĩ như thế!/ Nhắc nhở rồi, li làm vậy nữa.

Như vậy là vì, như chúng tôi đã nói ở đầu chương này, các nhà Từ điển học không coi đây là đã có sự chuyển loại sang phụ từ (“kết từ”) mà vẫn tính là động từ trong các cách kết hợp khác nhau. Còn trong luận án này, chúng tôi theo các xử lý của những nhà nghiên cứu khác coi đó là đã “chuyển loại” đã thành “phụ từ” và đưa vào phần về các nghĩa chuyển phi - không gian ở phần này về phụ từ “li”.

Do đó ta sẽ có thêm các nghĩa phi - không gian sau của phụ từ “li”:

(iii)Biểu thị sự lặp, sự tái diễn của một hoạt động vì lý do nào đó thấy là cần thiết: Điều đó cần nghĩ li/ Đoạn này nên viết li.

(iv) Biểu thị sự lặp, sự tái diễn nhiều lần của cùng một hành động, một hiện tượng hay của hai hành động, hai hiện tượng ngược nhau nhưng thuộc cùng một phạm trù (dùng phụ sau động từ(đg)): Làm đi làm li mãi/ Hỏi đi, hỏi li cặn kẽ/ Suy đi nghĩ li/ Mấy lần chết đi sống li. Trong nghĩa này, từ “li” rất hay thường dùng đi đôi với đi” .

(iv) Biểu thị tính chất ngược chiều của hoạt động so với một hoạt động khác trước đó (đã nói hoặc đã biết) (dùng phụ sau đg): Bán li cái xe/ Tr li tiền/ Đáp li lời mời/ Cãi li. Do vậy, một khi đi” được hiểu là vận động thuận (xuất phát từ gốc) thì “li” được hiểu là vận động ngược, trái hướng vận động của đi”. Do ý nghĩa này, “li” có thể được dùng như phụ từ biểu thị những hành động, chuyển động mang ý nghĩa “đáp trả”, “phản ứng” lại một hành động trước đó: Phê phán li/ Mắng li/ Đánh li/ Bắn li/ Bật li/

Văng li,...

(vi) Biểu thị tính chất ngược chiều của một quá trình hướng về cái đã qua: Nhớ li chuyện cũ/ Người như trẻ li.

(vii) Biểu thị thuộc tính hướng tâm quy tụ về một chỗ của hoạt động, hoặc hướng thu nhỏ thể tích của đối tượng như trong ví dụ: Dn li thành đống. Nằm co người li. Có rất nhiều những tổ hợp mà trong đó “li” có nghĩa đang xét: nhỏ li, bé li, ngắn li, co li, tóp li, teo li, cụm li, dúm li, choắt li, quắt li, hẹp li, đặc li, cô li, khít li, góp li, vun li,...; co chân li, gom li, dn cục li, hợp li, xúm li, chất đống li, thót bụng li, thu mình li, nhắm mắt li, trói li, cuộn li, gấp li, đọng li,...

(viii) Biểu thị hướng của hoạt động nhằm kìm giữ, kìm hãm, không để cho mở rộng, vận động, phát triển (dùng phụ sau đg): Gói li/ Níu li không cho đi/ Tạm gác việc này li/ Ngưng li, không nói nữa.

(viiii) Biểu thị khả năng đối phó được, đối phó có hiệu quả (kng; dùng

phụ sau đg, thường trong câu có kèm ý phủ định): Đánh không li/ Nói sao li với nó/ Đi không li/ Ăn không li,….

Như vậy, ta có được tất cả là 9 nghĩa chuyển phi - không gian của phụ từ

“li”. Bây giờ để thấy rõ hơn sự giống nhau và khác nhau cũng như cái đặc thù trong hiện tượng chuyển nghĩa đang xét, chúng ta sẽ liên hệ, đối chiếu với tiếng Nga.

Theo Từ điển tường giải tiếng Nga [134], Việt – Nga [87] và Nga – Việt [88]

cho thấy từ tương đương với “li” trong tiếng Việt là: продавать (несов) пеpeпpoдaть (сов) của tiếng Nga.

Từ điển Việt – Nga [87, tr. 350] có những nghĩa chính của продавать (несов) пеpeпpoдaть (сов):

Trước hết cần chú ý là tiếng Nga dùng tiếp đầu ngữ пеpe” nối vào trước động từ có ý nghĩa giống như phụ từ “li” của tiếng Việt, ví dụ:

(72) Пеpeпpoдaть велосипед (Bán li chiếc xe đạp).

Bên cạnh đó, các Từ điển tường giải tiếng Nga, Nga – Việt, Việt - Nga cho thấy trong tiếng Nga có một số trạng từ tương đương với“li” trong tiếng Việt như:

обратно, опять, снова, вновь,. Nhưng các trạng từ này đều chỉ có rất ít nghĩa chuyển phi - không gian, chẳng hạn:

(i) Chỉ hướng ngược lại của hoạt động: Получить деньги обратно (nhận li tiền)/Оглянуться назад (ngoái nhìn li).

Nói tóm lại, động từ “li” và từ phụ “li” của tiếng Việt có tất cả là: 11 nghĩa chuyển phi - không gian, so với tiếng Nga các động từ và trạng từ thật sự có nghĩa là “li” rất ít, chỉ có một hai nghĩa như vậy mà thôi.

Một phần của tài liệu Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng việt (trên cứ liệu nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng nga) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)