A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI HÓA CUNG
II. Một số vấn đề lý luận liên quan đến khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công
2. Nguyên tắc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công
- Xác lập các quy định pháp luật về nhân sự cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công;
- Xác lập những quy định pháp luật về việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ công;
- Xác lập các quy đinh pháp luật về ban hành và tỏ chức thực hiện pháp luật về dịch vụ công;
- Xác lập các quy đinh pháp luật về quản lý việc thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công;
- Xác lập các quy đinh pháp luật về tổ chức, chỉ đạo việc bồi dường nghiệp vụ cho các cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công;
- Xác lập các quy đinh pháp luật về thực hiện các công tác thống kê, thông tin, ứng dụng khoa học, công nghệ vào việc cung ứng dịch vụ công;
- Xác lập các quy đinh pháp luật về tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong cung ứng dịch vụ công.
2. Nguyên tắc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là đòi hỏi tất yếu để đáp ứng nhu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong thực tiễn của đời sống xã hội. Khung pháp luật này tạo ra hành lang, khuôn khổ pháp lý để bản thân cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội tổ chức thực hiện những hoạt động cụ thể trong
Về phương diện lý luận, một khung pháp luật điều chỉnh hiệu quả việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công cần được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc dưới đây:
* Bảo đảm các hoạt động dịch vụ công được điều chỉnh bằng pháp luật Nguyên tắc này đặt ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ để chuyển giao các dịch vụ công từ Nhà nước sang cho các tổ chức, cá nhân thực hiện. Trong đó, pháp luật phải chỉ rõ phạm vi các dịch vụ công được chuyển giao, tức là giới hạn những hoạt động, loại hình, quy mô, mức độ các dịch vụ công mà cá nhân, tổ chức được tham gia cung cấp. Pháp luật phải là cơ sở để hình thành mô hình cung cấp dịch vụ công phù hợp với sự tham gia của các cá nhân, tổ chức phi nhà nước vào cung cấp dịch vụ công.
Pháp luật cũng quy định cách thức chuyển giao các dịch vụ công theo hướng hoặc nhà nước cho phép cá nhân tổ chức bằng những hình thức phù hợp thực hiện việc cung cấp dịch vụ công hoặc nhà nước tiến hành tư nhân hóa ngay những tổ chức của nhà nước đang cung cấp dịch vụ.
Để bảo đảm mọi dịch vụ công đều được điều chỉnh bằng pháp luật thì tất cả các dịch vụ công dù được cung cấp bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng phải được pháp luật quy định. Đối với những dịch vụ mà xã hội có nhu cầu nhưng chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành ngay những văn bản quy phạm pháp luật trước khi cho phép các tổ chức, cá nhân thực hiện những hoạt động đó.
* Mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trong việc yêu cầu, sử dụng và hưởng thụ dịch vụ công
Xã hội hóa dịch vụ công là nhằm nâng cao chất lương cung ứng dịch vụ công, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân và xã hội. Tuy nhiên, quá trình xã hội hóa dịch vụ công làm cho việc cung cấp dịch vụ công phải vận hành theo cơ chế thị trường và tất yếu tạo ra sự khác biệt trong nhu cầu hưởng thụ dịch vụ công của từng nhóm các nhân, tổ chức tùy thuộc vào khả năng và điều kiện kinh tế, phân hóa trong hưởng thụ dịch vụ công là tất yếu. Vì vậy, xã hội
hóa dịch vụ công phải gắn liền với nguyên tắc bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức trong hưởng thụ dịch vụ công và việc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công luôn phải chú trọng đến nguyên tắc này, cụ thể là:
- Hình thức cung cấp dịch vụ công, chất lượng và giá cả các dịch vụ công chung phải được xây dựng phù hợp với đa số dân chúng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước;
- Mọi tổ chức dịch vụ công đều có quyền và phải có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu về sử dụng dịch vụ công của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào phù hợp với các quy định của pháp luật;
- Nhà nước có những chính sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các cá nhân, tổ chức mà điều kiện khách quan hoặc chủ quan có thể bị hạn chế trong việc yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ công;
- Tổ chức những dịch vụ công với chất lượng cao, thuận tiện phù hợp với những cá nhân, tổ chức có điều kiện kinh tế và có nhu cầu đặc biệt về dịch vụ công.
* Bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tham gia cung ứng dịch vụ công
Tổ chức, cá nhân phi nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công như một hình thức kinh doanh, dịch vụ tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên do dịch vụ công liên quan đến lợi ích của đông đảo dân chúng, lợi ích nhà nước và của xã hội nên pháp luật đặt ra các quy định chặt chẽ về điều kiện tài chính, khả năng chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất và nhân sự khi tham gia cung ứng dịch vụ công. Các quy định này là những đảm bảo cho chất lượng dịch vụ công được cung ứng mà không phải là điều kiện để loại trừ quyền tham gia cung ứng dịch vụ công của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
* Bảo đảm vai trò quản lý của nhà nước đối với các dịch vụ công Xã hội hóa dịch vụ công làm thay đổi vai trò của nhà nước trong dịch
dịch vụ mà khu vực phi nhà nước có khả năng thực hiện tốt. Song vai trò quản lý của nhà nước không mất đi khi xã hội hóa mà chỉ thay đổi về cách thức thể hiện. Thay vì chủ yếu ra các mệnh lệnh hành chính để điều hành việc cung ứng dịch vụ công thì nhà nước ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất làm cơ sở cho xử sự của các bên liên quan trong dịch vụ công, tổ chức thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật ấy và thực hiện việc kiểm tra với cá nhân, tổ chức trong dịch vụ công.