Thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 47 - 51)

B. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

III. Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta

1. Thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta

Cùng với các loại hình dịch vụ sự nghiệp công là y tế, giáo dục, dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao là những lĩnh vực dịch vụ được quan tâm xã hội hóa từ rất sớm. Kể từ khi ban hành Nghị quyết 90/CP ngày 21 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đến nay, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết số 05/2005/NQ ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao và Đề án quy hoạch phát triển xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao đến năm 2010 được phê duyệt và triển khai thực hiện, tình hình cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao đã có những bước tiến bộ vượt bậc, bước đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

* Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.

Việc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ở nước ta được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú đa đạng như:

- Việc tự nguyện đóng góp kinh phí, tài trợ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Theo thống kê, để thực hiện mục tiêu chống xuống cấp đối với các di tích lịch sử văn hóa, trong khoảng thời gian 2001 đến 2005 số kinh phí đóng góp của nhân dân vì mục đích này lên đến trên 500 tỉ đồng; riêng trong

địa bàn Hà Nội, từ năm 2002 đến năm 2008, hơn 900 di tích lịch sử của Hà Nội đã nhận được khoảng 449 tỉ đồng kinh phí đóng góp của cộng đồng.23 Tương tự nhu vậy, trong lĩnh vực thể dục, thể thao việc tài trợ của các các doanh nghiệp, các hiệp hội cho các giải thi đấu thể dục, thể thao, cho các câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền… đã đóng góp một phần kinh phí quan trọng cho sự thành công của các phong trào thể dục, thể thao diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước;24

- Sự phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao với các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân trong việc góp vốn để đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;

- Cho phép các tổ chức, cá nhân với tư cách là những doanh nghiệp trực tiếp bỏ vốn đầu tư để thành lập các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao hoạt động theo quy định pháp luật đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Đa dạng hóa các tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ngoài công lập.

Theo Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao), vào thời điểm năm 2010, các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hóa phải đảm nhiệm 40% đến 60% nhu cầu dịch vụ văn hóa và huy động vốn từ xã hội chiếm đến 49/%.25 Trong lĩnh vực văn hóa, các đơn vị này phải kể đến các công ty phát hành sách, các hãng phim tư nhân, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật tư nhân, phòng tranh tư nhân, trung tâm sản xuất băng, đĩa nhạc ngoài công lập, rạp hát tư nhân, rạp chiếu phim tư nhân, các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ do tư nhân quản lý… Trong lĩnh vực thể dục, thể thao có sự xuất hiện của nhiều cơ sở thể thao tư nhân và các doanh nghiệp

23 Xem Hoàng Tuấn Anh, Xã hội hóa hoạt động văn hóa – Những thành tựu và giải pháp, Tạp chí cộng sản số 810 (4-2010)

24 Xem trang web về xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

thể thao trực tiếp thực hiện công việc tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế, tham gia vào quá trình đào tạo các vận động viên, xây dựng và tổ chức khai thác hạ tầng thể dục, thể thao…

* Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích cơ sở ngoài công lập cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Các chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao bao gồm:

- Ưu đãi về việc giao đất, cho thuê đất làm mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao: về căn bản Nhà nước có những ưu đãi về chính sách đất đai để các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao có cơ hội được giao đất, thuê đất với điều kiện ưu tiên phục vụ cho việc xây dựng trụ sở và nhũng cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho hoạt động của mình;

- Ưu đãi về chính sách thuế, tài chính - tín dụng: Các cơ sở được ưu tiên áp dụng chính sách miễn, giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được huy động vốn để thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ của mình;

- Ưu đãi về nhân lực: pháp luật hiện hành bảo đảm cho người lao động làm việc tại các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ một cách bình đẳng như bất cứ một cơ sở cung ứng dịch vụ công lập nào khác.

* Khuyến khích xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao đặt trong tương quan với tăng cường trách nhiệm của Nhà nước

Do đặc thù, trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao nhiều loại hình hoạt động khó có thể thu hút được việc đầu tư, xã hội hóa của các đơn vị ngoài công lập. Để gìn giữ những giá trị tinh thần cho xã hội mà những loại hình hoạt động này mang lại Nhà nước luôn phải chủ động đầu tư và tìm kiếm các nguồn lực trong xã hội thúc đẩy các loại hình hoạt động này phát triển. Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cũng

đồng nghĩa với việc phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta.

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta trong thời gian vừa qua đã có đạt được những thành công rất đáng khích lệ:

- Xã hội hóa hoạt động văn hóa đã đóng góp đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Xã hội hóa hoạt động văn hóa đã đóng góp tích cực trong việc phát triển các mô hình hoạt động văn hóa như mô hình văn hóa gia đình, mô mình văn hóa cộng đồng (xây dựng cụm dân cư văn hóa, khu phố văn hóa…), mô hình văn hóa tập thể (lễ hội truyền thống, các câu lạc bộ văn hóa – văn nghệ…) và xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở (nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện ở cơ sở…);

- Xã hội hóa hoạt động văn hóa đã khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân vào việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa chuyên ngành như xuất bản và phát hành sách, điện ảnh, sân khấu, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng, thư viện đã mang lại luồng sinh khí mới vào đời sống văn hóa nước nhà, góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, đóng góp tích cực vào việc nâng cao đời sống tinh thần của toàn thể xã hội.

- Xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao đã làm phong phú, đa dạng các hoạt động thể dục thể thao, thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu thể thao của các tầng lớp trong xã hội;

- Xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng thi đấu thể thao của Việt Nam đặc biệt là các môn thể thao có thành tích cao, đưa thành tích thể thao của Việt Nam hội nhập với thành tích của khu vực và thế giới;

- Xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao thúc đẩy khai thác có hiệu quả các cơ sở hạ tầng thể thao, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao đông.

Dù xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong thời gian qua đã đạt được nhiều thách tích đáng ghi nhận, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với lĩnh vực hoạt động này mà đặc biệt là:

- Nhìn chung việc xã hội các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao diễn ra còn chậm so với nhu cầu thực tiễn, chỉ tiêu định hướng và tiềm năng của xã hội;

- Còn có những hạn chế trong quản lý, kiểm soát của Nhà nước đối với xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và điều này đã dẫn đến nhiều tiêu cực trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chất lượng hoạt động, chi phí dịch vụ và việc bám sát các mục tiêu, định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực này là điều đáng bàn;

- Chưa thực sự tạo được sự bình đẳng giữa đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài công lập với các cơ sở của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao;

- Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao còn bất

cập, dẫn đến hiệu quả của xã hội hóa lĩnh vực hoạt động này chưa cao.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân về mặt pháp luật. Sự thiếu đồng bộ về mặt nội dung, chậm trễ trong việc ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện, các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao còn rườm rà, phức tạp, nhiều quy định về chính sách ưu đãi đối với xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao còn bất cập, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn…là những ví dụ điển hình về những hạn chế của khung pháp luật liên quan đến xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)