Phân định dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 76 - 80)

2.2 Hoàn thiện về hình thức, kỹ thuật lập pháp

1.4.2. Phân định dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng

hưởng do trở ngại về giá cả và các điều kiện khác. Đó chính là các dịch vụ công cộng.

Trong xu thế phát triển của các nước trên thế giới hiện nay, thì vai trò của nhà nước chuyển từ cai trị sang phục vụ, cùng với đó là yêu cầu phải tách biệt các hoạt động quản lý với các hoạt động phục vụ mà nhà nước đang thực hiện để tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể cùng tham gia thực hiện các hoạt động phục vụ xã hội. Trên cơ sở này, các hoạt động trước kia được coi là những hoạt động quản lý hành chính thuần túy, nay được tổ chức lại dưới hình thức là các dịch vụ công.

Như vậy, cùng là các dịch vụ công nhưng dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công khác nhau về tính chất. Hai loại dịch vụ công này được phân biệt với nhau ở những điểm sau:

Thứ nhất, về sự hình thành

Các dịch vụ công cộng được hình thành theo hai cách thức chính. Một là, chuyển các hoạt động phục vụ dân cư do nhà nước thực hiện theo hướng bao cấp, độc quyền sang cho các cá nhân, tổ chức tham gia (cùng); hai là, nhà nước tham gia thực hiện các dịch vụ và can thiệp tới việc thực hiện dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác đối với các dịch vụ vốn dĩ đang được cá nhân, tổ chức thực hiện theo cách thức thỏa thuận ngang giá để phục vụ một bộ phận người có nhu cầu và khả năng hưởng thụ, để phục vụ cho tất cả hoặc đại đa số dân chúng.

Các dịch vụ hành chính công hình thành từ quá trình chuyển đổi việc thực hiện các hoạt động quản lý hành chính, các hoạt động cụ thể gắn với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý của các tổ chức và công dân như cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, chứng minh thư, công chứng trên cơ sở yêu cầu của từng cá nhân, tổ chức vì các lợi ích của chính họ, những hoạt động này được tổ chức thực hiện dưới hình thức các dịch vụ hành chính công.

Thứ hai, về tính chất

Các dịch vụ công cộng thể hiện tính trao đổi ngang bằng, gần với tính chất của các quan hệ dân sự, thương mại gắn với việc thỏa mãn nhu cầu phổ biến, thiết yếu của đa số dân chúng và tạo ra sự liên kết xã hội. Các dịch vụ hành chính công lại thể hiện tính quản lý, gắn với thẩm quyền quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

Mục đích của các dịch vụ công là thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của cá nhân, tổ chức thụ hưởng dịch vụ. Yêu cầu về dịch vụ công được thực hiện trên cơ sở các quyền cơ bản của công dân và đưa ra yêu cầu về dịch vụ công là cách thức để người dân thực hiện trên thực tế các quyền của mình. Ngoài ra, dịch vụ hành chính công còn hướng tới phục vụ cho mục đích quản lý của Nhà nước, tức là hướng tới việc duy trì và bảo về trật tự quản lý nhà nước đã được thiết lập. Ví dụ, không cần quản lý việc kết hôn thì pháp luật không cần phải quy định việc đăng ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, về chủ thể thực hiện

Dịch vụ hành chính công được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan nhà nước. Một dịch vụ hành chính công (cụ thể) ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội, từ đòi hỏi của thực tiễn quản lý thì trước hết Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện các dịch vụ này bằng các cơ quan nhà nước hoặc thành lập các tổ chức độc lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí để thực hiện. Chỉ khi nào Nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội và các cá nhân, tổ chức phi nhà nước có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động này thì nhà nước sẽ trao quyền cho cá cá nhân, tổ chức cùng tham gia thực hiện dịch vụ hành chính công. Sau khi tổ chức dịch vụ công của cá nhân, tổ chức được thành lập và đi vào hoạt động thì Nhà nước duy trì chế độ quản lý chặt chẽ, việc quản lý trực tiếp sẽ được giao cho một cơ quan quản lý chuyên môn phù hợp với dịch vụ công mà cá nhân, tổ chức thực hiện.

Trong khi đó các chủ thể cung cấp dịch vụ công cộng đa dạng có thể là

chức giữa nhà nước với cá nhân, tổ chức khác. Hiện nay, việc cung cấp các dịch vụ công cộng không được thực hiện trực tiếp bởi các cơ quan nhà nước tại hầu khắp các nước trên thế giới.

Thứ tư, về chủ thể yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ

Dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tiếp đến cá nhân, tổ chức trên cơ sở yêu cầu của họ. Cơ quan nhà nước, các tổ chức thực hiện dịch vụ hành chính công khác không chủ động trực tiếp cung cấp dịch vụ khi chưa tiếp nhận được yêu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhưng cá nhân, tổ chức cũng buộc phải đưa ra yêu cầu với các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công thích hợp nếu muốn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Ví dụ, chưa được cấp giấy phép lái xe thì chưa được điều khiển phương tiện phù hợp với giấy phép, mặc dù người đó có đủ khả năng để điều khiển những phương tiện đó.

Dịch vụ công cộng có thể được cung cấp trực tiếp đến người hưởng thụ như cung cấp điện, nước sạch đến hộ gia đình, dịch vụ viễn thông đến từng khách hàng sử dụng; hoặc có thể cung cấp gián tiếp đến các đối tượng như thoát nước, chiếu sáng công cộng, xây dựng công trình giao thông.

Thứ năm, về chính sách của nhà nước

Do sự khác biệt giữa dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công nên chính sáh của nhà nước đối với hai nhóm dịch vụ này cũng khác nhau.

Nếu với các dịch vụ công cộng thì nhà nước khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các cá nhân, tổ chức vào việc cung cấp dịch vụ. Nhà nước chỉ tham gia thực hiện các dịch vụ công cộng để hạn chế các khiếm khuyết nếu có trong việc cung cáp dịch vụ của cá nhân, tổ chức. Việc quản lý của nhà nước với các dịch vụ công cộng nhằm bảo đảm một trật tự trong cung cấp và hưởng thụ các dịch vụ công mà không can thiệp trực tiếp vào hoạt động dịch vụ. Ngược lại, mặc dù dịch vụ hành chính công đã được nhà nước chuyển giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện nhưng mức độ tham gia còn hạn chế. Đặc biệt trong

điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam các dịch vụ hành chính công chưa thể xã hội hóa rộng rãi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)