Xây dựng và hoàn thiện pháp luật để đảy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 191 - 197)

Với tư cách là một công cụ quan trọng để điều chỉnh và quản lý hiệu quả việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cần phải được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Về nguyên tắc, một mặt, pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mang tính chất khung chung của việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công. Mặt khác các quy định pháp luật trong lĩnh vực này phải cụ thật cụ thể, phù hợp với đặc thù của hoạt động cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao. Đây là loại hình dịch vụ mang lại những giá trị tinh thần, góp phần bồi dưỡng thẩm mỹ, nhân cách sống, sức khỏe trí tuệ, tinh thần cũng thể chất của các thành viên trong xã hội. Vì vậy, mặc dù chúng ta khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực này nhưng vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm định hướng đúng đắn việc cung ứng dịch vụ công là điều cần được đặc biệt nhấn mạnh. Trên cơ sở những định hướng mang tính nguyên tắc chung nêu trên, chính sách, pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cần được tiếp tục xây dưng, hoàn thiện ở một số nội dung cơ bản đây:

* Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến phương thức pháp lý xã hội hóa cung ứng dịch công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Như đã phân tích ở phần trên, việc thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao được thực hiện thông qua hàng loạt các phương thức cụ thể trong đó cấp phép thành lập và hoạt động cho các cơ sỏ cung ứng dịch vụ ngoài công lập hoặc thu hút tài trợ hoặc cùng góp vốn để thực hiện hoặc ủy quyền cung ứng

dịch vụ. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với các cơ sở thuộc trách nhiệm của các các cấp có thẩm quyền quản lý nhà nước và nội dung liên quan đến vấn đề này được trình bày ở phần sau. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức khác thu hút các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, cần hoàn thiện chế định hợp đồng hành chính trong pháp luật hiện hành của nước ta. Việc thu hút tài trợ, cùng góp vốn hoặc ủy quyền cung ứng dịch vụ công đều cần phải thực hiện thông qua các hợp đồng hành chính có nhiều điểm đặc thù khác biệt với các hợp đồng dân sự, thương mại thông thường, bao gồm:

- Hợp đồng tài trợ của các doanh nghiệp, tư nhân cho các lễ hội, sự kiện văn hóa, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, xuất bản… phải xác định rõ phạm vi trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân tổ chức sự kiện và nhà tài trợ và có những cơ chế đặc thù trong cơ chế tổ chức thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp;

- Hợp đồng cung ứng dịch vụ công ký kết giữa Nhà nước với các đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài công lập là một dạng hợp đồng hành chính;

- Hợp đồng hợp tác công tư (PPP): ký kết giữa các đơn vị công với các đơn vị khu vực tư trong việc cùng đầu tư, góp vốn để khai thác cung cấp địch vụ công.

Trên thực tế, pháp luật và thực tiễn hiện hành ở nước ta hầu như còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề liên quan đến các dạng hợp đồng nêu trên. Vì vậy, cần sớm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này nhằm kịp thời chỉnh chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công.

* Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Trên cơ sở những quy định chung liên quan đến các vấn đề quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, cần nhanh chóng

vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng loại hình hoạt động theo hướng:

- Thiết kế tổ chức trực thuộc cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, đánh giá công tác xã hội cung ứng dịch vụ công;

- Rà soát loại bỏ những quy đinh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản theo hướng quy định trong lĩnh vực chuyên ngành không được trái với quy định quản lý chung;

- Rà soát và xem xét lại các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép cho các đơn vị ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao;

- Quy định một cách đồng bộ các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế tổ chức cung ứng các loại hình dịch vụ cụ thể làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.

* Hoàn thiện các quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Các quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa cung ứng dịch vụ công cần được hoàn thiện theo hướng:

- Rà soát để cụ thể hóa các quy định về chính sách ưu đãi đối với các cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực hoạt động liên quan đến văn hóa, thể dục, thể thao;

- Các chính sách ưu đãi cần được rà soát thường xuyên để được điều chỉnh kịp thời phù hợp với những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội;

- Nghiên cứu, xem xét để giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài công lập khi thực hiện các quy định về chính sách ưu đãi;

- Phải xác định việc được đào tạo, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong các đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài công

lập cùng với đội ngũ lao động của các đơn vị cung ứng dịch vụ công lập là một ưu đãi trong chính sách nhân lực;

- Các nội dung ưu dãi không nên cào bằng mà tập trung có những ưu tiên đặc biệt cho các loại hình hoạt động, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ít được các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư.

Kết luận

Cùng với xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta đã gặt hái được những thành công rất đáng khích lệ, góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ, thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu thể thao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Góp phần vào những thành công của xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao phải kể đến những nỗ lực trong việc xây dựng và ban hành những quy định pháp luật, làm nền móng pháp lý vững chắc cho việc thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Tuy nhiên, văn hóa, thể dục, thể thao là những loại hình hoạt động có tính đặc thù và thực tiễn xã hội hóa văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta đã bộc lộ những bật cập, khó khăn cần được tháo gỡ. Phân tích những nội dung cơ bản của xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta, chuyên đề này đã chỉ ra những khó khăn, bất cập nêu trên đồng thời đề xuất một số nội dung cụ thể để xây dựng và hoàn thiện những quy định pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ THUỘC LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG

ThS. Trần Thị Hương Trang

Đặt vấn đề

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đó là một xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Quá trình xã hội hóa trong một số lĩnh vực công được thực hiện trong 10 năm qua đã mang lại những kết quả tích cực, tuy nhiên cũng bộc lộ không ít hạn chế. Hiện nay, Chính phủ và các cấp, các ngành đang tích cực đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong một số lĩnh vực công quan trọng như giáo dục đào tạo, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải.... từ đó mở rộng ra các lĩnh vực khác, tạo nên một đợt cải cách sâu rộng về cung ứng và quản lý dịch vụ công hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Xã hội hóa là một chủ trương, chính sách lớn, có ý nghĩa quan trọng không chỉ trước mắt, mà là lâu dài, nhằm huy động mọi tiềm năng và nguồn lực các thành phần kinh tế và của toàn xã hội, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong những năm trước đổi mới, chúng ta đã có chủ trương huy động sức dân rất đúng và đã đem lại những kết quả hết sức to lớn. Đó là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế thông qua xã hội hóa để xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước là ngân sách ngày càng tăng, thì sức mạnh từ các nguồn lực khác cũng ngày càng tăng lên, thậm chí còn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của nguồn lực ngân sách Nhà nước. Điều đó thể hiện sức sống và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thành

phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể, của các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Với tư duy của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, mọi công việc muốn triển khai đều trông chờ vào ngân sách, đều do Nhà nước đảm nhận. Ngay cả khi Nhà nước không đủ sức để lo, nhiều người cũng không muốn để cho các thành phần kinh tế khác tham gia lo cùng. Đây là dấu ấn hết sức sâu đậm cả về tư duy và cách làm của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, đã làm hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của chúng ta.

Bước vào thời kỳ đổi mới, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa không đơn thuần là giải pháp tình thế nhằm huy động sức dân khi ngân sách Nhà nước còn khó khăn, eo hẹp; cũng không phải là chủ trương tư nhân hóa hay Nhà nước giảm sự quan tâm đầu tư và buông lơi vai trò quản lý của mình như một số người lo ngại. Xã hội hóa là một trong những biện pháp đổi mới phương thức vận hành kinh tế - xã hội; là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa là sự tiếp tục phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm phát huy nội lực, phát huy tính chủ động của mọi người, mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế và mục tiêu hướng tới là nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng, của nhân dân, của toàn xã hội.

Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa, vai trò quản lý của Nhà nước cũng không hề giảm đi, mà ngược lại, vẫn tiếp tục được tăng cường, cùng với việc đổi mới cơ chế và phương thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ và hiệu quả của sự phát triển. Trên thực tế, những năm qua, đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho tất cả mọi lĩnh vực không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, mức đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc xây dựng các cơ chế, chính sách và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, chúng ta đã và đang huy động thêm được các nguồn lực về tài chính, sức lao động và trí tuệ trong xã hội. Đồng thời, Nhà nước cũng mạnh dạn chuyển giao

lý của Nhà nước, nhất là một số lĩnh vực như y tế, văn hóa, giáo dục, các dịch vụ công... Nhân dân được tạo điều kiện thực hiện quyền làm chủ, được tham gia đóng góp và tham gia quản lý. Các cơ sở được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, từng bước khắc phục sự bao biện, cấp trên làm thay cấp dưới, từ đó tạo sự chuyển biến đồng bộ về cơ chế quản lý kinh tế và xã hội, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Xã hội hóa là một trong những phương thức để thực hiện công bằng xã hội. Mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đều có quyền và trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời được hưởng các dịch vụ tốt hơn; có thêm cơ hội học tập, hưởng thụ văn hóa, chăm sóc y tế, rèn luyện nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí... Xã hội hóa còn là biện pháp góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực một cách có hiệu quả vì những người trực tiếp đầu tư bằng tiền của mình, nhất định họ sẽ quản lý một cách chặt chẽ và có hiệu quả nhất.

Chuyên đề này tập trung vào việc phân tích những một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở ở nước ta. Từ thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực này, tác giả Chuyên đề kiến nghị một số giải pháp pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả của công tác xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 191 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)