Cùng với sự phát triển nền kinh tế mở, quyền của người dân ngày càng được mở rộng và các quan hệ trong xã hội dân sự ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp. Từ đó, nhu cầu thực hiện các giao dịch của người dân càng lớn, nhất là trong những lĩnh vực nhà đất, hộ tịch, y tế, giáo dục, điện, nước, vệ sinh môi trường.... Trong khi đó, tình trạng trì trệ của nền hành chính chậm được khắc phục, nhất là về mặt thủ tục, về năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ,
công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và đời sống văn hóa – xã hội luôn biến đổi, phát triển.
Thứ nhất, việc chậm trễ trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh,…Ví dụ: Nhiều nơi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không trả đúng hạn, tại quận 6, Thành phố Hồ chí Minh có tới 41,82% hồ sơ không đúng hạn. 74
Thứ hai, các hạn chế xuất phát từ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cùng là một nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cung ứng dịch vụ công không cao.
Một số cán bộ thiếu năng lực và có thái độ phục vụ không tốt để nhân dân kêu ca, phàn nàn. Trách nhiệm của cán bộ công chức còn hạn chế, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến đưa ra nhiều quy định không thống nhất gây phiền hà cho dân
Ngoài ra, thái độ tiếp dân của các cán bộ hành chính cũng có những hạn chế gây nên sự bất đồng trong quá trình tiếp xúc với nhân dân và làm cho việc cung ứng dịch vụ mang lại hiệu quả không cao như mong muốn. Khi công chức không thay đổi tính tự giác, lương tâm chức nghiệp không có thì người dân vẫn tiếp tục bị “hành”, trong đó lương tâm là yếu tố quyết định của công chức.75
Mặc dù pháp luật đã quy định về thời gian để hoàn tất các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân nhưng trên thực tế, các quy định này dường như không được áp dụng đúng. Người dân phải chờ đợi quá lâu mới có thể hoàn thành. Nếu điều này tiếp tục diễn ra thì nó dẫn đến những hậu quả sau:
- Làm tăng sự thất vọng, mệt mỏi, chán nản của người dân, làm mất lòng tin của họ đối với cán bộ nhà nước và pháp luật.
74 http://www.vnchannel.net/news/chinh-tri/200808/tp-hcm-thu-tuc-hanh-chinh-van-hanh-dan.100827.html http://www.vnchannel.net/news/xa-hoi/200807/cai-cach-hanh-chinh-kiem-tra-bat-ngo-moi-ro-bat-
cap.93412.html
- Xuất hiện cùng với tình trạng chậm trễ giải quyết thủ tục hành chính là việc hối lộ, nhận hối lộ ngày càng gia tăng. Lý do của tình trạng này là khi có một số người muốn hoàn thành thủ tục hành chính nhanh chóng nên sẵn sàng hối lộ cho cán bộ phụ trách thủ tục đó để được ưu tiên làm trước. Lâu dần, nó trở thành thói quen trong quá trình hoạt động giải quyết thủ tục hành chính, ảnh hưởng xấu đến bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
1.2 Bộ máy hành chính Nhà nước còn nhiều bất cập
Hợp lý hóa về bộ máy nhà nước (không tập trung, quan liêu; tăng khả năng nắm bắt, tính toán trong tổ chức thực hiện công việc; tạo cơ chế quan hệ gắn bó giữa các cơ quan Nhà nước với các đơn vị cơ sở, với dân; giảm bớt các quyết định không cần thiết...); đơn giản hóa các thủ tục, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các công việc phục vụ, trong cập nhật tình hình và làm các báo cáo, trong xử lý các thông tin và chuẩn bị các phương án..., tăng cường quản lý nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng; sắp xếp nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ được xác định; loại bỏ những người không còn thích hợp, áp dụng chế độ lương cạnh tranh...) là những nội dung đang thực hiện nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho bộ máy nhà nước trong suốt khoảng thời gian qua.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhận định rằng “Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với 26 bộ, cơ quan ngang bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các bộ, ngành còn nhiều và có xu hướng phình ra. Việc thực hiện phân cấp về ngành và lĩnh vực giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn”. “Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa thực sự thống nhất, thông suốt”76.
76 “Cải cách hành chính nhà nước – nhìn lại 5 năm (2001 – 2005) các ưu tiên (2006 – 2010) và tầm nhìn 2020” http://cchc.dongnai.gov.vn
1.3 Thiếu hụt ngân sách trong hoạt động cung ứng dịch vụ công Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP dự báo vào khoảng 8,2-8,3%. Có nghĩa là chúng ta sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm năm qua xấp xỉ 7,5%/năm. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tính toán vào khoảng 8,5%.
Như thế, tăng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách cũng phải cao nhưng số chi này sẽ chỉ tập trung vào đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Muốn đảm bảo mức chi cho đầu tư phát triển sẽ phải tăng thêm các nguồn từ phát hành công trái, vốn vay ngân hàng, giải ngân vốn ODA, huy động từ các doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp, vay vốn nước ngoài... để mức chi cho đầu tư phát triển đạt khoảng 38-39% tổng chi ngân sách nhà nước.