Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với dịch vụ công, xã hội hóa dịch vụ công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 92 - 99)

Nhà nước ra đời gắn với chức năng quản lý xã hội hay nói cách khác nhà nước là bộ máy quản lý áp đặt lên toàn lãnh thổ một quốc gia. Tuy nhiên nhà nước không quản lý tất cả các hoạt động của xã hội mà nhà nước chỉ thực hiện quản lý đối với những hoạt động nào có ảnh hưởng lớn đến xã hội, đến dân chúng, đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của đại đa số dân chúng nên dịch vụ công ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của xã hội, lợi ích của dân cư. Để bảo vệ các lợi ích này nhà nước tất yếu phải thực hiện quản lý với dịch vụ công.

Nhà nước quản lý dịch vụ công để hoàn thành trách nhiệm của nhà nước trước xã hội và dân cư.

Nếu nhà nước là người duy nhất thực hiện dịch vụ công thì vai trò quản lý của nhà nước không tách biệt với vai trò của người thực hiện dịch vụ. Khi đó nhà nước chỉ cần tổ chức tốt việc cung ứng dịch vụ công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước, tức là phạm vi quản lý ở đây mang tính nội bộ với mục đích cung cấp tốt nhất dịch vụ công cho xã hội. Khi nhà nước chuyển giao việc thực hiện dịch vụ công thì vai trò của nhà nước với việc đảm bảo dịch vụ công cho xã hội sẽ không vì thế mà mất đi do vậy muốn hoàn thành trách nhiệm của mình nhà nước buộc phải tác động tới quá trình xã hội hóa,

phát triển theo hướng phù hợp với lợi ích của xã hội, với định hướng của nhà nước. Vậy, quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trước hết là vì lợi ích của nhà nước.

Quản lý nhà nước với dịch vụ công để bảo đảm quyền, lợi ích của nhân dân, những người hưởng thụ dịch vụ.

Các dịch vụ công do nhà nước cung cấp theo cơ chế bao cấp thì dân chúng phải chấp nhận sử dụng dịch vụ với chất lượng theo khả năng của nhà nước, ngoài ra việc bao cấp dịch vụ công cũng tạo ra hiện tượng tất cả mọi người đều hưởng thụ dịch vụ công như nhau bất kể sự khác biệt về điều kiện kinh tế, hoàn cảnh bản thân và các yếu tố chi phối khác. Xã hội hóa dịch vụ công làm cho dịch vụ công phải vận hành theo cơ chế thị trường, tức là bị chi phối bởi quy luật cung - cầu, quy luật giá cả. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận dịch vụ của đa số dân chúng, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển của Việt Nam hiện nay. Vì thế, nhân dân đòi hỏi nhà nước phải tác động quản lý tới việc cung cấp dịch vụ công để đảm bảo việc cung cấp có thể hướng tới phục vụ nhu cầu của đa số dân chúng.

Quản lý nhà nước với dịch vụ công để bảo vệ các cá nhân, tổ chức thực hiện, cung cấp dịch vụ công

Việc cung cấp dịch vụ công mang lại lợi nhuận và những lợi ích khác cho cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ công. Xã hội hóa dịch vụ công tạo ra nhiều nhà cung cấp dịch vụ thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và tất yếu làm nảy sinh sự cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực làm cho chất lượng các dịch vụ được nâng cao nhưng cạnh tranh cũng tạo ra áp lực với bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ. Trong điều kiện Việt Nam, nhà nước vẫn là chủ thể lớn nhất, mạnh nhất cung cấp dịch vụ công, các dịch vụ công do nhà nước cung cấp vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo so với các thành phần kinh tế khác. Để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng thì cần phải có sự can thiệp quản lý của nhà nước hay "nói cách khác để thị trường vận hành có hiệu

quả cần phải có một nhà nước đủ mạnh để bảo đảm sự tuân thủ các nguyên tắc cạnh tranh (…), tuân thủ luật chơi của thị trường"28.

Việc cung cấp dịch vụ công cũng tạo ra những khó khăn và trở ngại nhất định mà bản thân các cá nhân, tổ chức dịch vụ công không thể tự mình giải quyết triệt để được như về vốn, về quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, các tổ chức dịch vụ công cần sự hỗ trợ từ nhà nước thông qua chính sách và các quy định pháp luật phù hợp.

Quản lý của nhà nước để hạn chế những tiêu cực từ quá trình xã hội hóa các dịch vụ công.

Xã hội hóa dịch vụ công có thể tạo ra những tiêu cực như sự bất bình đẳng trong hưởng thụ dịch vụ công của các cá nhân, tổ chức, chỉ chú trọng tăng số lượng mà hạ thấp chất lượng dịch vụ hay thúc đẩy quá trình tiêu dùng quá mức không phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững… Những tiêu cực có thể làm gia tăng tình trạng bỏ học, bệnh dịch phát triển, an ninh trật tự không bảo đảm là những hiện tượng tác động trực tiếp hoặc gây ảnh hướng lâu dài đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để hạn chế những tiêu cực này nhà nước phải sử dụng nhiều chính sách và biện pháp phù hợp, đồng bộ. Các biện pháp gián tiếp có thể kể đến như tuyên truyền, nâng cao ý thức của xã hội về dịch vụ công, tuyên truyền pháp luật, chính sách của nhà nước về phát triển dịch vụ công; thực thi các chính sách trực tiếp như miễn giảm viện phí, học phí, cho vay ưu đãi để sử dụng dịch vụ, miễn phí dịch vụ.

2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với xã hội hóa dịch vụ công Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với dịch vụ công, xã hội hóa dịch vụ công là những tư tưởng định hướng sự tác động quản lý nhà nước đối với

28 Diễn đàn Kinh tế - Tài chính Việt - Pháp, Tổng Ủy ban kế hoạch: Tiến đến xây dựng một nhà nước với vai trò là nhà hoạch định chiến lược, người bảo đảm cho lợi ích chung Báo cảo của Ủy ban Nhà nước, nền

xã hội hóa dịch vụ công và cung cấp dịch vụ công khi có nhiều thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ công.

2.1. Huy động mọi nguồn lực cho thực hiện dịch vụ công

Xã hội hóa dịch vụ công chính là huy động mọi nguồn đầu tư, huy động các khả năng và điều kiện của các thành phần kinh tế chung tay thực hiện dịch vụ công. Muốn vậy Nhà nước phải cam kết thực hiện những biện pháp để mọi cá nhân, tổ chức yên tâm khi đầu tư vào dịch vụ công. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện dịch vụ công mong muốn:

Quản lý nhà nước là một đảm bảo cho việc thu hút và bảo vệ nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào dịch vụ công. Dịch vụ công có thể nói là lĩnh vực đầu tư "kém hấp dẫn" do đây không phải là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận nhanh và thu lợi cao vì thế để thu hút những người có khả năng thực hiện dịch vụ công bỏ vốn đầu tư tham gia dịch vụ công thì quản lý nhà nước phải như một bảo đảm với các nhà đầu tư giúp họ yên tâm khi quyết định đầu tư. Các quy định của pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật tốt là cam kết của nhà nước trước các cá nhân, tổ chức khi thực hiện dịch vụ công. Pháp luật đã quy định “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu ".29

Quản lý nhà nước tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đầu tư, thực hiện dịch vụ công. Điều này thể hiện ở chỗ nếu chỉ có một mình nhà đầu tư hay tổ chức dịch vụ công thì không thể tự giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực hiện dịch vụ công nên các cá nhân, tổ chức cần phải có sự giúp sức của nhà nước thông qua các chính sách về tín dụng, về ưu tiên khi sử dụng đất, về thuế, về xây dựng cơ sở hạ tầng…

Quản lý nhà nước là một đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận khi thực hiện dịch vụ công. Lợi nhuận là mục đích của các hoạt động đâu tư trong đó có đâu tư cho dịch vụ công nhưng dịch vụ công có thể được coi là

29 Điều 4 Luật Đầu tư

những lĩnh vực khó thu hồi vốn, thu hồi vốn lâu và lợi nhuận kém. Các nhà đầu tư, các tổ chức dịch vụ công mong muốn thông qua những hoạt động quản lý của nhà nước các rủi ro sẽ được hạn chế ở mức tối đa và dịch vụ công mang lại lợi nhuận cho họ.

Quản lý nhà nước để đảm bảo trách nhiệm của nhà đầu tư với xã hội và với nhà nước. Các cá nhân, tổ chức tham gia vào dịch vụ công cần phải xác định được trách nhiệm của mình với cộng đồng. Nhà nước khuyến khích các tổ chức dịch vụ công tham gia vào các hoạt động dịch vụ vì lợi ích xã hội như tiếp nhận, cung cấp dịch vụ miễn phí cho người nghèo, tham gia đầu tư vào các vùng có khó khăn về kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội. Các tổ chức dịch vụ công cũng phải bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính … trước nhà nước.

2.2. Nguyên tắc: Không can thiệp trực tiếp vào việc cung ứng dịch vụ công

Xã hội hóa đã làm thay đổi vai trò của nhà nước đối với dịch vụ công và kéo theo sự thay đổi tất yếu cách thức quản lý nhà nước đối với dịch vụ công. Nếu trước kia dịch vụ công được thực hiện trên cơ sở bao cấp thì phương pháp hành chính là phương pháp quản lý phù hợp với cách thức tổ chức dịch vụ công kiểu bao cấp. Tức là nhà nước sử dụng các mệnh lệnh hành chính, các chỉ tiêu pháp lệnh để can thiệp trực tiếp vào dịch vụ công, Nhà nước quyết định mô hình tổ chức thực hiện dịch vụ công, số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, cách thức cung ứng và đối tượng nào được hưởng.

Với chính sách xã hội hóa dịch vụ công, nhà nước cố gắng hạn chế sự can thiệp trực tiếp của mình vào dịch vụ công, thay thế các biện pháp mang tính hành chính bằng các biện pháp quản lý thích hợp trên cơ sở pháp luật.

Thay vì sử dụng các mệnh lệnh hành chính trực tiếp nhà nước sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật đó trên thực tế và để cho các cá nhân, tổ chức tự lựa chọn hành vi, hoạt động của

biện pháp kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo sự chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh và nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài đã được pháp luật dự liệu trước.

Như vậy, pháp luật là công cụ quản lý cơ bản, quan trọng nhất để nhà nước quản lý, pháp luật là phương tiện để nhà nước đạt được mục đích trong quản lý các dịch vụ công. Thông qua pháp luật nhà nước giới hạn quyền quản lý của nhà nước: nội dung này là cần thiết bới nó xác định vị trí, vai trò của nhà nước, quản lý nhà nước đến đâu trong cung ứng dịch vụ công và đảm bảo trật tự trong dịch vụ công. Trên giới hạn này, Nhà nước, với tư cách là chủ thể quản lý sẽ xác định những hoạt động quản lý cần thiết cần thực hiện; các cá nhân, tổ chức trong xã hội, với tư cách là người thực hiện dịch vụ công hay hưởng thụ dịch vụ công sẽ thực hiện việc giám sát của mình với nhà nước.

Pháp luật cũng là quy tắc hành vi cho các cá nhân, tổ chức trong dịch vụ công. Căn cứ vào các quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào. Các quy định pháp luật được ban hành và công bố công khai, áp dụng chung cho tất cả mọi chủ thể có liên quan nên có tính công bằng. Các chủ thể trong dịch vụ công cũng tự chủ, cân nhắc lựa chọn thực hiện hành vi, hoạt động phù hợp với khả năng của mình trên cơ sở pháp luật.

2.3. Nguyên tắc: Bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức trong dịch vụ công trước pháp luật

Xã hội hóa dịch vụ công vừa nhằm thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào thực hiện dịch vụ công, vừa nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ công và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong hưởng thụ dịch vụ công.

Tuy nhiên việc thực hiện dịch vụ công dễ gây ra các xung đột về lợi ích, Khi thực hiện quản lý nhà nước phải bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức bình đẳng trước pháp luật.

Bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức đầu tư thực hiện dịch vụ công với nhau. Để bảo đảm nguồn vốn cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã

hội thì nhà nước Việt Nam thu hút vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, trong nước và nước ngoài. Mặc dù cùng đầu tư vào thực hiện dịch vụ công nhưng tiềm lực kinh tế, khả năng chuyên môn của cá nhân, tổ chức là khác nhau. Thị trường dịch vụ công tồn tại, phát triển và cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường đó. Nhà nước tạo các điều kiện như nhau cho các cá nhân, tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ công. "Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu ".30

Bảo đảm bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức cung cấp và hưởng thụ dịch vụ công. Đây là mối quan hệ giữa người bán và người mua hay là mối quan hệ cung cầu trong dịch vụ công. Trong quan hệ này người bán mong muốn thu được nhiều lợi nhuận nhất cho những dịch vụ mà mình đã thực hiện nhưng người mua lại mong muốn bỏ ra ít nhất để được thỏa mãn những dịch vụ công tốt nhất. Để hài hòa mối quan hệ này, một mặt Nhà nước đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lãi hợp lý nhưng vẫn phải thực hiện trách nhiệm của mình trước xã hội, mặt khác Nhà nước xác định trách nhiệm với người hưởng thụ dịch vụ phải có đóng góp phù hợp để bảo đảm việc thực hiện dịch vụ công lâu dài và hiệu quả. Khi xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách, Nhà nước không chỉ chú trọng việc làm "vừa lòng" đa số dân chúng mà bỏ qua lợi ích của người đầu tư hoặc ngược lại chỉ chú trọng thu hút đầu tư mà bỏ qua lợi ích của xã hội, lợi ích của dân chúng.

Bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức hưởng thụ dịch vụ công. Do sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội nên giữa những người hưởng thụ dịch vụ công có sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng hưởng thụ dịch vụ. Nhà nước phải bảo đảm các điều kiện và cơ hội bình đẳng cho các chủ thể trong hưởng thụ dịch vụ công. Nhà nước vừa phải bảo đảm những điều kiện chung,

thiết yếu để tất cả mọi cá nhân, tỏ chức có thể hưởng thụ được dịch vụ công, vừa áp dụng những điều kiện riêng cho các nhóm chủ thể đặc thù tham gia hưởng thụ dịch vụ công phù hợp. Không phân biệt đối xử và kỳ thị trong cung ứng dịch vụ công cũng là một bảo đảm cần thiết cho hưởng thụ dịch vụ công bình đẳng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)